Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

 

Sắt son lời thề giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

Thứ sáu, 27/05/2022 16:48
(ĐCSVN) - Chuyến hải trình đi thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 của Đoàn công tác số 8 đã để lại trong trái tim của từng thành viên lời thề sắt son, niềm tin yêu mãnh liệt, thôi thúc mỗi người cần phải hành động thiết thực hơn để tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng...
Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân (bên trái), Trưởng đoàn công tác số 8, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn

Vượt qua hải trình hơn 1.000 hải lý trên biển từ ngày 17 đến 25/5, Đoàn công tác số 8 của Quân chủng Hải quân do Chuẩn đô đốc Phạm Như Xuân, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân làm Trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Cùng tham gia hành trình có các đồng chí: Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng 238 đại biểu thuộc các đơn vị của Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Quản lý bay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng 41 bà con kiều bào ở 17 quốc gia và các văn nghệ sĩ, phóng viên các báo đài, ca sĩ, diễn viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.

Đoàn công tác số 8 đã tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ  hy sinh bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Trong chuyến hành hành, Đoàn đến thăm, động viên, tặng quà quân và dân trên các đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Lớn A, Sinh Tồn, Núi Le B, Tốc Tan B, Đá Tây C, Trường Sa. Đặc biệt, Đoàn công tác đã tổ chức lễ chào cờ, duyệt đội ngũ tại đảo Sinh Tồn và đảo Trường Sa; tổ chức lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, thềm lục địa phía Nam; dâng hương đài liệt sỹ, nhà tưởng niệm Bác Hồ và các chùa ở trên đảo.

Đoàn đã tổ chức giao lưu, biểu diễn 11 buổi văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các điểm đảo, nhà giàn và nội bộ đoàn. Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp tổ chức buổi giao lưu văn nghệ "Tình Bác ấm biển đông" với nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, tình yêu quê hương đất nước. Chương trình đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho thành viên Đoàn công tác nhân dịp đặc biệt của hành trình.

Đồng chí Lại Xuân Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (ở giữa) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Tây C

Trong hành trình, Đoàn đã trực tiếp thăm, động viên, tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo. Đoàn đã nghe lãnh đạo, chỉ huy các đảo, nhà giàn báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Mặc dù điều kiện ở các đảo, nhà giàn còn nhiều khó khăn nhưng cán bộ, chiến sỹ vẫn luôn đoàn kết vượt qua, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao; cấp ủy, chỉ huy đơn vị luôn giáo dục, rèn luyện cho cán bộ, chiến sỹ nhận thức sâu sắc tình hình nhiệm vụ, xây dựng niềm tin, niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Các đơn vị luôn duy trì nghiêm chế độ trực, quan sát, phát hiện kịp thời các hoạt động trên không, trên biển, xử lý đúng đối sách, không để sót, lọt mục tiêu; luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao và không bị bất ngờ trước mọi tình huống.

Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (thứ 3 phải sang) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo Trường Sa

Phát biểu tổng kết hành trình, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Phạm Như Xuân khẳng định, với tinh thần "tất cả vì Trường Sa thân yêu", Đoàn công tác số 8 đã mang đến cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên các đảo hơi ấm từ đất mẹ, cổ vũ, động viên quân và dân yên tâm phấn khởi, vượt qua mọi khó khăn thử thách, trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

Chuẩn Đô đốc Phạm Như Xuân và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm trò chuyện, thăm hỏi người dân trên đảo Trường Sa

Trải qua 9 ngày, với hải trình hơn nghìn hải lý, Đoàn công tác số 8 đã hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra, với nhiều hoạt động ý nghĩa. Chuyến đi là trải nghiệm thực tế quý báu, để lại trong lòng các thành viên Đoàn công tác những cảm xúc và ấn tượng sâu sắc. Những chuyến đi công tác như thế này đã kết nối trái tim, tiếp thêm tình cảm, niềm tin và ý chí của người lính hải quân đang ngày, đêm vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đại sứ Ngô Hướng Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (đeo kính ở giữa) cùng đoàn kiều bào tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ và các hộ dân trên đảo Sinh Tồn 

Chuyến hải trình đi thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 của Đoàn công tác số 8 đã để lại trong trái tim của từng thành viên trong Đoàn lời thề sắt son, niềm tin yêu với những nhịp đập mạnh mẽ, thôi thúc cần phải làm gì thiết thực hơn, dù trên cương vị nào cũng sẽ tích cực phấn đấu để góp phần tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc./.

Phạm Cường

Các nghị quyết của Đảng trên lĩnh vược văn hóa văn nghệ

 

Triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ

Thứ ba, 31/05/2022 06:01
0:00/0:00
(ĐCSVN) – Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị tăng cường phối hợp hơn nữa giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ VHTTDL cũng như các cơ quan chức năng để triển khai thực hiện hiệu quả các Nghị quyết của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ.

 

Hội nghị làm việc với Đoàn kiểm tra, khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2022  (Ảnh: Trần Huấn)

Ngày 30/5, tại Hà Nội, Ban Cán sự Đảng bộ Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội nghị làm việc với Đoàn kiểm tra, khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ năm 2022. Dự buổi làm việc có các đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Tạ Quang Đông, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL.

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, Bộ VHTTDL đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của ngành và của toàn xã hội. Bộ VHTTDL luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Cán sự Đảng đã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, văn bản của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; tham mưu, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đề án, kế hoạch, chương trình. Chỉ đạo các cơ quan giúp việc thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các tổ chức cơ sở Đảng và trong toàn Đảng bộ.

Tại Hội nghị, đại diện các cơ quan đơn vị thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương như Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Vụ Báo chí – Xuất bản, Vụ Tổng hợp, Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Hội đồng lý luận phê bình VHNT Trung ương... ghi nhận việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, hướng dẫn của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ của Bộ VHTTDL đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tư tưởng, đạo đức và lối sống đã có những chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong cả nước ngày càng tiến bộ về chất lượng nghệ thuật, năng lực tổ chức, góp phần cho sự phát triển văn hóa – kinh tế - xã hội.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạt được kết quả quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ. Nhiều di tích trở thành sản phẩm văn hóa – du lịch hấp dẫn, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo việc làm cho cộng đồng dân cư nơi có di sản. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được tổ chức và thực hiện hiệu quả. Công tác phát triển văn hóa đọc đã có đóng góp tích cực trong việc hình thành môi trường, nâng cao kỹ năng học tập của người dân trong thời đại công nghệ số.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, gắn kết với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò phong trào thi đua yêu nước rộng lớn, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy. Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đình và sự phối hợp liên ngành trong công tác gia đình giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội đã có bước chuyển biến tích cực...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề đang được xã hội quan tâm: Hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội; hệ giá trị của con người Việt Nam có nhiều biến đổi, trong đó có những hiện tượng theo chiều hướng tiêu cực; nhận thức xã hội về di sản văn hóa chưa thật sự đồng đều sâu sắc và toàn diện; nguồn lực đầu tư cho tu bổ, giữ gìn di sản văn hóa còn thấp; các đơn vị nghệ thuật, đặc biệt đối với nghệ thuật truyền thống, điện ảnh nhà nước gặp nhiều khó khăn từ cơ sở vật chất cho tới việc tổ chức, trong đó có việc sáp nhập các đơn vị nghệ thuật vào trung tâm văn hóa nghệ thuật ở nhiều địa hương đã nảy sinh nhiều bất cập, dẫn tới nhiều loại hình nghệ thuật đang phải đối diện với bài toán tồn tại hay không tồn tại, hoặc mất đi tính chuyên nghiệp.

 Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Trần Huấn)

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp và tiếp tục tập trung vào những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn của ngành. Chủ động, nghiêm túc, chú trọng công tác thể chế về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch để các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về văn hoá đi vào cuộc sống, trong đó tập trung triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030. Củng cố, đổi mới hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương và địa phương nhằm nâng cao khả năng tập hợp, phát huy, giải phóng mạnh mẽ năng lực, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật. Xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ về vật chất, bảo trợ và đặt hàng các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Đề xuất cơ chế chính sách đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đề xuất cơ chế đặc thù đối với các lĩnh vực hoạt động của ngành.

Kết luận Hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm đánh giá cao những ý kiến trao đổi đầy tâm huyết và trách nhiệm của các đại biểu, là cơ sở để Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ VHTTDL phối hợp tốt hơn trong việc thực thi pháp luật, triển khai kế hoạch phát triển văn hóa xã hội, giải quyết các vấn đề nổi cộm, được nhân dân quan tâm. Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Bộ VHTTDL tiếp tục chỉ đạo, định hướng quán triệt thực hiện Kết luận số 76-KL/TW, Nghị quyết số 23-NQ/TW, Chỉ thị số 06 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và Kế hoạch số 2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, đặc biệt là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng...

Đồng thời, đồng chí Trần Thanh Lâm đề nghị tăng cường phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ VHTTDL trong việc xây dựng và hoàn thiện Bộ tài liệu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; Tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước; Củng cố đổi mới hoạt động của các Hội VHNT ở trung ương và các địa phương nhằm nâng cao khả năng tập hợp, phát huy, giải phóng mạnh mẽ năng lực, tiềm năng sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật... "Bộ VHTTDL cần bám sát các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh; tiếp tục triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo, nhất là việc cụ thể hoá những tấm gương qua các tác phẩm VHNT", Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh./.

PV (T.H)

Nâng cao nhận thức chính chị

 

Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ

Thứ năm, 26/05/2022 23:30
(ĐCSVN) – Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ các cấp là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết đặt ra trong tình hình hiện nay, qua đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Toàn cảnh hội nghị. (Ảnh: Báo Đồng Nai) 

Ngày 26-5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh Đồng Nai năm 2022 theo hình thức trực tuyến.

Các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Hồ Thanh Sơn, Phó bí thư thường trực chủ trì hội nghị tại điểm cầu chính.

Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới cho cán bộ các cấp là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết đặt ra trong tình hình hiện nay, qua đó nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỹ năng, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Phát biểu tại hội nghị, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho rằng, để hội nghị bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt của tỉnh năm 2022 đạt kết quả như kế hoạch đề ra, cán bộ tham gia học tập nghiêm túc để bổ sung những kiến thức mới cho bản thân, từ đó vận dụng kiến thức tiếp thu được để cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, giải pháp khả thi cho lĩnh vực công tác của ngành, địa phương mình, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh.

Hội nghị được nghe TS. Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao đổi chuyên đề Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới và những gợi ý đối với Đồng Nai.

Tại hội nghị, cán bộ chủ chốt toàn tỉnh còn được nghe PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó giám đốc Học viện Chính trị khu vực II thông tin chuyên đề Xây dựng kinh tế tuần hoàn và những gợi ý đối với Đồng Nai./.

 


Thực hiện nghị quyết số 15

 


âng cao quyết tâm chính trị thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW

Thứ sáu, 27/05/2022 08:41
0:00/0:00
(ĐCSVN) - Thành ủy Hà Nội xác định triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW; qua đó nâng cao nhận thức, quyết tâm chính trị trong toàn Đảng bộ thành phố về vai trò, vị trí và các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội.

Nghị quyết số 15-NQ/TW (ngày 5/5/2022) của Bộ Chính trị sẽ tạo bước đột phá cho Thủ đô Hà Nội tiếp tục phát triển. 

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 26/5/2022 về triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo nội dung Kế hoạch số 79-KH/TU, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội xác định triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW, từ đó nâng cao nhận thức, phát huy ý thức trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ thành phố về vai trò, vị trí và các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị đối với Thủ đô Hà Nội.

Ban Thường vụ Thành ủy nêu rõ 7 nội dung công việc gắn với thời gian và đơn vị thực hiện cụ thể. Theo đó, trong tháng 6/2022, Ban Tuyên giáo Thành ủy có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Văn phòng Thành ủy tổ chức quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW. Ban Cán sự đảng UBND thành phố được giao xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Ban Cán sự đảng Chính phủ triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW xong trước ngày 10/6/2022.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố đồng thời chủ trì xây dựng Chương trình hành động của Thành ủy triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại được đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Ban Tổ chức Thành ủy chủ trì xây dựng Chương trình hành động của Thành ủy triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đề ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW. Các báo cáo phải gửi về để Văn phòng Thành ủy chủ trì tổng hợp xây dựng dự thảo Chương trình hành động của Thành ủy triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW xong trước ngày 10/6/2022.

Cũng theo kế hoạch, Ban Cán sự đảng UBND thành phố phải hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh, phê duyệt tổng thể “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” và hoàn thiện hồ sơ “Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” trình Thành ủy cho chủ trương trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Hai nhiệm vụ này phải hoàn thành trong quý III/2022. Đồng thời phải nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Thành ủy cho chủ trương trước khi trình cấp có thẩm quyền; hoàn thành trong quý IV/2022.

Ngoài ra, Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường đoàn kết, đồng thuận, phát huy dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, biểu dương, động viên các điển hình tiên tiến, tạo ra sức lan tỏa nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Để bảo đảm việc tổ chức thực hiện, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đặc biệt lưu ý các cấp, các ngành thành phố quán triệt thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và phương thức lãnh đạo của Đảng; tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy; có quyết tâm chính trị cao; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết số 15-NQ/TW đề ra.

Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước cùng phát triển.

Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

Nghị quyết đưa ra mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD..