Khi nghiên cứu tôn giáo, nếu xem xét ở phương diện
cấu trúc xã hội, tôn giáo là một thực thể xã hội, là một cộng đồng có đức tin
vào các thế lực siêu nhiên. Tôn giáo là một hệ thống thu nhỏ của xã hội bởi nó
không chỉ tồn tại như một hình thái ý thức mà còn có các thiết chế như tổ chức
giáo hội cùng những con người có đức tin. Còn nói đến dân tộc là đề cập một cộng đồng chính trị- xã hội có đặc trưng
riêng: ngôn ngữ, lãnh thổ, văn hóa, kinh
tế, nhà nước. Vì vậy giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ tương hỗ rất phức tạp, tác động ảnh hưởng lẫn nhau với những chiều thuận, nghịch khác nhau. Trong từng giai đoạn
của lịch sử, ở những quốc gia khác nhau, quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo được
biểu hiện dưới nhiều hình thức, khía cạnh khác nhau. Suy cho cùng, sự vận động
biến đổi của tôn giáo gắn liền với sự vận động, biến đổi của dân tộc; ngược
lại, mỗi cộng đồng dân tộc thường chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau bởi
các tôn giáo. Mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo có thể khái quát ở các xu
hướng chủ đạo sau:
Một là, Dân tộc, quốc gia là cơ sở, nền tảng cho sự
ra đời và tồn tại của tôn giáo
Theo quan điểm của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin và được xác nhận bởi lịch sử của nhân loại, tôn giáo không
có nguồn gốc siêu nhiên mà tôn giáo có nguồn gốc từ xã hội hiện thực. Tôn giáo
được hình thành từ 3 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên, KT-XH; nguồn gốc nhận thức
và nguồn gốc tâm lý. Về nguồn gốc tự
nhiên, KT-XH. Trong buổi bình minh của lịch sử loài người, con người đã
từng sống một thời gian dài không tín ngưỡng, tôn giáo. Nhưng khi kinh tế hái
lượm, săn bắt cùng với cuộc sống mông muội, hoang dã làm cho con người trong xã
hội nguyên thủy rất gần gũi, gắn bó với tự nhiên. Song thiên nhiên bao quanh họ
chứa đầy những huyền bí và thường xuyên đe dọa cuộc sống của họ, mà họ không
thể nào lý giải và khắc phục được. Và thế là họ đã khoác lên tự nhiên một sức
mạnh thần thánh. Lê nin đã khái quát: “…sự bất lực của con người dã man trong
cuộc sống đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ,
vào những phép màu”
Khi quốc gia dân
tộc, có sự phân chia giai cấp, trong lòng xã hội bị phân hóa. Xã hội có kẻ giàu
người nghèo, có sự áp bức bóc lột, trong xã hội có sự bất công, có sự đau khổ,
sự cùng cực, con người hoài nghi về số phận, muốn tìm đến tôn giáo, cần một
đấng siêu nhiên cứu rỗi, che trở.Về nguồn
gốc nhận thức: từ thời kỳ nguyên thủy mông muội đến các giai đoạn lịch sử,
nhận thức của con người còn hạn chế đối với sự bí ẩn của tự nhiên, xã hội, và
chính bản thân con người, cho dù khoa học kỹ thuật của con người ngày càng hiện
đại, nhưng vẫn còn nhiều điều của tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người
chưa nhận biết được (chưa giải thích được).
Mặt khác nguồn
gốc nhận thức của tôn giáo, còn gắn liền với đặc điểm của quá trình nhận thức
của con người về thế giới khách quan- đó là quá trình phức tạp và đầy mâu
thuẫn…Lê nin nói “ Nhận thức con người không phải là một đường thẳng, mà là một
đường cong đi gần vô hạn đến một loạt những vòng tròn, đến một vòng tròn xoắn
ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển
hóa (chuyển hóa một cách phiến diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ,
đường thẳng này ( nếu chỉ thấy cây mà không thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến
chủ nghĩa thầy tu”. Về nguồn gốc tâm lý
của tôn giáo. Sợ hãi cũng tạo ra thần linh, sợ hãi trước những bí ẩn của
thiên nhiên, sợ hãi trước những lực lượng thống trị xã hội, sợ hãi trước bệnh
tật, tâm lý buồn đau, bất hạnh, khổ ải, cô đơn, và sợ hãi trước cái chết…đều là
những nguồn gốc tâm lý để nảy sinh ra tôn giáo. Mặt khác tôn giáo được sinh ra
cũng là để thỏa mãn khát vọng bất tử của con người, sợ hãi trước cái chết, con
người tưởng tượng và hy vọng chết sẽ là chuyển sự sống sang một thế giới khác,
thế giới của các thánh thần và thiên đường. Tôn giáo cũng là sự thay thế thế
giới hiện thực bằng một thế giới mong ước. Con người đã gắn những ước vọng của
mình cho thượng đế, vậy nên tôn giáo còn là kết quả của một xúc cảm khát khao,
hy vọng.Như vậy từ ba nguồn gốc sinh ra tôn giáo, có thể khẳng định rằng, tôn
giáo do hiện thực xã hội sinh ra, mà hiện thực xã hội có được là do mỗi quốc
gia, dân tộc sinh ra. Chính vì vậy, trong phê phán triết học pháp quyền của Hê
ghen, C.Mác khẳng định “Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo”[1]
Dân
tộc, quốc gia là nơi dung dưỡng, cung cấp những chất liệu làm giàu đời sống tôn
giáo
Không chỉ là cơ
sở cho sự ra đời của tôn giáo, dân tộc, quốc gia, hay nói chung là mảnh đất
hiện thực của xã hội loài người, cũng là nơi dung dưỡng, cung cấp những chất
liệu làm giàu đời sống tôn giáo. Bằng chứng là, ở một quốc gia cổ đại, khi sự
phân biệt đẳng cấp trong xã hội vô cùng khắc nghiệt, Ân Độ đã sản sinh ra Phật
giáo, một tôn giáo phản ánh khát vọng của những người bị áp bức về một thế giới
bình đẳng giữa những con người. Ở khu vực Trung cận Đông, khi những người nô lệ
thất bại trong cuộc khởi nghĩa do Spacrtacus lãnh đạo, khát vọng thực tại về
một sự nhân từ, một sự cứu rỗi, một sự bác ái đã làm hình thành một đạo thế
giới là đạo Kitô…
Hai là, quá trình ra đời, phát triển của tôn giáo
gắn liền với sự biến động của cộng đồng tộc người, dân tộc, quốc gia trong lịch
sử
Tôn
giáo chỉ ra đời khi trình độ nhận thức của con người và xã hội loài người đã
phát triển đến một trình độ nhất định. Nghĩa là khi con người sống cùng nhau
với tư cách là một dân tộc. PhĂng ghen
viết: “Tôn giáo sinh ra trong một thời đại hết sức nguyên thủy…Do đó những khái
niệm tôn giáo ban đầu ấy, thường chung cho mỗi tập đoàn, những dân tộc cùng
dòng máu”1. Sự xuất hiện của nhà nước quốc gia đã kéo theo sự thay
đổi trong đời sống tôn giáo của cộng đồng, đánh dấu bằng sự ra đời của các tôn
giáo dân tộc. Buổi ban đầu của thời kỳ này, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có
chung một tôn giáo và coi nó như là chính thống, chi phối tâm linh, làm nền
tảng tinh thần và góp phần xây dựng bản sắc riêng của cộng đồng. Ph.Ăng ghen chỉ rõ: “Những vị thần
được tạo ra…ở mỗi dân tộc là những vị thần dân tộc; lĩnh vực chi phối của các
vị thần đó không vượt qua biên giới của lãnh thổ dân tộc mà các vị thần ấy phải
bảo vệ, và ngoài biên giới đó thì do các vị thần khác tiến hành một sự thống
trị không ai tranh giành được. Tất cả các vị thần ấy chỉ có thể tiếp tục tồn
tại trong trí tưởng tượng chừng nào dân tộc tạo ra các vị thần ấy còn tồn tại;
khi dân tộc đó tiêu vong thì các vị thần ấy cũng tiêu vong theo”2.
Ví
dụ: Sự ra đời của đạo Hindu, đạo Do Thái và nhiều tôn giáo khác.
Khi
lịch sử có những thay đổi lớn, đôi khi là do các cuộc chiến tranh, các cuộc di
cư tìm miền đất hứa đã làm thay đổi sâu sắc diện mạo nhân loại, lúc này dân tộc
được mở mang. Khi dân tộc mở rộng, thì tôn giáo theo dân tộc, tôn giáo cũng mở
rộng. Nhưng tôn giáo mở rộng không bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia, mà quá
trình mở rộng của tôn giáo bằng nhiều con đường: Từ chiến tranh, từ dân di cư,
từ truyền đạo của các nhà truyền đạo, tôn giáo sẽ mở rộng phạm vi lãnh thổ (xét
theo nghĩa đích thực: tôn giáo không có lãnh thổ cố định). Trong bối cảnh đó,
đã hình thành các tôn giáo có tính khu vực và thế giới.
Ví dụ đạo Ki tô,
đạo Phật. Ngược lại với những biến cố trên cũng đã làm mất đi nhiều quốc gia –
dân tộc, kéo theo là sự lụi tàn tôn giáo của các quốc gia dân tộc đó.
Như vậy, theo
dòng lịch sử, sự ra đời và tiêu vong của các hình thái tôn giáo gắn liền với số
phận của các cộng đồng tộc người, dân tộc, quốc gia. Sự tiêu vong của các thị
tộc, bộ lạc kéo theo sự tiêu vong hay biến dạng của các hình thái tôn giáo
tương ứng và sự ra đời của các tôn giáo dân tộc. Đến lượt mình những tôn giáo
dân tộc lại bị mất đi với sự tiêu vong của một số dân tộc, cùng với quá trình
đó là sự bành trướng tôn giáo của một dân tộc thành tôn giáo khu vực hay thế
giới.
Cho đến ngày nay
xu hướng này vẫn không ngừng diễn ra. Các tôn giáo dân tộc, khu vực và thế giới
vừa chung sống, vừa cạnh tranh, thậm trí tranh chấp, xung đột nhau, trong đó
không ít là phục vụ mục đích chính trị, quân sự của các giai cấp thống trị.
Ba là, sự
tiếp biến tôn giáo diễn ra dưới tác động của những điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội nhất định của dân tộc
Lịch sử phát triển của các tôn giáo cho thấy, hầu hết
các hình thức tôn giáo ra đời và phát triển đều phải biến đổi trên cơ sở kế thừa
và vay mượn các chất liệu có sẵn trong đời sống của cộng đồng dân tộc, bởi vì tôn
giáo có nguồn gốc từ xã hội hiện thực. Với các tôn giáo ngoại nhập cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ. Muốn du nhập và phát triển vào cộng đồng dân tộc
nào đó, bản thân tôn giáo đó cũng phải tự biến đổi, tự thích nghi với đặc điểm,
truyền thống văn hóa của dân tộc. Chính việc bị chi phối bởi văn hóa bản địa để
tồn tại đã làm nảy sinh hiện tượng cùng một tôn giáo nhưng ở mỗi cộng đồng, dân
tộc, quốc gia khác nhau lại có những hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, sự biểu
hiện đa dạng của đạo Phật, đạo Tin Lành trên thế giới là một ví dụ.
Trên cơ tầng văn hoá của mỗi dân tộc, nhiều tôn giáo
khác nhau có thể cùng tồn tại mà ít xuất hiện những xung đột, thậm chí còn tồn
tại trong thế “hoà nhi bất đồng” (chung sống hoà bình - như kiểu tam giáo đồng
nguyên ở Việt Nam”. Ví dụ Đạo Cao Đài
ở Việt Nam. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, Đạo Cao đài xuất hiện ở Nam
Bộ, trở thừnh tôn giáo có tính khu vực, với tên “Cao Đài Đại đạo Tam kỳ phổ độ”
gọi tắt là đạo Cao Đài. Xuất phát từ nguồn gốc ra đời, trong hoàn cảnh nô dịch,
bóc lột của Thực dân Pháp, làm cho đời sống nông dân đến cùng cực, đã xuất hiện
nhiều đạo(đạo Lành, đạo Minh sư, đạo trưởng, đạo dừa, đạo ngồi…các đạo này mục đích
cũng là cứu oan cứu khổ cho chúng sinh, tuy nhiên đều không giải thoát được nỗi
khổ cho chúng sinh, từ đó đã thúc đẩy số đông nông dân ở Nam bộ tìm đén một tôn
giáo mới. Cốt lõi của đạo Cao Đài là tín ngưỡng “cầu hồn, cầu tiên” của Lão giáo
đã tồn tại từ trước ở vùng này, kết hợp với tín ngưỡng “thần linh học” từ phương
Tây tràn sang, hình thành tín ngưỡng “Cầu cơ chắp bút”, gọi là “cơ bút”. Tín
ngưỡng này phát triển trong một bộ phận trung lưu ở Nam bộ từ năm 1920, mạnh nhất
vào những năm 1924-1926. (có khoảng 50 vạn tín đồ). Giáo lý đạo Cao đài là:
“Cao đài đại đạo Tam kỳ Phổ độ”. Cao đài:
Đài cao thờ phụng thượng đế (là biến tướng của quan niệm niết bàn ở Phật giáo,
thiên đường ở Ky tô giáo). Trị vì cao đài là Cao đài tiên ông đại bồ tát
Ma-ha-tát. Đại đạo:Là đạo lớn gồm tất
cả các đạo: nhân đạo (khổng tử), thần đạo (thờ thần), Thánh đạo (giê su), Tiên đạo
(lão tử), Phật đạo (thích ca). Ngày nay con người hiểu biết nhau và do các đạo
xung khắc nên đấng tối cao phải tổng hợp các đạo lại trong một đạo lớn. Tam kỳ:Là khoảng thời gian đấng tối cao đưa
các đạo lớn xuống cứu hộ con người (3 lần). Phổ
độ: Danh giới giữa mê muội với giác ngộ. Trung tâm giáo lý của cao đài là
“tam giáo ngũ chi” Phật giáo (từ bi), Nho giáo (công bằng), lão giáo (bác ái).
Từ “tam giáo” đẻ ra “ngũ chi đạo” (Phật, tiên, thánh, thần, Nhân đạo). Tam giáo
đồng nguyên có trước khi có đạo Cao đài. Về thờ phụng, trong điện thờ cao nhất
là Thượng Đế, tượng trưng bằng con mắt (thiên nhãn), dưới thiên nhãn tam giáo (phật, nho, lão) và ngũ chi đạo:
Quan âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh, Giê su và Khương Thái Công.. Lễ phục của tín
đồ màu trắng; chức sắc theo từng nghành (vàng- Phật), (đỏ- Nho), (xanh- Lão) được
cắt may cầu kỳ theo phẩm phụch các vua quan phong kiến.
Nhưng cũng có thể biến thành các hình thái khác,
tuy xuất phát từ một gốc nhưng lại có nhiều khác biệt kể cả trong tín lý, cách
tu tập. Chẳng hạn đạo Phật vốn là một tôn giáo có tính nhập thế nhưng khi du nhập
vào Việt Nam, do những đặc điểm yêu cầu của dân tộc, tôn giáo này lại có tính
nhập thế cao hơn. Hay nho giáo, nếu xem nó là một tôn giáo, cũng thấy có những
khác biệt khi nhập thế vào Việt Nam. Nhìn chung nho giáo ở Việt Nam ít khắt khe
hơn Nho giáo ở Trung Quốc, nhất là trong cách nhìn nhận về vai trò của người phụ
nữ.
Ngày nay bên cạnh xu hướng toàn cầu hoá về mọi mặt
của đời sống xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, xu hướng đề cao lòng tự tôn dân tộc đang
tác động đến đời sống tôn giáo thế giới. Toàn cầu hoá đã phá vỡ tính độc tôn của
một tôn giáo trong từng quốc gia, kể cả quốc gia đã từng bị thống trị bởi một tôn
giáo độc thần, do vậy, nó cũng đem đến cho nhiều tôn giáo giấc mơ bao trùm thế
giới. Xu thế đó làm xuất hiện xu thế dân tộc hoá tôn giáo- trở về với tôn giáo
truyền thống. Trong xu thế này, các tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc
được xem là chỗ dựa, là vũ khí để bảo vệ bản sắc dân tộc trước sự uy hiếp của các
tôn giáo thế giới đang được các thế lực chính trị sử dụng như một vũ khí để đồng
hoá văn hoá. Đứng ở vị trí này, các tôn giáo truyền thống hay tôn giáo dân tộc
vẫn tiếp tục giữ vai trò làm “màng bọc” để dân tộc hoá các tôn giáo ngoại nhập.
Bốn là, suy
cho cùng, tôn giáo chịu sự chi phối, quyết định của những điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc song tôn giáo tác động trở lại dân tộc,
có thể đồng hành cùng dân tộc hoặc cản trở sự phát triển của dân tộc
Xu hướng tôn giáo đồng hành cùng dân tộc khi một tôn
giáo nào đó có đường hướng hành đạo tiến bộ, có cách thức tu tập phù hợp truyền
thống văn hoá của dân tộc, có đội ngũ tu trì chân chính…
Ví dụ: Trường hợp phật giáo ở Việt Nam thời Lý - Trần
hay đạo do thái người Ixraen
Theo xu hướng đó, tôn giáo có thể làm giàu các chuẩn
mực đạo đức, làm phong phú các giá trị văn hoá, góp phần hình thành nên một lối
sống cao đẹp của dân tộc, thậm chí còn là những dự cảm, có thể nâng cao trình độ
tư duy của một dân tộc nào đó.
Tôn giáo xung đột, cản trở sự phát triển của dân
tộc, khi tôn giáo có đường hướng hành đạo không tiến bộ, hoặc các tôn giáo
trong một quốc gia dân tộc mâu thuẫn với nhau.
Các tôn giáo có thể xung đột với dân tộc, cản trở sự
phát triển của dân tộc. Vì sao? Vì ba lý do:
Thứ nhất, suy cho cùng, thế giới quan tôn
giáo không khuyến khích tư duy sáng tạo, tư duy khoa học; hơn thế nữa tôn giáo
có vai trò cố kết cộng đồng cùng đức tin.
Thứ hai, phần lớn trên thế giới, các quốc gia, dân tộc là
những quốc gia, dân tộc đa tôn giáo, do tính cục bộ vốn có, nếu như quốc gia
dân tộc, không quản lý tốt các tôn giáo, có thể diễn ra xung đột, thậm trí chiến
tranh giữa các tôn giáo, gây hậu quả tiêu cực cho con người, xã hội.
Thứ ba, trong một số trường hợp tôn giáo có thể bị các thế
lực chính trị phản động lợi dụng để chống lại dân tộc.
Như vậy, Trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân
tộc và tôn giáo là vấn đề hết sức phức tạp. Việc giải quyết mối quan hệ này như
thế nào có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia, nhất là các quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Những xu hướng trên,
được Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn vận dụng sâu sắc trong quá trình thực hiện
chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo. Với sự vận dụng sâu sắc đó, cho nên
trong thời gian qua quan hệ dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam được thực hiện rất
tốt; các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó; các tôn giáo luôn
sống “tốt đời, đẹp đạo”, vừa thực hiện tốt bổn phận tu hành, vừa thực hiện tốt
mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét