Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

 Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Giám khảo nhận xét sau phần thi của mỗi thí sinh - điểm mới của Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2018

YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Công tác giáo dục, bồi dưỡng LLCT là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm công tác giáo dục LLCT nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ lý tưởng cách mạng, thống nhất ý chí và hành động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mỗi thời kỳ.

Tại Đại hội XIII, khi đánh giá về công tác giáo dục LLCT ở Việt Nam, Đảng ta nhận định: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên” [1]. Đây là một nhận định khách quan, đáng giá xác đáng những kết quả đã đạt được trong công tác giáo duc, bồi dưỡng LLCT ở nước ta trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đại hội XIII cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, chính trị nói chung và giáo dục LLCT nói riêng. Đó là “việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một bộ phận đảng viên chưa nắm được chủ trương, đường lối của Đảng. Việc học tập LLCT tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”[2]. Những hạn chế trong công tác giáo dục, bồi dưỡng LLCT tất yếu dẫn đến hệ quả một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thậm chí mơ hồ, dao động, mất niềm tin vào con đường, mục tiêu phát triển đất nước đúng như Đại hội XIII đã nhận định: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”[3].

Trong thời gian tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác và phát triển tuy vẫn là xu thế lớn, song cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Những khuynh hướng tư tưởng tư sản, cực đoạn tiếp tục thâm nhập vào Việt Nam qua nhiều kênh, dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp và sẽ tác động mạnh mẽ vào tư tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, làm phai nhạt lý tưởng cách mạng, cổ súy tư tưởng tư sản, tạo sự hoài nghi, dao động về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới với nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, “thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[4]. Tuy nhiênbốn nguy cơ mà Đảng ta đã nêu ra từ Đại hội VII (năm 1994) vẫn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn, trong đó các biểu hiện của không đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa là rất đáng lo ngại. Đó là: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”[5]. Tất cả những điều này đang tác động không nhỏ đến công tác giáo dục LLCT ở nước ta hiện nay, đặt ra yêu cầu cần đổi mới công tác giáo dục LLCT cho cán bộ, đảng viên một cách cấp thiết hơn lúc nào hết.

Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể trung ương lần thứ VII khu vực phía Bắc. Ảnh: hcma.vn

Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trường cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể trung ương lần thứ VII khu vực phía Bắc. Ảnh: hcma.vn

Từ nay đến giữ thế kỷ XXI, toàn Đảng và toàn dân đang hướng đến những mục tiêu hết sức to lớn. Đó là: xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đến năm 2025 phải trở thành quốc gia đang phát triển có nền công nghiệp theo hướng hiện đại và vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 phải trở thành quốc gia đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại và đạt mức thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để có thể thực hiện thành công các mục tiêu đó, cần phải chú trọng việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Điều đó đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, trong đó có đổi mới phương pháp giảng dạy.

ĐỔI MỚI THEO HƯỚNG KHOA HỌC, SÁNG TẠO, HIỆN ĐẠI, GẮN LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN

Tại Đại hội XIII, Đảng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục LLCT theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn”. Để cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo của Đảng, cần chú trọng đến những giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị.

Đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT là yêu cầu có tính bắt buộc để từng bước khắc phục những hạn chế trong giảng dạy LLCT ở nước ta thời gian qua. Do đó, để đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT có hiệu quả, trước hết cần nâng cao nhận thức cho các chủ thể về tầm quan trọng của vấn đề này. Các cơ sở đào tạo LLCT cần đặt vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giảng viên, coi đây là tiêu chí để đánh giá năng lực, hiệu quả giảng dạy của mỗi giảng viên. Từ đó, các cơ sở đào tạo có kế hoạch để tập huấn, bồi dưỡng cho giảng viên các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Thứ hai, đổi mới các cách thức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho phù hợp với thực tiễn.

Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng nên để đổi mới phương pháp giáo dục LLCT có hiệu quả cần phải đổi mới hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Đó là kết hợp các cách thức đào tạo, bồi dưỡng trực tiếp, lấy giảng viên là trung tâm sang hình thức đào tạo kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, lấy học viên làm trung tâm. Đồng thời kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy mới, tiên tiến, có sự tích hợp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại để tăng tính trực quan, hấp dẫn cho các bài giảng LLCT. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần cân đối phù hợp thời gian giảng dạy trực tiếp trên lớp với trao đổi, thảo luận, các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu thực tế để học viên có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, kiểm nghiệm, kiểm chứng những kiến thức LLCT vào hoạt động thực tiễn. Ngoài ra, thông qua việc trao đổi, thảo luận, học viên có điều kiện bổ sung kiến thức cho nhau, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo trong học tập LLCT. Đặc biệt, đối với cán bộ lãnh đạo quản lý, đây chính là điều kiện để họ trao đổi kinh nghiệm qua công tác thực tế ở địa phương.

Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa tài liệu học tập lý luận chính trị và đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị.

Trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, số hóa tài liệu học tập LLCT là một trong những cách thức hữu hiệu để đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT. Số hóa giáo trình là việc chuyển đổi những trang sách truyền thống in trên giấy thành các file dữ liệu kĩ thuật số dễ dàng lưu giữ và chia sẻ mọi lúc mọi nơi trên môi trường kết nối internet. Giảng viên và học viên dễ dàng truy cập vào nguồn dữ liệu, vừa tiết kiệm chi phí in ấn, vừa đảm bảo tốc độ truy cập giúp cho người học chủ động trong tìm kiếm tri thức.

Giảng viên cần ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống bài giảng điện tử được lưu giữ dưới dạng video trong đó bao gồm các thành tố: hình ảnh, audio, text và các liên kết. Bài giảng điện tử là yếu tố thay thế những giờ giảng trực tiếp trong đào tạo truyền thống. Với hình thức này giảng viên kết hợp với trình chiếu powerpoint để bài giảng thêm phong phú; đồng thời các video tham khảo cũng có thể được sử dụng đan xen trong quá trình giảng dạy.

Thứ tư, củng cố, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên lý luận chính trị.

Tại Đại hội XIII, một trong những giải pháp quan trọng để đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT là củng cố, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên, báo cáo viên: “Tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị, báo cáo viên”[6]. Đây là một giải pháp rất cần thiết vì đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng LLCTĐể đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT, bản thân mỗi giảng viên, báo cáo viên phải không ngừng tự đổi mới, nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, năng lực nghề nghiệp của mình để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Như vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy LLCT là yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nói chung và đào tạo, bồi dưỡng LLCT nói riêng. Điều này góp phần tăng tính hấp dẫn, lôi cuốn cho các bài giảng LLCT, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT. Đây cũng là cách thức quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay, hạn chế tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện tiêu cực khác của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

                                                                            Nguồn: TS. Nguyễn Văn Lượng

                                                                            ThS. Hà Thị Bích Thủy
                                                                        Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

CÁI GIÁ CỦA VIỆC ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH

 “Ảo tưởng sức mạnh” trên không gian mạng, nhiều đối tượng đã lợi

dụng quyền dân chủ và tự do ngôn luận có các hoạt động tuyên truyền, phá hoại

tư tưởng; phát ngôn xâm phạm đến quyền lợi của các cá nhân, tổ chức… Thực

chất, hoạt động của các đối tượng chỉ với mục đích “đánh bóng tên tuổi” và

kiếm tiền.

Phan Sơn Tùng (SN 1984, ở tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà

Nội) là một trong những trường hợp như vậy. Trước khi trở thành bị can trong

vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, đối tượng từng theo học tại một trường đại

học danh tiếng của Hà Nội và là giám đốc của 2 công ty có tiếng trong lĩnh vực

thiết kế xây dựng và hóa dược, dược liệu có trụ sở tại Vĩnh Phúc.

Bỏ qua tất cả, Tùng “bắt chước” số đối tượng phản động, chống đối

trong và ngoài nước “tập tành” chém gió trên không gian mạng. Và càng nói

càng cực đoan công khai, trực diện thì Tùng càng nổi, qua những video hàng

triệu view. Những video của Tùng có ảnh hưởng xấu đến người dân.

Năm 2019, Phan Sơn Tùng tạo lập, quản trị hệ thống 3 kênh Youtube

(“Vì Việt Nam thịnh vượng”, “Phan Sơn Tùng”, “Diễn đàn cánh hữu Việt

Nam”) và 2 trang Facebook (“David Pham”, “Vì Việt Nam thịnh vượng”) với

hơn 500.000 lượt người đăng ký theo dõi; phát tán 3.652 video clip, thu hút hơn

250 triệu lượt xem trên không gian mạng.

Trên các kênh này, Tùng “lượm lặt” thông tin trên không gian mạng; tích

cực khai thác thông tin từ các trang phản động nước ngoài, số đối tượng phản

động, chống đối rồi biên tập, cắt ghép hình ảnh và phát trực tiếp lên không gian

mạng nhiều nội dung bình luận xuyên tạc, nhận định thiếu căn cứ về tình hình

chính trị, kinh tế, xã hội đất nước. Phán xét, phê phán sự lãnh đạo của Đảng đối

với Nhà nước và xã hội, điều hành của Chính phủ, công kích, bôi nhọ các đồng

chí lãnh đạo cấp cao, mỗi ngày khoảng 3 video clip.

Xuyên tạc, bịa đặt vô căn cứ, tung tin sai sự thật, xâm phạm quyền và lợi

ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây dư luận xấu trên không gian mạng.

Những hành xử này của Phan Sơn Tùng các cơ quan chức năng đã nhắc nhở,

cảnh báo, răn đe nhiều lần; báo chí, công luận lên tiếng phê phán nhưng đối

tượng vẫn lặp đi lặp lại, không chịu chấm dứt hoạt động.

Phan Sơn Tùng công khai thách thức dư luận như một cách gây dựng tên

tuổi, chứng minh bản thân, thậm chí ảo tưởng rằng mình là "người hùng mạng",

tha hồ thóa mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm... của người khác, cho mình cái

quyền được phán xét lịch sử, chỉ trích sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà

nước.

Sự ngông cuồng và ảo tưởng của Phan Sơn Tùng còn thể hiện rõ nét khi

vào ngày 5/8/2022, Phan Sơn Tùng liên tục phát tán các video clip, công khai ý


đồ thành lập tổ chức chính trị đối lập với tên gọi “Đảng Việt Nam thịnh vượng”

nhằm cạnh tranh quyền lực chính trị, yêu sách đòi thay thế vai trò lãnh đạo Nhà

nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với các hoạt động này, đối tượng cũng đã kiếm được một khoản tiền

không nhỏ. Từ năm 2019 đến thời điểm bị bắt, Phan Sơn Tùng đã thu lời trên 3

tỷ đồng từ hoạt động quảng cáo trực tuyến của Google, gắn trên kênh Youtube

của Tùng. Vào lúc cao điểm có thể lên tới 12.000 USD/tháng. Lợi nhuận thu

được khiến đối tượng càng điên cuồng có những phát ngôn chính thống.

Ngày 6/9/2022, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng

công nghệ cao, Bộ Công an phối hợp Công an TP Hà Nội thi hành quyết định

khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Phan Sơn Tùng về

tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật

Hình sự. Quá trình bắt, khám xét, cơ quan Công an đã tạm giữ nhiều thiết bị

điện tử, tài khoản trực tuyến và một số tài liệu khác được đối tượng sử dụng để

tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Cộng đồng mạng có lẽ nhiều người biết đến kênh Youtube “Nói bằng

thực TV”. Từ năm 2020 đến thời điểm bị bắt, kênh này phát tán hơn 700 video

clip, thu hút 12 triệu lượt xem. Trên kênh này, đối tượng đưa rất nhiều thông tin

xuyên tạc, bịa đặt về về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; đả kích thể chế, chế

độ XHCN tại Việt Nam, công kích, xúc phạm danh dự, uy tín của các đồng chí

lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây dư luận xấu trên không gian mạng.

Đối tượng quản trị, điều hành kênh này là Nguyễn Thái Hưng (SN 1970;

HKTT: Kiến An, Hải Phòng; cư trú bất hợp pháp tại Phú Xuân, Tân Phú, Đồng

Nai), từng có tiền án 3 tháng án treo về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người

khác phạm tội mà có. Tiếp đó, từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2013, đối tượng đã

bị đưa đi tập trung cai nghiện bắt buộc tại Đại Thắng, Tiên Lãng, Hải Phòng.

Sau đó, y bị bắt với hành vi “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích

của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ

luật Hình sự năm 2015.

Trong thời gian qua, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nhiều

đối tượng đã bị xử lý. Trước đó, là các trường hợp như Trương Châu Hữu Danh,

Nguyễn Thị Bích Thuỷ (Bích Thuỷ TV), Đặng Như Quỳnh hay là Nguyễn

Phương Hằng… Việc vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng đã có các

dụng răn đe. Vậy nhưng, một số đối tượng vì lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo

trực tuyến, hay từ tâm lý “ảo tưởng sức mạnh” vẫn tiếp tục đưa ra các thông tin

xuyên tạc, sai sự thật, các thông tin ngụy tạo.

 Cụ thể hóa các hệ giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương

Quang cảnh phiên thảo luận thứ hai của Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tiếp tục chương trình Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” (Hội thảo), chiều 29/11 đã diễn ra phiên thảo luận thứ hai với chủ đề “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hội thảo.

Điều hành phiên thảo luận thứ hai tại đầu cầu Hà Nội có các đồng chí: GS. TS. Đinh Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Chủ tịch Đoàn Chủ tọa phiên thứ hai; GS. TS. Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS. Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; PGS. TS. Nguyễn Đức Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

GS. TS. Đinh Xuân Dũng phát biểu Đề dẫn tại phiên thảo luận buổi chiều. (Ảnh: Thế Hoàng)

Tham luận và phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận buổi chiều, các nhà khoa học, chuyên gia văn hóa, nhà quản lý đã tập trung phân tích, làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới; xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận và nội dung của các hệ giá trị; phân tích mối quan hệ biện chứng và những nội dung, đặc điểm cũng như những ảnh hưởng trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế đến việc xây dựng các hệ giá trị. Đồng thời luận giải và đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, khai thác và phát triển các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

SỰ ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA CŨNG CHÍNH LÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA HỆ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm, Viện Nghiên cứu Văn hoá khẳng định, giá trị văn hoá là vấn đề không mới nhưng chưa bao giờ cũ mà luôn được đề cập tới trong các văn bản nghị quyết, trong các diễn đàn thảo luận về các vấn đề văn hoá xã hội, trong các công trình nghiên cứu văn hoá và trên truyền thông.

Giá trị, hệ giá trị văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà Đảng ta đã đề ra.

PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm phát biểu tham luận. (Ảnh: Thế Hoàng) 

Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm, hệ giá trị văn hoá qua từng chặng đường lịch sử cũng có thể khác nhau. Ví dụ giá trị yêu nước ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể lại được định hình ở những khuôn mẫu, chuẩn mực khác nhau, yêu nước thời chiến tranh là ra trận, là “đấu tranh giành độc lập dân tộc”, yêu nước thời bình là ra sức xây dựng đất nước, làm giàu cho đất nước hay giá trị cần cù, đề cao kinh nghiệm trong xã hội tiểu nông đã thay đổi, xã hội đương đại đề cao giá trị sáng tạo; giá trị/triết lý về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên một thời là chinh phục tự nhiên, chiến thắng tự nhiên nhưng hiện nay giá trị/triết lý trong mối quan hệ này là hài hòa với tự nhiên, nương theo tự nhiên, thuận thiên,…

Hệ giá trị văn hóa luôn mang tính riêng của từng cộng đồng, tộc người, nhóm người và phụ thuộc vào từng bối cảnh cụ thể và những sự lựa chọn của chủ thể văn hóa. Vì vậy, sự đa dạng của văn hoá cũng chính là sự đa dạng của hệ giá trị văn hóa.

“Hệ giá trị văn hóa là một phương diện quan trọng của một nền văn hóa và thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa. Hệ giá trị văn hóa đã và đang được thực hành đa dạng, sống động trong đời sống xã hội, việc gọi tên, đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa là vô cùng quan trọng, giúp cho chúng ta có những nhìn nhận bao quát hơn, đầy đủ hơn và phát huy được hiệu quả hơn chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh của hệ giá trị văn hóa”, PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Châm khái quát.

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn phát biểu tham luận. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo PGS. TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhìn chung, hệ giá trị văn hóa Việt Nam được thể hiện ở: 1) Giá trị dân tộc, phản ánh qua cả nội dung và hình thức của nền văn hóa, thể hiện sự phong phú, độc đáo, sức sống của văn hóa dân tộc. Giá trị dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa, thể hiện truyền thống văn hiến của dân tộc, được nuôi dưỡng từ mạch nguồn dân tộc. Đó cũng là nền văn hóa độc lập, tự chủ, không bị nô dịch, bị lấn át trước văn hóa ngoại lai, nhưng đồng thời có khả năng tiếp thu, “dân tộc hóa”, “Việt Nam hóa” những ảnh hưởng tốt đẹp của văn hóa bên ngoài, làm giàu và nâng tầm văn hóa dân tộc ngang tầm thế giới và thời đại; 2) Giá trị dân chủ - một giá trị tiến bộ của thời đại, đề cao các quyền tự do cá nhân, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tạo văn hóa, mọi công dân đều bình đẳng và được tôn trọng. Người dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của văn hóa, vừa là người sáng tạo vừa là người hưởng thụ các giá trị văn hóa; 3) Giá trị nhân văn đề cao tình nghĩa, nhân ái, yêu thương con người, tôn trọng nhân phẩm, đặc trưng cho văn hóa Việt Nam vốn trọng tình cảm, thương yêu con người, đề cao tình nghĩa; Trong khi đó, giá trị khoa học là hướng các hoạt động xây dựng con người có thế giới quan khoa học, nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và xã hội học tập.

HỆ GIÁ TRỊ QUỐC GIA LÀ SỰ “TÍCH HỢP” CÁC GIÁ TRỊ CON NGƯỜI, GIA ĐÌNH, VĂN HÓA, XÃ HỘI

Theo GS. TS. Trần Văn Phòng, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giá trị quốc gia vừa mang những nét riêng có của dân tộc, vừa mang những nét chung phổ biến của nhân loại. Nét chung phổ biến của nhân loại là những giá trị Chân, Thiện, Mỹ, tích cực, tiến bộ thể hiện những nhận thức của nhân loại cũng như khát vọng hướng tới của nhân loại. Từ đây có thể hiểu khi nói tới giá trị quốc gia là nói tới giá trị tích cực, tiến bộ thúc đẩy sự tiến bộ của quốc gia và nhân loại.

GS. TS. Từ Thị Loan phát biểu tại Thảo luận - Tọa đàm bàn tròn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Còn theo GS. TS. Từ Thị Loan, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia, giá trị quốc gia là những giá trị cốt lõi, phản ánh những khát vọng, mong cầu, mục tiêu chung của cả quốc gia. Đó những giá trị được kết tinh từ quá khứ, phát huy vai trò trong hiện tại và có định hướng tới tương lai, làm nền tảng để điều tiết, dẫn đường cho sự phát triển của đất nước...

Giá trị quốc gia được hình thành và củng cố trong lịch sử phát triển dài lâu, đôi khi thấm máu và nước mắt của các dân tộc. Mặc dù có nền tảng từ truyền thống, hệ giá trị quốc gia luôn luôn vận động, biến đổi, được bồi đắp, bổ sung trong quá trình phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại.

“Thực tiễn cho thấy các quốc gia phát triển thành công, trở thành các dân tộc tiên phong trong nền văn minh nhân loại thường có một hệ giá trị quốc gia phù hợp, chuẩn xác, giúp huy động được các nguồn lực xã hội hướng đến sự hòa bình, ổn định, tiến bộ và phát triển”, GS. TS. Từ Thị Loan nhấn mạnh.

GS. TS. Trần Văn Phòng phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Để từng bước nghiên cứu, xây dựng được hệ giá trị quốc gia, một trong những giải pháp được GS. TS. Trần Văn Phòng nêu ra tại Hội thảo là, phải dựa vào nhân dân xây dựng hệ giá trị quốc gia gắn với xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người và hệ giá trị gia đình Việt Nam. Bởi lẽ, bốn hệ giá trị này tự thân đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó, hệ giá trị con người là trung tâm, hệ giá trị văn hóa là cơ sở, nền tảng; hệ giá trị gia đình là bệ đỡ. Hơn nữa, những con người trong xã hội XHCN là nhân dân, là chủ thể sáng tạo văn hóa cũng là chủ thể sáng tạo hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị gia đình, đồng thời là chủ thể được hưởng thụ và hướng tới xây dựng, bồi đắp hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia và hệ giá trị xã đình. Do vậy, các thành tố trong hệ giá trị quốc gia không mâu thuẫn, không loại trừ mà bổ sung cho nhau, cùng nhau đòi hỏi, nương tựa vào nhau để tạo nên những giá trị tinh thần cao quý của dân tộc.

PGS. TS. Trần Quốc Toản phát biểu tham luận. (Ảnh: Tuấn Anh)

PGS. TS. Trần Quốc Toản, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, hệ giá trị quốc gia - dân tộc là sự “kết tinh”, “tích hợp” (không phải là phép cộng) các giá trị con người, giá trị gia đình, giá trị văn hóa, giá trị xã hội thành các giá trị phát triển đặc trưng của một nước trong những giai đoạn nhất định. Không có giá trị quốc gia - dân tộc nào nằm ngoài các giá trị con người, giá trị gia đình, giá trị văn hóa, giá trị chính tri - xã hội của quốc gia - dân tộc đó. Mặt khác, hệ giá trị quốc gia - dân tộc không thể không chứa đựng những giá trị tốt đẹp chung của nhân loại (ở những mức độ khác nhau, hình thức khác nhau). Nhưng, giá trị quốc gia - dân tộc sẽ là định hướng chủ đạo, điều tiết sự phát triển của các giá trị con người, giá trị gia đình, giá trị văn hóa, giá trị chính tri - xã hội của quốc gia - dân tộc.

Các đại biểu tham gia Thảo luận - Tọa đàm bàn tròn tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Tuấn Anh)

Cũng trong chương trình buổi chiều đã diễn ra Thảo luận - Tọa đàm bàn tròn với sự tham gia của các đại biểu: GS. TS. Đinh Xuân Dũng;  PGS. TS. Tạ Quang Đông; GS. TS. Từ Thị Loan; GS. TSKH. Trần Ngọc Thêm (tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh)... Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận xung quanh những vấn đề như: Việc xác định các hệ giá trị trong thời kỳ mới có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; đâu là hệ giá trị quốc gia cốt lõi trong thời kỳ mới; kinh nghiệm của một số quốc gia trong xây dựng hệ giá trị quốc gia; một số vấn đề bất cập cần khắc phục; những giải pháp trọng tâm để xây dựng và triển khai các hệ giá trị trong thời gian tới...

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo và quản lý đã trao đổi về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhiệm vụ xây dựng, triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay; kinh nghiệm, bài học của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các ban, bộ, ngành, địa phương sau một năm triển khai thực hiện các chỉ đạo, định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, góp phần truyền cảm hứng và hành động vì một đất nước Việt Nam phồn vinh và hạnh phúc.

Các ý kiến trao đổi tại Hội thảo đều thống nhất nhận định: Việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai các hệ giá trị đã trải qua một chặng đường dài trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Đây là kết quả của công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của Đảng, của Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội cũng như sự trăn trở, suy nghĩ của đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, đội ngũ văn nghệ sĩ, của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.

NĂM NHÓM GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI

Phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thảo khẳng định: Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” có ý nghĩa quan trọng để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; phát huy trí tuệ, tâm huyết của các nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ quan tham mưu, chỉ đạo, quản lý văn hóa trong cả nước cùng nhau trao đổi kết quả nghiên cứu, thảo luận, hướng đến làm rõ và thống nhất trong việc xác định các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Hội thảo đã thống nhất được những vấn đề cơ bản, cốt lõi trong xây dựng các hệ giá trị và làm cơ sở cho quá trình tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện các hệ giá trị nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tổng kết và bế mạc Hội thảo. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao công tác chuẩn bị của các cơ quan chức năng, đặc biệt là tinh thần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, khoa học, đầy tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý đã được thể hiện sâu sắc và rõ nét qua các tham luận và kết quả thảo luận tại Hội thảo. Đồng thời nhấn mạnh 5 nhóm giải pháp trọng tâm thực hiện trong thời gian tới:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và toàn diện hơn nữa những nội dung về xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo phát biểu định hướng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa các hệ giá trị cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng địa phương nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu cao cả phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ ba, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh và truyền hình ở Trung ương và địa phương trong việc sáng tạo, xây dựng, hiện thực hóa các hệ giá trị vào trong đời sống xã hội; khẳng định những mặt tích cực, lên án, phê phán cái xấu, cái ác, cái giả, khẳng định cái đúng, cái tốt, cái đẹp, lan tỏa các tấm gương tích cực trong đời sống xã hội để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, truyền cảm hứng tích cực cho xã hội, đặc biệt là với thanh thiếu niên.

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ tư, cấp ủy và chính quyền các cấp cần lồng ghép thực hiện các hệ giá trị trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế -  xã hội của mỗi địa phương, của mỗi lĩnh vực, nhất là gắn kết việc hiện thực hóa các giá trị này với nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Thứ năm, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp nghiên cứu, tham mưu trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề nghiên cứu, xây dựng và triển khai hiện thực hóa các hệ giá trị đã được đề cập tại Hội thảo này. Đồng thời, đề nghị các cơ quan và đơn vị chức năng trong hệ thống chính trị phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực hợp lý, cần thiết để tạo nên những đột phá mới trong việc triển khai, thực hiện các hệ giá trị trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và hạnh phúc./.

                                                                                                                    Nguồn: Thế Hoàng

ĐẾN 2025 CẢ NƯỚC CÓ GẦN 1000 ĐÔ THỊ

 Đến 2025, cả nước có gần 1000 đô thị

Hội nghị là dịp để nhìn lại quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị

Việt Nam trong thời gian vừa qua, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và cùng

thống nhất những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đô thị nước nhà vững mạnh

hơn. Sáng 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Đô thị toàn

quốc 2022. Đồng chủ trì hội nghị còn có Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần

Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.


Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chương

trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị với chủ đề về “Phổ

biến Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022

của Bộ Chính trị”  là sự kiện quan trọng để cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của

Đảng, Nhà nước về phát triển đô thị vào cuộc sống.


Nghị quyết số 06 về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền

vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với 05 nhóm

quan điểm và 06 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu. Ngay sau khi Nghị quyết 06 được

ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các

bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Chương trình hành động của Chính

phủ để thực hiện Nghị quyết, tạo khí thế và động lực trong toàn hệ thống chính

trị, quyết tâm triển khai đồng bộ và hiệu quả Nghị quyết.


Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội

nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 được tổ chức trong tháng chào mừng ngày Đô

thị Việt Nam 8/11, cũng là ngày Đô thị hóa Thế giới là dịp để nhìn lại quá trình

đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam trong thời gian vừa qua, rút ra những

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và cùng thống nhất những giải pháp,

cách thức chung để thúc đẩy sự phát triển đô thị nước nhà vững mạnh hơn, bền

vững hơn với mục tiêu: Tiếp tục quán triệt sâu rộng những nội dung, nhiệm vụ

trọng tâm và tinh thần quan trọng của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính

trị và phổ biến Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 06

và hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, tiềm năng,

thách thức của đô thị trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.


Hội nghị cũng kỳ vọng sẽ tạo có chuyển biến tích cực trong công tác

nâng cao lượng và chất của quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị trong 10 năm

tới, định hướng đến 2045, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả khai thác sử

dụng tài nguyên, phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo của đô thị bên cạnh

những nguồn lực truyền thống, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của

đô thị trong bối cảnh phát triển quốc gia, khu vực và thế giới.


Trên cơ sở đó, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu phát biểu ngắn gọn, đi

thẳng vào nội dung chính, quán triệt sâu sắc để tìm ra giải pháp thực hiện tốt


chương trình hành động, nhất là trong bối cảnh đô thị hoá gắn với công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển đô thị gắn với phát triển kinh tế.


Trong đó tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm

2030 đạt trên 50%. Số lượng đô thị trên toàn quốc đạt khoảng 950-1.000 đô thị

năm 2025 và khoảng 1.000-1.200 đô thị năm 2030. Đến năm 2025 100% đô thị

loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là

hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị; hình thành

một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục

và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc

nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN vào năm 2030.


Diện tích sàn nhà ở bình quân trên đầu người tại khu vực đô thị đạt tối

thiểu 28 m2 năm 2025 và 32 m2 năm 2030. Kinh tế đô thị đóng góp vào GDP cả

nước khoảng 75% năm 2025 và khoảng 85% năm 2030. Xây dựng được mạng

lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3-

5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030.

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 33 nhiệm vụ cụ

thể theo 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, trong đó có 19 nhiệm vụ về xây

dựng cơ chế, chính sách, đề án, văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ngành và

địa phương triển khai thực hiện và 14 nhiệm vụ về đầu tư phát triển hệ thống hạ

tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng biến đổi khí hậu. Đây

là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương xây dựng chương

trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng,

nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả,

phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

ĐẤU TRAN H XÓA BỎ TỔ CHỨC BẤT HƠP PHÁP

 

Hiện nay có những luận điệu sai trái được lan truyền trên không gian mạng rằng: “Mô hình “độc đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) là một mô hình tạo ra sự mất dân chủ trong xã hội Việt Nam". Theo luận điệu này, muốn có một xã hội dân chủ, muốn phát triển thì Việt Nam phải từ bỏ “chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, đi theo con đường “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” như ở các nước phương Tây.

Trước hết, tư tưởng dân chủ của phương Tây có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên tại Athens, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Về nội dung, đó là “quyền lực thuộc về nhân dân” đồng thời theo nguyên tắc đa số. Nhưng khái niệm “nhân dân” ở đây không bao gồm phụ nữ và người nô lệ. Về mặt phương thức, dân chủ có nhiều hình thức: Dân chủ trực tiếp đó là những người tham gia bầu cử bầu ra người đại diện cao nhất của xã hội. Dân chủ gián tiếp-dân chủ đại diện là người bầu cử chỉ bầu ra người đại diện của mình... từ đó chỉ có những người đại diện mới bầu ra cơ quan và người lãnh đạo xã hội. 

Trải qua quá trình phát triển, chế độ dân chủ trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình, trong đó có chế độ dân chủ đa đảng nhưng thực chất chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền như ở Mỹ (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa); hay dân chủ với nhiều đảng nhưng đều thừa nhận Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền như tại Trung Quốc... Đáng lưu tâm là vào năm 2019, Đại học Cambridge (Anh) có một nghiên cứu cho thấy mức độ bất mãn về thực trạng nền dân chủ tại Hoa Kỳ và Anh ở mức cao đặc biệt. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ người không hài lòng với nền dân chủ ở Anh lên tới 61%. Tại Mỹ, mức độ hài lòng chỉ còn dưới 50%. Như thế có thể thấy, chế độ dân chủ tại hai quốc gia trên chưa làm hài lòng chính công dân của họ, nên không thể và không nên được coi là hình mẫu cho nền dân chủ của bất cứ quốc gia nào.   

Chế độ dân chủ của chúng ta khởi nguồn từ khi dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Giữa vòng vây của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã vùng lên tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại được độc lập dân tộc, đồng thời xây dựng xã hội mới. Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của chúng ta đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng dân chủ trên thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.

Từ đó, trong phần cuối của “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Ngay từ hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta-Hiến pháp năm 1946 đã cho thấy các quyền công dân (bao gồm cả quyền con người) được bảo đảm. Hơn 77 năm qua (1945-2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua những giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ, đến nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế ngày càng phát triển, có vị thế, uy tín cao trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Những mô hình xã hội Việt Nam là sự vận dụng và phát triển sáng tạo các mô hình xã hội hiện đại trên thế giới, đồng thời kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền dân chủ của Việt Nam hiện nay là nền dân chủ gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, do một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền-đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hệ thống chính trị Việt Nam là cơ sở chính trị-pháp lý của nền dân chủ Việt Nam. Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “1- Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như thế, qua quy định trong Hiến pháp có thể thấy: 1-Đảng không chỉ là đại diện lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc; 2-Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền nhưng các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; 3-Dân chủ gắn liền với Nhà nước và pháp luật.

Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam". Các đại biểu Quốc hội được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, nghĩa là mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia trực tiếp bầu cử đại biểu Quốc hội để đại diện cho tiếng nói của mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. 

NHẬN DIỆN "CÁCH MẠNG TRẮNG" VÀ SỰ LƯƠN LẸO CỦA YOUTUBE GÓC NHÌN HOÀNG DUY HÙNG

 Hoàng Duy Hùng trong quá khứ, là một kẻ chống cộng cực đoan, đã từng bị an ninh Việt Nam bắt giam gần 16 tháng về tội phá hoại nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Hùng đã viết rất nhiều bài báo xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam đăng trên những tờ báo, nhà đài thù địch với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở hải ngoại.

Ngày nay, Hùng nhận thấy rằng con đường chống cộng cực đoan không còn phù hợp, vì vậy y đã thay đổi sách lược, chiến lược sang một hình thức mới đó là diễn biến hoà bình bằng cách mạng màu. “Cách mạng trắng cho Việt Nam” là sách lược, chiến lược mới của Hùng, nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết trong Đảng cộng sản Việt Nam, trong nhân dân Việt Nam. Hùng đang thực hiện các chiêu bài ru ngủ người trong nước, dụ dỗ, lôi kéo và tuyên truyền những tư tưởng, hạ thấp uy tín, xoá mờ công lao của Bác Hồ, của Đảng cộng sản Việt Nam đối với đất nước, dân tộc Việt Nam. Hùng đã lập một kênh youtube để thực hiện sách lược, chiến lược diễn biến hoà bình, đã khôn khéo trong việc lồng ghép, thay đổi ngôn từ, bịa đặt thông tin nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Bác Hồ, của thần tượng, của Đảng cộng sản Việt Nam, cũng như các lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Trước đây Hùng đăng tải rất nhiều clip đăng tải xuyên tạc chống phá như ngày 28/10/2020, tại clip số 489 y đưa tin và bình luận về vụ án giết người của một thanh niên theo hồi giáo, người Chechnya tại Pháp. Y đã kết luận rằng hồi giáo là vô cùng cực đoan, sau đó y lại lồng ghép, nhắc đến Bác Hồ và lãnh tụ của Cuba Filden Castro rồi kết luận rằng Bác Hồ và Ông Filden Castro là những người theo trường phái cực đoan giống như hồi giáo. Không những vậy, y còn khốn nạn, mất dạy hơn, nhằm biện minh cho những việc làm tội lỗi của y đối với Bác Hồ, với dân tộc Việt Nam bằng cách y cho rằng ở Phương tây việc châm biếm, đả kích là tự do ngôn luận, ai cũng có quyền làm điều đó.

Hoàng Duy Hùng ngày càng lộ rõ bản chất của một kẻ chống phá tổ quốc Việt Nam của chúng ta. Dù y có nguỵ trang cho y một vỏ bọc nhân đức, hướng thiện, hướng về Việt Nam nhưng không thể che đậy được bản chất cố hữu của y là tội đồ của dân tộc Việt Nam. Sau khi tuyên bố về Việt Nam Hoàng Duy Hùng đăng nhiều clip gắn cờ VN và Mỹ, lồng ghép xuyên tạc, phỉ báng Phidel castro là kẻ buôn thuốc phiện, tự xưng là đảng viên chân chính ngoài đảng, khẳng định giai đoạn 1954 - 1975 ở Việt Nam tồn tại 02 quốc gia, ngoài ra còn muốn Đảng cộng sản Việt Nam hội đàm với ngang hàng với tổ chức khủng bố Việt Tân...

Ngày 16/11/2022 sau khi hàng loạt các báo điện tử trong nước đăng bài "Vạch trần sự lươn lẹo của thủ lĩnh “cách mạng trắng” cấu kết với tổ chức khủng bố Việt Tân". Ngay sau đó ngày 18/11/2022, Hùng tiếp tục phát livestreams tại clip số 2151 với nội dung "Đơn kiến nghị đến báo Quân đội Nhân dân về bài viết của Thăng Long". Đây là đòn tấn công nguy hiểm trực diện vào Báo QĐND khi đã nhận diện thủ đoạn chống phá. Trong clip Hùng lươn lẹo biện minh cho rằng sách lược Cách mạng trắng không phải là nhằm vào Đảng Cộng sản Việt Nam mà chỉ dành cảm hóa cho đồng bào Việt ở Houston nhưng càng lươn lẹo thì bản chất chống phá của Y càng hiện hữu.

Dư luận quần chúng nhân dân hết sức bất bình về sự tráo trở, lươn lẹo, nguy hiểm của Hoàng Duy Hùng trong mối quan hệ với tổ chức khủng bố Việt Tân và sự xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo, xét lại lịch sử của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Vì vậy, các cơ quan chức năng của ta như an ninh, ngoại giao, thông tin và truyền thông có những biện pháp xử lý thích hợp theo pháp luật đối với các kênh youtube “Góc nhìn Hoàng Duy Hùng” và kênh “Gia đình và Fan Góc nhìn Hoàng Duy Hùng” cũng như các kênh núp bóng hội nhóm yêu nước để chống phá, giảm thiểu những thông tin xấu độc trên không gian mạng và trong xã hội./.

MIỆT MÀI NHƯNG VÔ ÍCH

 Mặc dù Nguyễn Lân Thắng đã nhập kho nhưng tài khoản FB của y đã được tiếp quản bởi một đối tượng bí ẩn nào đó. Như chạy KPI lấy chỉ tiêu và được trả tiền, mức độ bài viết, mức độ chống phá dường như có phần nhỉnh hơn cả hồi Nguyễn Lân Thắng còn sống, à nhầm, còn ở bên ngoài.

Mỗi cái chuyện tàu chở ô tô của Vinfast thôi, niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam thì đối tượng này nhất định không chịu tin đó là sự thật. Khi ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh sự tồn tại của con tàu này, khi nhiều đối tượng khác biết mình hớ mồm thì đối tượng đứng sau tài khoản Nguyễn Lân Thắng vẫn miệt mài chứng minh điều ngược lại. Bằng trí tuệ xem phim trinh thám Mỹ, bằng việc cày hết bộ chuyện Conan, đối tượng này chỉ ra hàng loạt bằng chứng con tàu kia chỉ là công nghệ của photoshop.

Thậm chí, đến sáng này, ngày 25/11, từ tờ mờ sáng (khoảng 5-6 giờ sáng), tài khoản này tiếp tục đăng bài việc con tàu đỗ cạnh bãi đỗ xe của nhà máy Vinfast tiếp tục là sản phẩm photoshop.

Quá đen cho đối tượng này, cũng ngay trong sáng 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt ở Hải Phòng để chứng kiến lễ xuất khẩu ô tô thông minh đầu tiên gồm 999 chiếc VF8 ra thị trường quốc tế. Những hình ảnh về buổi lễ đã được loan báo, tất nhiên là không thể thiếu được hình ảnh của con tàu chở ô tô kia. Đến đoạn này mà đối tượng đứng sau tài khoản Nguyễn Lân Thắng mà còn mở mồm ra nói là photoshop.

Đúng là chống phá thiếu hiểu biết, chống phá thiếu thông tin nó khổ như vậy đây. Mà chống phá từ 5-6 giờ sáng Việt Nam như kiểu đối tượng đang chống phá theo giờ Mỹ, giờ Châu Âu thì phải. Nhưng dù thế nào, miệt mài đến cỡ nào thì chỉ thể hiện trình độ vượt tầm vũ trụ, không ai hiểu nổi của đối tượng mà thôi. Xin đối tượng đứng làm xấu thêm FB của Nguyễn Lân Thắng nữa./.

ĐEM "QUAN VŨ" SO SÁNH VỚI "ĐỨC THÁNH TRẦN" LÀ THIẾU KIẾN THỨC VỀ LỊCH SỬ, THIẾU LÒNG TỰ TÔN DÂN TỘC

 Trong ít ngày qua tại nhiều diễn đàn lịch sử đã có những bài viết gây tranh cãi đến từ việc so sánh Quan Vũ với Trần Hưng Đạo. Những người này cho rằng Quan Vũ tài giỏi hơn Trần Hưng Đạo nên được thờ cúng nhiều hơn, người Việt thờ Quan Vũ nhiều hơn, coi trọng sức ảnh hưởng của Quan Vũ hơn.

Tuy nhiên, phàm là người Việt mà lại đánh giá Quan Vũ cao hơn Đức Thánh Trần là những người không hề có kiến thức về lịch sử, thiếu tự tôn dân tộc, chỉ nghiên cứu lịch sử bằng dã sử dưới con mắt thần thánh hóa của La Quán Trung.

Về xuất thân, theo lịch sử, Quan Vũ xuất thân nghèo khó, làm nhiều nghề nhưng không giỏi nghề nào. Còn Trần Hưng Đạo là con thứ ba của Khâm Minh đại vương Trần Liễu và Thiện Đạo quốc mẫu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột, mẹ nuôi của ông là Thụy Bà công chúa… Họ hàng, anh em đều là dòng dõi vua quan, vương giả, học thức đầy đủ.

Về học thức, Đức Thánh Trần là tác giả của hai bộ binh pháp nổi tiếng là “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” và “Binh thư yếu lược”, đây là hai tác phẩm đặt nền móng cho ngành nghệ thuật quân sự Việt Nam. Ngoài ra còn một tác phẩm Hịch tướng sĩ, có giá trị văn học, cổ động, tuyên truyền và ý nghĩa lịch sử to lớn. Còn Quan Vũ thì gần như không có tác phẩm nào.

Về thái độ với bề tôi, Trần Hưng Đạo tin dùng những vị quan văn võ như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu… mặc cho xuất thân của những vị này đều không có gì quá đặc biệt. Còn Quan Công thì tự coi mình “thượng đẳng” trong Ngũ Hổ Tướng, khinh Hoàng Trung và Mã Siêu, vốn được xếp ngay phía dưới Quan Vũ, coi quân lính và bề tôi dưới quyền như cỏ rác, rồi phải nhận cái kết bi thảm khi bị bề tôi làm phản.

Về chiến công, nói ngắn gọn thế này, tham gia và lãnh đạo trực tiếp đánh bại quân Nguyên  Mông tận 3 lần. Hồi ấy, quân Nguyên Mông đơn giản là vô đối thế giới. những chiến công của Quan Vũ đều được thổi phồng, không thực tế. Quan Vũ chỉ duy nhất hạ gục được Nhan Lương, võ nghệ còn không bằng Lữ Bố, còn lại mười mấy chiến công khác đều được thổi phồng.

Người ta ca ngợi Quan Vũ là nghĩa khí, oai phong, trọng tình huynh đệ? Nhưng Quan Vũ lại kiêu căng, ngạo mạn, khinh thường chiến tướng ngang bằng. Còn Đức Thánh vì đại cục thiên hạ, bỏ qua tội trạng cho Trần Khánh Dư, đưa ông trở lại làm tướng, chủ động làm hòa và giữ thái độ đúng mực với Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Khi đạt được nhiều vinh quang, thành tựu, ông không hề kiêu căng hay tỏ ra bề trên, hết mực dạy quân sĩ khiêm tốn và rèn luyện. Bản thân ông cũng là người có tư tưởng “lấy dân làm gốc”, khoan thư sức dân, khiến cho các triều đại sau học tập.

Tại Việt Nam, việc thờ Quan Công tương đối phổ biến, nhưng đó là các nơi thờ nhỏ lẻ, không đại diện cho đại đa số người dân. Còn việc thờ cúng Hưng Đạo Vương đã trở thành tín ngưỡng của dân tộc, được người Việt hết sức coi trọng. Trong dân gian Việt Nam có câu nói “tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”, “cha” ở đây chính là Đức Thánh. Vậy thì Quan Vũ không thể so sánh với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn./.