Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập ngày càng
sâu rộng với thế giới. Điều này một mặt giúp cho chúng ta có thể tiếp cận và tiếp
thu những thành tựu từ các nước, vận dụng phù hợp và sáng tạo để phát triển
nhanh, song mặt khác nó cũng đặt ra rất nhiều thách thức, nguy cơ mà Việt Nam
phải tỉnh táo vượt qua, kể cả những tác động trong vấn đề dân tộc và tôn giáo đang
diễn ra rất phức tạp ở nhiều nơi trên thế giới.
Những căng thẳng tôn giáo và sắc tộc sẽ trở nên trầm
trọng hơn khi có sự can thiệp chính trị từ bên ngoài của đất nước. Ví dụ: Những
xung đột sắc tộc, tôn giáo tại Li Ban từ những năm 1975, 1990 đã trở thành cuộc
nội chiến kéo dài hơn hai thập kỷ; hay những xung đột sắc tộc, tôn giáo dai dẳng
tại khu vực Trung Đông, với những can thiệp quân sự từ bên ngoài; hoặc xung đột
sắc tộc, tôn giáo tại khu vực Tân Cương, Tây Tạng của Trung Quốc v.v… làm cho
những khu vực này luôn trong tình trạng bất ổn.
Từ thực tế này cho thấy, coi trọng giải quyết mối quan hệ dân tộc, tôn giáo
là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đa dân tộc và đa tôn
giáo như Việt Nam, bởi vì nó là vấn đề rất nhạy cảm và dễ bị lợi dụng, dễ tạo
cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Bên cạnh đó,
âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền…
để chống phá cách mạng Việt Nam đang và sẽ diễn ra, tác động xấu đến mối quan
hệ dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam, được biểu hiện trên những vấn đề sau:
Các thế lực thù địch thường xuyên, triệt để lợi dụng
những điều kiện mới của thế giới, vấn đề dân tộc và các động thái tôn giáo, tín
ngưỡng ở nước ta để liên kết các cộng đồng tôn giáo thành một lực lượng chính
trị với âm mưu tạo ra những “điểm nóng” gây mất ổn định xã hội, kích động chủ nghĩa
dân tộc, khơi dậy tư tưởng chia tách dân tộc, đòi tự trị, ly khai…Đây là một
trong những vấn đề bức xúc, đang nổi lên ở một số địa bàn trọng yếu, nhạy cảm,
có sự đa dạng về thành phần tộc người và tôn giáo ở nước ta, từ Miền Núi Phía Bắc,
Miền Tây Thanh Hoá - Nghệ An, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ.
Hiện nay tại
một số địa bàn trọng yếu, nhạy cảm, khu vực biên giới nước ta, bằng nhiều phương
thức và thủ đoạn khác nhau, núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, quyền của
người bản điạ”, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, những
hạn chế trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta để tập hợp lực lượng,
tuyên truyền xuyên tạc, kích động tư tưởng tự trị, ly khai, chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi, nhằm thực hiện ý đồ phá hoại tính cố kết nội bộ tộc người và khối đại đoàn
kết giữa các dân tộc ở nước ta. Hoạt động tôn giáo ở một số khu vực vùng dân tộc
thiểu số như Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ…đặc biệt ở các tuyến biên giới, Việt
Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Cam Phu Chia còn có biểu hiện chưa tuân thủ pháp
luật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đi ngược lại
với lợi ích quốc gia. Các hoạt động chống phá này thường được biểu hiện dưới
nhiều hình thức khác nhau như: lợi dụng mê tín để mê hoặc quần chúng, lừa đảo,
trục lợi, hành nghề trái phép gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân;
làm mất ổn định về đời sống sinh hoạt và sản xuất của đồng bào. Đặc biệt, chúng
sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạo trái phép. Trong những năm gần
đây các thế lực phản động tăng cường đổi mới thiết bị, cải tiến kỹ thuật, gia tăng
thời lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc, thông qua mạng Intenet, thông qua các
cuộc hội thảo, các diễn đàn…để đẩy mạnh việc truyền đạo trái phép, tuyên truyền
một số đạo lạ ở nhiều địa phương trong cả nước, nhất là trong vùng đồng bào dân
tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Qua đó chúng đẩy mạnh hoạt động phá hoại tư
tưởng, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn
đề dân tộc và tôn giáo; kích động quần chúng đòi tự do tôn giáo, đòi li khai dân
tộc… gây mất trật tự an ninh ở khu vực cả nước. Chúng lợi dụng những sơ hở, sai
sót trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của ta để
can thiệp chính trị. Những năm qua nhiều địa phương thực hiện chủ trương thu hồi,
đền bù đất, giải phóng mặt bằng để phục phụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Đây là quá trình tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên những xai sót trong quá
trình thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở
không ít nơi làm cho nhu cầu sinh hoạt ở nhiều địa phương chưa được đáp ứng đầy
đủ, đời sống vật chất của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở những vùng sâu,
vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có đông tín đồ. Những xai phạm này dẫn đến nhiều
hậu quả nghiêm trọng, một mặt làm suy giảm niềm tin của dân đối với Đảng, đối với
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, mặt khác các thế lực xấu và thù địch đã lợi
dụng triệt để vấn đề này để kích động quần chúng nổi dậy chống phá chính quyền.
Đồng thời chúng tăng cường tuyên truyền, tác động để
thực hiện việc chuyển hoá chế độ chính trị ở nước ta; kích động tâm lý kỳ thị,
hẹp hòi, cực đoan, chia rẽ dân tộc; hình thành các tổ chức phản động của người
dân thiểu số ở nước ngoài để tác động vào trong nước; lợi dụng việc nghiên cứu
văn hoá, du lịch, tăng cường thâm nhập vào vùng đồng bào các dân tộc thiểu số;
tuyên truyền và kích động tư tưởng ly khai, đòi thành lập các vùng dân tộc tự
trị như “Vương quốc Mông tự trị”. “Nhà nước Đề Ga tự trị”, “Nhà nước Kherme Crôm”
Các thế lực thù dịch và chủ nghĩa đế quốc đã thông
qua con đường du lịch, thăm thân, qua các hoạt động từ thiện…để thăm dò, khảo sát
tình hình và phát tán các tài liệu, ấn phẩm có nội dung truyền đạo phản động vào
các vùng dân tộc ở khu vực Miền Núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Tăng cường
hoạt động xâm nhập vũ trang; xâm canh lấn chiếm; xuất nhập cảnh, khai thác vận
chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép, buôn bán trái phép; tiếp tục đẩy mạnh xây
dựng hạ tầng ở vùng biên giới, phát triển kinh tế mậu biên; đưa dân ra định cư ở
các xóm giáp biên; duy trì hoạt động quân sự, tuần tra, kiểm soát biên giới…để
tiếp tục “cường biên” . Thậm trí, chúng thông qua các cơ quan đại diện hợp pháp
ở Việt Nam và qua các tổ chức tôn giáo để theo dõi tình hình tôn giáo ở nước
ta, tìm ra những sai sót sơ hở của ta để can thiệp về chính trị, vu cáo ta “đàn
áp tôn giáo”, “vi phạm nhân quyền”, từ đó chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn
giáo, kích động quần chúng nổi dậy chống phá chính quyền, gây sức ép với cán bộ
và gây áp lực buộc ta phải thừa nhận tư cách pháp nhân của một số tôn giáo mới.
Trong thời
gian tới, các thế lực thù địch sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ các tổ chức
tôn giáo trong nuớc để phát triển đạo trong vùng dân tộc thiểu số, bao gồm cả các
tà đạo và cả số lượng người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt đọng tôn giáo thành
các tổ chức và hoạt động chính trị nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống
phá cách mạng Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét