Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

  BÍ THƯ KIM NGỌC, NGƯỜI ĐI TRƯỚC THỜI GIAN

 

Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông là người khởi xướng việc “khoán hộ” trong nông nghiệp vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã không đánh giá đúng về khoán hộ nên ra sức kìm hãm và hạn chế. Kim Ngọc phải làm kiểm điểm và tự nhận “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ”.

 

Kim Ngọc tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ngày 26 tháng 5 năm 1979, ông mất ở tuổi 62 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Hà Nội.

 

“Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc

 

Với gần 40 năm tham gia cách mạng nhất là từ khi giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đổi mới, sáng tạo. Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trong bộn bề công việc, Kim Ngọc vẫn luôn dành 1/3 thời gian làm việc của mình để đi cơ sở. Ông luôn trăn trở về tình hình sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người nông dân và tự hỏi tại sao người nông dân lại không mặn mà với đồng ruộng, cái mà họ mất bao xương máu mới giành lại được. Tại sao vẫn đồng đất ấy, vẫn con người ấy, không có thiên tai mà sản lượng lúa sụt giảm.

 

Sự sâu sát đời sống thực tiễn giúp người Bí thư Tỉnh ủy sớm nhận ra sự không ổn trong quan hệ sản xuất nông nghiệp theo mô hình hợp tác xã. Đó là tác phong, thời gian làm việc của các xã viên theo kiểu “đánh trống ghi tên”, làm ít, tán chuyện nhiều, làm cầm chừng, cốt sao có nhiều công điểm. Các đội trưởng đội sản xuất làm ít nhưng công điểm lại nhiều… Từ đó đã gây bất bình trong các hộ xã viên, nhiều hợp tác xã sau khi ăn chia người lao động chỉ được 2 đến 3 lạng thóc/1 công.

 

Mùa qua mùa, sự đối nghịch giữa những khoảng ruộng nhỏ bé 5% được giao cho người nông dân làm chủ luôn xanh tốt trong khi 95% ruộng đất, những thửa ruộng chung mênh mông của hợp tác xã luôn xác xơ vàng vọt vì người nông dân chỉ làm ăn công điểm, ông hiểu rằng xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình, gắn thành quả và quyền lợi của người lao động mới tạo được động lực thực sự để phát triển sản xuất, mới có thể làm chuyển biến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

 

Trên cơ sở những suy ngẫm chiêm nghiệm cá nhân và kết quả việc thí điểm cải tiến quản lý hợp tác xã với nội dung khoán đến hộ gia đình xã viên tại một số hợp tác xã trong tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1963 đến 1965 và kết quả khoán thí điểm ở 3 xã của huyện Vĩnh Tường vụ Đông Xuân 1965-1966, ngày 10/9/1966, dưới sự chủ trì của ông Kim Ngọc, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU mang tên “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay”. 

 

Cốt lõi của Nghị quyết là đổi mới cơ chế quản lý trong HTX nông nghiệp, nhằm tạo ra động lực mới trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân và đáp ứng yêu cầu đóng góp của địa phương đối với nhà nước ngày càng cao lúc đó. Nghị quyết đã nhận định con người là yếu tố quyết định thắng lợi của tiến trình sản xuất, nếu được tin cậy, được giao quyền tự chủ, sáng tạo: “Lao động là một trong ba điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất, là vốn quí không thể thiếu được. Điều kiện cơ bản quyết định nhất để tăng năng suất lao động là con người lao động có kỹ thuật, sử dụng được thành thạo công cụ sản xuất tiên tiến”.

 

Thời gian thực hiện Nghị quyết 68 không dài nhưng những kết quả mà “khoán hộ” tạo ra là vô cùng to lớn, đem lại hiệu suất lao động ngày càng cao. Tính đến cuối năm 1967, Vĩnh Phúc có 160 hợp tác xã (chiếm 70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha; sản lượng lương thực quy thóc đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm trước 4.000 tấn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo của nông thôn Vĩnh Phúc giữa những năm 60 của thế kỷ XX.

 

Tại thời điểm Nghị quyết ra đời và triển khai, “Khoán hộ” bị coi là đốt cháy giai đoạn, không phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa của Trung ương và được coi là một sự “vượt rào”, vi phạm nghiêm trọng đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp thời bấy giờ nên không thể triển khai rộng rãi.

 

Ngày 6-11-1968, tại Hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú, chủ trương “khoán hộ” đã bị phê phán hết sức nặng nề với kết luận: “Việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. “Bằng cách giao khoán ruộng đất của hợp tác cho hộ, trong một số hợp tác xã đang diễn ra tình trạng chia lại ruộng đất… Bằng cách khoán sản lượng cho hộ, một số hợp tác xã đã biến mình thành người phát canh thu tô đối với xã viên… Trong nhiều hợp tác xã, phương thức sản xuất cá thể đang lấn át phương thức sản xuất tập thể…” (Trích tài liệu lưu trữ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc).

 

Ngày 12/12/1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri số 224-T/TW “Về chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương”. Khoán hộ bị coi là buông lỏng quản lý, khoán trắng ruộng đất, khoán trồng trọt, khoán chăn nuôi, khoán cả công cụ sản xuất cho hộ dẫn đến tư hữu hoá tư liệu sản xuất, “trái với đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng”, phá vỡ nguyên tắc quản lý XHCN, phục hồi kinh tế cá thể…

 

Trên cơ sở những kết luận và nhận định đó, chủ trương “khoán hộ” của Vĩnh Phú bị chính thức đình chỉ vào cuối năm 1968, Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc bị buộc phải kiểm điểm và thừa nhận là “có sai lầm nghiêm trọng trong chủ trương khoán hộ”.

 

Tuy bị buộc phải chấp hành tổ chức kỷ luật của Đảng, công khai thừa nhận là “sai lầm nghiêm trọng” về chủ trương khoán hộ nhưng ông Kim Ngọc vẫn dũng cảm bảo lưu chủ trương của mình và trong gần mười năm sau đó khi còn giữ cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, ông vẫn không ngần ngại bênh vực và cổ vũ cho chủ trương mà ông cho là ích nước lợi dân và không hề xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội này.

 

Ông vẫn luôn rằng tin đó là con đường đúng đắn mang lại no ấm cho người dân và tâm sự với các đồng chí thân thiết của mình: “Phải tìm mọi cách duy trì cho được “khoán hộ” chứ để quay lại kiểu làm ăn theo tiếng kẻng, rong công phóng điểm thì chết đói hết”.

 

Và trên thực tế, tuy bị cấm đoán, nhưng do lợi ích hiển nhiên và to lớn của nó, “khoán hộ”, vẫn được nhiều hợp tác xã ở Vĩnh Phú tiếp tục âm thầm thực hiện nên này còn gọi là “khoán chui”. Và không chỉ ở Vĩnh Phú, “khoán chui” lan nhanh sang Hà Sơn Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, khắp cả miền Bắc và đến cả một số tỉnh miền Nam như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang…

 

Sự ra đời của “khoán 10”

 

Lịch sử đã kiểm chứng niềm tin của cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. “Khoán hộ” từ Nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã trở thành cơ sở lí luận và thực tiễn để ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã, đến ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là “Khoán 10”).

 

Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, chính thức xác định “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ” và cho thực hiện khoán hộ trong toàn bộ nền nông nghiệp, tạo nên một bước phát triển kỳ diệu của nông nghiệp Việt Nam, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn Việt Nam.

 

Khoán 10 đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của cả nước. Như vậy, sau hơn 22 năm, những hạt nhân hợp lý của “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc đã được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết 10-NQ/TU.

 

Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Kim Ngọc. Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên được mang tên ông. Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc. Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

 

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)

 

  VAI TRÒ CỦA VIỆC HỌC TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN HIỆN NAY

Giá trị của lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vai trò cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mỗi cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và nhân dân Việt Nam đã được chứng minh trong thực tiễn.

Trước thực trạng một bộ phận CB, ĐV lười học LLCT, cùng với việc tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của LLCT, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để khắc phục tình trạng này. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ một trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay là: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập LLCT; lười học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”. Nghị quyết cũng chỉ rõ hạn chế: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CB, ĐV về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức về tình trạng suy thoái, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và những hậu quả gây ra”.

Trong Kết luận số 21-KL/TW ngày 25-10-2021 của Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đó là phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; phải tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của CB, ĐV về tầm quan trọng của nghiên cứu, học tập LLCT, đề cao trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu của cá nhân. Trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26-5-2014 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghị quyết đã khẳng định: Đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ quan trọng của Ðảng.

Đảng ta đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt, học tập LLCT là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của CB, ĐV, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT phải luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của chiến lược cán bộ và gắn kết chặt chẽ với các khâu trong công tác cán bộ. Bởi thế, đào tạo LLCT phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ... Tránh hiện tượng giao chỉ tiêu, cử cán bộ đi học LLCT theo kiểu “điền vào chỗ trống” khiến người học không có động lực, không thấy đó là nhu cầu thiết thân mà còn gây tốn kém, lãng phí ngân sách, thời gian, công sức. Trên thực tế, một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức tới việc bồi dưỡng LLCT cho đảng viên, có hiện tượng khoán trắng cho cơ quan tham mưu mà thiếu kiểm tra, giám sát. Việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng thành chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chung chung, chỉ đạo thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên. Tình trạng bớt thời gian, cắt xén nội dung trong quán triệt, truyền tải nghị quyết của Đảng không hiếm. Điều này đã được Đảng ta chỉ ra. Tuy vậy, những giải pháp để khắc phục ở cơ sở hiện nay là chưa triệt để.

Nhiều cán bộ qua đào tạo LLCT ở các bậc học đã nêu lên một thực trạng, đó là sự trùng lặp nội dung các bậc học, thiếu sự liên thông, tính kế thừa, tính thống nhất giữa các cấp học dẫn đến việc cán bộ phải học nhiều lần một số chuyên đề, học phần. Chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, kinh viện mà chưa có bổ sung thấu đáo về tính thực tiễn. Đúng như tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ ra: “Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa có chiều sâu, không theo kịp tình hình thực tế”. Như vậy, phải có nghiên cứu thấu đáo việc đưa chương trình, nội dung vào giảng dạy ở các bậc học. Đây cũng là vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước, hệ thống các cơ sở đào tạo cần quan tâm, tìm ra phương thức hợp lý.

 

  NHỮNG LÃNH TỤ VĨ ĐẠI CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ CỘNG SẢN QUỐC TẾ

 

1. V. I. Lênin (1870 - 1924)

 

Vladimir Ilyich Lenin là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Các Mác và Phriđơrich Ăngghen. Ông là người sáng lập ra Quốc tế Cộng sản; đồng thời lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành Cách mạng tháng Mười Nga, thành lập ra Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới do Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo (7/11/1917). Ông là trong 100 người có ảnh hưởng nhất đến toàn thế giới. 

 

2. Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

 

Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

 

 Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành Cách mạng tháng Tám (1945), thành lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Người được UNESCO vinh danh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam", góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

 

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít - Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Người sáng lập ra chế độ Dân chủ Nhân Dân Việt Nam (nay là chế độ Dân Chủ XHCN Việt Nam), góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

 

3. Fidel Castro (1926 - 2016)

 

Fidel Castro – vị lãnh tụ huyền thoại của Cách mạng Cuba,Fidel Castro là biểu tượng của tinh thần chiến đấu ngoan cường, là lá cờ đầu của phong trào cách mạng Mỹ La-tinh.

 

Ông là người giải phóng nhân dân Cuba thoát khỏi ách thống trị độc tài của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Baxtia. Ông là người sáng lập nên Đảng CS Cuba, Người sáng lập nên chế độ Dân chủ XHCN và Nhà nước Công nông đầu tiên ở Châu Mỹ. Ông là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, Người đã luôn ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, cũng như cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc chống Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây Nam chống Khmer đỏ Campuchia xâm lược.

 

Fidel không cho phép dựng tượng ông ở bất cứ đâu và đặt tên đường phố theo tên ông. Ông nói rằng không muốn có một sự tôn sùng cá nhân nào. Tuy nhiên, không ai bảo ai, hình ảnh và lời nói của ông ở khắp mọi nơi, trên đường phố, tên ông được hô vang ở bất cứ sự kiện lớn nào của đất nước. Hầu hết người dân Cuba, dù yêu mến ông hay không, gọi ông với cái tên thân thiết: “Fidel”.

 

 Tạp chí Time năm 2012 gọi Castro là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro luôn là một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn, một biểu tượng về một con người kiên cường đấu tranh cho tinh thần độc lập dân tộc và vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của con người. 

 

Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới thứ ba từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Che Guevara… Fidel đã trở thành một người anh hùng, một nguồn cổ vũ tinh thần của những dân tộc nghèo đói và bị áp bức trên thế giới.

St

 

KỶ NIỆM 202 NĂM NGÀY SINH PH.ĂNG-GHEN – NHÀ TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THIÊN TÀI CỦA THẾ GIỚI (28/11/1820-28/11/2022):


Ph.Ăng-ghen sinh ngày 28-11-1820 tại Barmen, tỉnh Ranh, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ, Ph.Ăng -ghen đã sớm bộc lộ năng khiếu, khả năng thiên tài của mình trên nhiều lĩnh vực, để rồi sau đó, ông trở thành một “nhà bác học và là người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh”, "cây vĩ cầm thứ hai" bên cạnh C.Mác.


Ph.Ăng-ghen còn là một nhà tư tưởng quân sự thiên tài, có những cống hiến vô giá vào việc xây dựng lý luận quân sự của giai cấp vô sản và kho tàng khoa học quân sự của nhân loại.


Những đóng góp của Ph.Ăng -ghen trong lĩnh vực khoa học và nghệ thuật quân sự đã làm phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn di sản lý luận tư tưởng của chủ nghĩa Mác trong kho tàng tri thức, tư tưởng văn hóa nhân loại. Đồng thời, đó là sự thể hiện một mẫu mực về sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nhận thức và giải thích một lĩnh vực rất phức tạp, đặc thù của đời sống xã hội là vấn đề chiến tranh và hòa bình, quân sự và quốc phòng, khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng, xây dựng quân đội cách mạng…


Những di sản tư tưởng, lý luận quân sự của Ph.Ăng-ghen là tài sản vô giá trong kho tàng khoa học quân sự của nhân loại; là cơ sở lý luận để Đảng ta đề ra đường lối quân sự, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam, cũng như quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân đội ta hơn 7 thập kỷ qua là minh chứng hùng hồn cho giá trị và sức sống của những luận điểm trong tư tưởng, lý luận quân sự của Ph.Ăng-ghen, trong học thuyết Mác - Lê-nin về chiến tranh và quân đội.


Nguồn: QĐND

MỤC TIÊU ĐẾN 2030, GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VIỆT NAM ĐẠT KHOẢNG 7.500 USD!

         Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết 29 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
     Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát đến năm 2030 Việt Nam cơ bản đạt được các tiêu chí của nước công nghiệp, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đời sống của nhân dân được nâng cao.
     Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn...
     Về các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, nghị quyết nêu rõ mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD.
     Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.
     Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%; tỉ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; đạt khoảng 260 sinh viên trên một vạn dân.
     Thuộc nhóm ba nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp; tỉ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP; tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; tỉ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt trên 45%.
     Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, chế biến bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ đạt trên 50% GDP, trong đó du lịch đạt 14 - 15% GDP.
     Hình thành được một số tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn.
     Xây dựng và phát triển được một số cụm liên kết ngành công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế; làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp.
     Xây dựng được ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại.
     Tỉ trọng kinh tế số đạt khoảng 30% GDP. Hoàn thành xây dựng chính phủ số, thuộc nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
     Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên (đất, nước, khoáng sản), tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu ASEAN; chỉ số hiệu quả môi trường (EPI) đạt trên 55. Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.
     Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết nêu rõ mục tiêu Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á./.

Yêu nước ST.

CỞI ÁO CÀ SA KHOÁC CHIẾN BÀO"


Mùa xuân năm 1947, Hòa thượng Thích Thế Long-sư trụ trì chùa Cổ Lễ đã tập hợp và khích lệ các sư nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đại đức Thích Pháp Lữ là một trong số 27 người đầu tiên nhập ngũ.
Đại tá Đinh Thế Hinh hồi tưởng: Đó là một buổi sáng mùa xuân, trời trong vắt, nắng tỏa nhẹ, chùa náo nhiệt khác thường. Từ sớm đã có rất đông nhân dân đến chứng kiến buổi lễ của đoàn Phật tử “cởi áo cà sa ra trận”. Tôi còn nhớ rõ mồn một những lời của Hòa thượng trụ trì Thế Long: “Giặc ngoại xâm đe dọa chủ quyền đất nước, bọn ác quỷ lăm le ngay cửa Phật, Phật pháp bất ly thế gian. Khi sơn hà nguy biến, dân chúng điêu linh, các Phật tử cũng tham gia đánh giặc cứu nước...”. Trong tôi lúc đó vừa thấy hồi hộp, vừa thấy bừng bừng khí thế. Hòa thượng dứt lời trong tiếng hô vang dậy. 27 nhà sư trở thành 27 chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Buổi lễ ngày hôm đó đã biến thành cuộc tuần hành, tỏa về các làng quê trong khí thế cứu nước hào hùng.
Đại tá Đinh Thế Hinh chia sẻ: Nhà sư ra trận cũng không khác gì những người yêu nước khác, tôi có cảm giác Đức Phật luôn dõi theo chúng tôi trên hành trình khổ hạnh cứu quốc. Có lần rơi vào tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”, tôi niệm Phật và thoát hiểm. Những năm 1950-1951, tôi được cấp trên cử làm Đội trưởng Đội Võ trang tuyên truyền. Đội tôi có nhiệm vụ luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm, thuyết phục diệt tề trừ gian ở vùng Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định. Một hôm, tôi đang hoạt động tại làng Hành Thiện thì được cơ sở báo có bọn lính Pháp và ác ôn đang bao vây khắp làng, săn lùng cán bộ Việt Minh. Tiếng ồn ào huyên náo ngày càng gần. Bí quá không biết làm sao, tôi chỉ còn biết nhắm mắt niệm Nam mô Phật. Đột nhiên, có người chạy tới bảo tôi sang ngay nhà bên cạnh, đang có đàn chay cúng tứ cửu (cúng 49 ngày-PV). Tôi chạy sang mượn áo dài nâu, đầu đội mũ ốc “hóa trang” làm nhà sư, ngồi gõ mõ tụng kinh, niệm chú Vãng sanh-Bát nhã. Bọn địch kéo nhau vào đứng xem. Chúng nghe một lúc, thấy tôi đúng là nhà sư nên rút đi mà không vặn hỏi điều gì.
Từ kháng chiến chống Pháp bước sang kháng chiến chống Mỹ, các nhà sư lúc này trở thành những cán bộ, chiến sĩ vững vàng, gương mẫu trên hành trình diệt ác, trừ gian. Năm 1972-1973, Đinh Thế Hinh trở thành Chính ủy Trung đoàn 542 thuộc Bộ tư lệnh Trường Sơn, đóng quân trên Đường 14, khu Sầu A Lưới, Thừa Thiên. Đây là khu căn cứ tiếp cận Huế. Địch phát hiện ra nên điều B-52 tới rải thảm nhiều lần. Một lần, máy bay Mỹ ném bom trúng chỉ huy sở, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh, riêng Chính ủy Đinh Thế Hinh bị thương nặng, bất động. Mọi người cứ tưởng ông đã hy sinh, đã làm công tác chuẩn bị khâm liệm. “Lúc đó, tôi bất tỉnh ly bì, trong tiềm thức tự nhiên nghe tiếng người nói, tôi biết mình còn sống bèn niệm Phật và lấy toàn bộ sức lực còn lại đạp tung tấm ni lông bao bọc. Mọi người chạy lại reo lên: “Ôi, chính ủy còn sống”. Tôi được đưa về trạm cấp cứu hồi sức, sau ba hôm thì dần bình phục” - ông nhớ lại.
Trong cuộc kháng chiến nhà chùa tiếp tục phát nguyện cho 8 nhà sư khác. Trong số 35 nhà sư ra trận 12 người đã anh dũng hy sinh được công nhận là liệt sỹ. Một số trở thành sỹ quan cao cấp trong quân đội, một số sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở lại chùa tiếp tục tu hành...
"Cởi áo cà sa khoác chiến bào
Tuốt gươm, bồng súng diệt binh đao
Ra đi quyết rửa thù cứu nước
Vì nghĩa quên thân, hiến máu đào"
Khi nghe bài phát nguyện trên, trước lúc nhập ngũ, sư nữ Đàm Thanh xúc động đã họa lại bài thơ trên:
“Gậy thiền quét sạch loài xâm lược
Theo gót Trưng Vương tỏ nữ hào".
Đại tá Đinh Thế Hinh, nguyên là Đại Đức Thích Pháp Lữ. Ảnh do tác giả cung cấp
St

CHUYÊN GIA TỘI PHẠM HỌC PHÂN TÍCH VÌ SAO HƠN 90% DÂN CÁ ĐỘ "TRẮNG TAY"


Khi tham gia cá độ, cá cược, não bộ sẽ sản sinh một loại chất truyền dẫn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh. Chất này sẽ khiến người chơi khi thắng thì muốn chơi tiếp, khi thua thì muốn gỡ.
Thời gian qua, Bộ Công an và công an các địa phương đã triệt phá rất nhiều đường dây đánh bạc theo hình thức cá độ bóng đá. Đặc biệt, khi Vòng chung kết World Cup 2022 diễn ra, cơ quan chức năng liên tục cảnh báo người dân tránh xa trò "đỏ - đen" này.
Phân tích về vấn nạn này, Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, nhận định bóng đá là môn thể thao. Vì vậy, trong khoảng thời gian thưởng thức những trận đấu, sẽ sinh ra nhu cầu dự đoán về diễn biến trên sân, kết quả chung cuộc... giữa những người xem.
"Đây chính là chất kích thích để người xem đưa ra dự đoán, thách đấu nhau bằng tiền. Từ đó, tạo nên một hình thức đánh bạc là "cá độ bóng đá" ", Thượng tá Hiếu phân tích.
Theo vị chuyên gia, "cá độ bóng đá" bắt nguồn từ nước Anh, sau đó lan ra toàn cầu và trở thành vấn nạn nguy hiểm tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
"Nhiều người ham mê cá độ chưa chắc đã dành tình yêu cho thể thao một cách thực sự, mà người ta coi việc này là một cách kiếm tiền. Ở nhiều quốc gia hiện nay, việc cá độ bóng đá đã được hợp pháp hóa. Còn tại Việt Nam, Nghị định 06/2017/NĐ-CP cũng mới cho thí điểm về đặt cược bóng đá quốc tế với các quy định khá chặt chẽ. Tuy nhiên, việc đặt cược bóng đá trái với Nghị định này, vẫn bị coi là hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc và bị pháp luật", Thượng tá Đào Trung Hiếu nói.
Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu thông tin có khoảng 90% người chơi, người cá độ bóng đá thua độ. Giải thích về con số này, ông Hiếu phân tích về 2 góc độ:
Một là, tại Việt Nam, ông Hiếu nhận định kiến thức, trình độ hiểu biết về bóng đá số đông còn nhiều hạn chế. Nhiều người "đặt kèo" theo cảm tính, trông chờ vào vận may chứ không thực sự phân tích về thế mạnh, yếu, các vấn đề kỹ thuật của từng đội để có dự đoán chính xác nhất.
Hai là, khi tham gia cá độ, cá cược, não bộ sẽ sản sinh một loại chất truyền dẫn có tác dụng làm hưng phấn thần kinh. Theo vị Thượng tá, chất này sẽ làm người chơi "Khi thắng thì rất hưng phấn và muốn chơi thêm nữa để thu bộn tiền", còn "Khi thua thì lâm vào bối rối, cay cú, hoảng loạn, muốn gỡ gạc lại số tiền đã mất".
Chuyên gia tội phạm học cho biết khi người chơi mất kiểm soát về tâm lý, thiếu bình tĩnh, sáng suốt, hậu quả sẽ là "trắng tay".
Về phía nhà cái, ông Hiếu cho biết họ sẽ luôn thắng. Cụ thể, vị Thượng tá công an phân tích bản chất nhà cái là thu tiền dịch vụ. Bên cạnh đó, khi đưa ra "kèo", nhà cái có một đội ngũ chuyên gia để phân tích và đưa ra các loại "kèo" rất sát với thực tế.
"Chưa kể khi có quá nhiều người đặt cược vào một cửa, thì một số nhà cái sẽ có các chiêu như điều chỉnh tỷ lệ cá cược theo thời gian thực, thậm chí tệ hơn, còn thao túng, dàn xếp tỷ số", ông Hiếu cho hay.
Đưa ra lời khuyên, Thượng tá Đào Trung Hiếu nhấn mạnh có tới hơn 90% người chơi thua độ, vì vậy, những người đang và đã tham gia cá độ nên suy xét những thứ "được - mất" khi đặt cược vào trái bóng tròn.
"Qua nhiều năm làm công tác điều tra hình sự, chúng tôi đã từng khám phá những vụ c.ư.ớp, c.ư.ớp g.i.ật, l.ừ.a đ.ảo, cưỡng đoạt tài sản, g.i.ết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật… có liên quan đến cá độ bóng đá. Cá độ bóng đá đã và đang đem đến rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho xã hội", chuyên gia tội phạm học chia sẻ./.#HD
Hải Nam
Nguồn: Báo Dân Trí
Ảnh: Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học
Có thể là hình ảnh về văn bản

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH NGA - UKRAINE NGÀY 01.12


1/ Tướng Surovikin, Tổng chỉ huy giai đoạn 3 chiến dịch tại Ukraine, là người theo đuổi chiến thuật phá hủy hạ tầng năng lượng Ukraine, toan tính của ông có vẻ đã phát huy hiệu quả dây chuyền.
2/ Hôm 29/11, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, một tên lửa đẩy vũ trụ Soyuz-2.1b mang theo vệ tinh quân sự Cosmos-2564 đã được phóng lên không gian, kết nối tốt với đài chỉ huy trung tâm sau khi vào quỹ đạo. Đây là vệ tinh quân sự thứ 4 ,trong vòng 1 tháng Nga phóng lên quỹ đạo.
Nga không tiết lộ tính năng, nhưng xác nhận nó phục vụ "lợi ích của Bộ Quốc phòng Nga" và đã được đưa vào danh sách quản lý của Trung tâm Tình báo Không gian Chính thuộc Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.
3/ Cũng ngày 29/11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga thông báo:
"Các lực lượng máy bay, tên lửa và pháo binh đã san phẳng 10 sở chỉ huy của đối phương tại các khu định cư ở tỉnh Kharkov và ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng và ở tỉnh Kherso , cũng như 62 đơn vị pháo binh tại các vị trí khai hỏa, nhân lực và khí tài quân sự ở 148 khu vực",
Các cuộc giao tranh tại các khu vực khiến hơn 100 binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong một ngày.
4/ Một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc phát biểu với phóng viên ngày 29/11 : Ở mức độ nào đó, có thể chắc chắn rằng, họ (Nga) đang tìm cách vô hiệu hóa các hệ thống phòng không mà Ukraine đang sử dụng",
Theo phân tích hình ảnh các mảnh vỡ, các chuyên gia quân sự Anh cho rằng loại tên lửa được sử dụng là Kh-55 SM, sản xuất vào những năm 1980. Kh-55 SM là tên lửa hành trình chiến lược cận âm, phóng từ trên không, tầm bắn 2.500 km.
Kh-55 có thể mang đầu đạn hạt nhân 200 kiloton và được trang bị riêng cho các máy bay ném bom chiến lược, cho phép chúng tấn công mục tiêu từ ngoài tầm đánh chặn của mọi tổ hợp phòng không đối phương. Loại tên lửa này khi tháo đầu nổ hạt nhân, vẫn có thể gây thiệt hại thông qua động năng và lượng nhiên liệu chưa tiêu thụ.
Nga gần như chắc chắn muốn những quả tên lửa này hoạt động như "mồi bẫy" làm vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine.
5/ Theo ANTD.VN - Nga đang đẩy mạnh sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-30SM2 sau khi nhận thấy tiềm năng chiến đấu rất lớn của nó.
* Hạm đội Baltic của Hải quân Nga sắp có thêm tàu tên lửa tàng hình Grad - Dự án 21631 trong đội hình tác chiến.
* Các nhà sản xuất máy bay Nga đã thử nghiệm một phiên bản cải tiến của vận tải cơ "Con voi", hay còn gọi bằng cái tên Slon, được chế tạo nhằm thay thế chiếc An-124.
Vận tải cơ 'Con voi' của Nga đạt bước tiến mang tính cách mạng.
* Nga và 3 cường quốc ( Ấn độ, Trung Quốc, Mỹ) sẽ trở thành trung tâm của trật tự thế giới mới đa cực, thay một cực thế giới cũ từ sau CTTG2, là Mỹ.
Trật tự thế giới mới không thể thiếu vai trò cũng như vị trí của nước Nga, đây là điều đã được nhiều chuyên gia nhắc tới.
* Kế hoạch bí mật của Nga về Ukraine đã hoàn thành 90%.
Kế hoạch đó là gây rối loạn xã hội Ukraine vào mùa Đông năm nay Theo chuyên gia quan sát tình hình địa chính trị thế giới cho rằng những cuộc tấn công tên lửa vừa qua của Nga chính là phần mở đầu của kế hoạch này.
* Ukraine chống lại được chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga hoàn toàn dựa vào nguồn hỗ trợ tinh thần và vật chất của phương Tây, nếu bị cắt viện trợ, Kiev sẽ ngay lập tức “chìm trong bóng tối”.
6/ Theo AFP , Châu Âu đang dồn nỗ lực bảo vệ hệ thống đường ống khí đốt xuyên biển, bởi mọi sự cố xảy ra đều sẽ là thảm họa trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với khủng hoảng năng lượng.
* Giới chuyên môn nhận xét, Anh chỉ có thể tránh khỏi tình cảnh rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng nhờ sự giúp đỡ từ phía Nga.
7/ Theo ANTD.VN - AFP & Giới truyền thông đưa tin: cuộc xung đột Nga-Ukraine và khủng hoảng năng lượng châu Âu nằm trong tính toán của Mỹ và đến khi EU nhận ra điều đó thì đã quá muộn.
Bão giá, lạm phát do khủng hoảng năng lượng đang làm bùng phát các cuộc biểu tình ở nhiều nước châu Âu, khiến khu vực này đứng trước nguy cơ bất ổn chính trị nếu không nhanh chóng đưa ra giải pháp đối phó.
(Quốc Minh tổng hợp nhanh)

VẬN DỤNG BẢN "HIẾN PHÁP" UNCLOS 1982 ỨNG PHÓ THÁCH THỨC TRÊN BIỂN


Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, bản Hiến pháp của biển và đại dương, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển.
Chiều ngày 30/11, Hội thảo lần thứ tư của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển đã được Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Australia, New Zealand đồng tổ chức tại Hà Nội.
Tiếp nối thành công của chuỗi 3 hội thảo cùng chủ đề được tổ chức trong các năm 2019 và 2021 tại Hà Nội, hội thảo lần này tạo ra diễn đàn hấp dẫn, thu hút nhiều chuyên gia, học giả có uy tín và các quan chức các nước thành viên ARF nhằm trao đổi, thảo luận về cách thức hợp tác, giải quyết các thách thức trong quản lý biển tại khu vực, trên cơ sở vận dụng và thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan. Tham dự Hội thảo có khoảng gần 200 đại biểu từ 27 quốc gia thành viên ARF, các tổ chức quốc tế và khu vực, cơ quan đại diện ngoại giao, viện nghiên cứu và các bộ, ngành, theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao và một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của UNCLOS 1982 - bản Hiến pháp của biển và đại dương, nhất là trong bối cảnh nổi lên ngày càng nhiều thách thức trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, yêu cầu hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Trợ lý Bộ trưởng cho rằng công ước sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia trong khu vực tăng cường lòng tin, thúc đẩy các hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Trợ lý Bộ trưởng nhấn mạnh mọi tranh chấp và các vấn đề liên quan đến biển và đại dương trong khu vực cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Hội thảo lần thứ 4 này là một bước tiến thể hiện cam kết của khu vực trong hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức liên quan đến biển và đại dương.
Chia sẻ quan điểm với Việt Nam, các đồng chủ tọa là Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và Trưởng SOM ARF của New Zealand cũng đề cao vai trò và giá trị của Công ước Luật biển và cảm ơn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đăng cai tổ chức chuỗi hội thảo này. Bà Georgina Roberths, Trưởng SOM ARF của New Zealand nêu bật giá trị của biển và đại dương đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển của khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Ông Thomas Wiersing, Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực. Bên cạnh đó, EU cũng ủng hộ việc nhanh chóng hoàn thành thương lượng Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) có giá trị thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý.
Cùng khẳng định vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, ông Mark Tattersall cũng đề cao vai trò quan trọng của diễn đàn ARF trong đối thoại về an ninh và hợp tác tại khu vực Ấn Độ Đương - Thái Bình Dương. Ông Mark Tattersall cũng đánh giá cao hội thảo lần này, với phạm vi thảo luận bao trùm nhiều lĩnh vực từ vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đến vấn đề các lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển, hay việc phân định biển trong bối cảnh nước biển dâng… và sự tham gia của các học giả, chuyên gia luật biển hàng đầu của khu vực và trên thế giới.
Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu thảo luận về hai chủ đề chính bao gồm quyền và nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS 1982 và các văn kiện pháp lý liên quan; các thách thức truyền thống và mới nổi trong quá trình thực thi Công ước. Các phát biểu đều đề cao giá trị toàn diện của UNCLOS 1982 trong suốt 40 năm qua, nhấn mạnh đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề truyền thống và mới nổi trên biển và đại dương trong khu vực.
Dự kiến trong ngày làm việc thứ hai, hội thảo sẽ tập trung thảo luận về các nỗ lực hợp tác quốc tế hướng đến sử dụng bền vững và bảo tồn biển, đại dương bao gồm việc thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển trong vùng biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia; quyền tài phán về tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế; thích nghi với biến đổi khí hậu và các cơ quan nghề cá khu vực.
ST
Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết 'ASEAN REGIONAL FORUM - 4TH ARF WORKSHOP CLOS AND OTHER INTERNATIONAL INS RESS EMERGING MARITIME ISSUES Noi, 30 November 01 December 2022 MENT'S INST ASTN'

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

ĐOÀN KẾT LƯƠNG GIÁO!

         Xung quanh câu chuyện liên quan đến Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội vừa được tổ chức tại Đền Hùng, Phú Thọ vào ngày 25-26/11/2022 vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội những ngày qua. Có một số ý kiến cho rằng việc tổ chức Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tại Đền Hùng, Phú Thọ đã thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, không phân biệt lương giáo. Trong khi đó, một số ý kiến trái chiều lại kịch liệt lên án, phản đối và chỉ trích trước việc chính quyền tỉnh Phú Thọ, các cơ quan ban ngành chức năng đã cho phép tiến hành Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tại khu di tích quốc gia Đền Hùng là trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống, lịch sử dân tộc. Như đã đề cập, việc đúng sai, nên hay không nên có lẽ tùy vào nhãn quan, góc tiếp cận và quan điểm của riêng mỗi cá nhân và việc tranh cãi trên mạng xã hội về một sự kiện đã diễn ra không giải quyết được gốc rễ vấn đề và càng làm chia rẽ lương giáo hay khối đoàn kết dân tộc.
     Ở đây có thể thấy, Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội là sự kiện tổ chức thường niên. Giáo tỉnh Hà Nội là một trong 3 giáo tỉnh trên địa bàn cả nước cùng với giáo tỉnh Sài Gòn, giáo tỉnh Huế. Giáo tỉnh Hà Nội có 11 giáo phận trong tổng số 27 giáo phận, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc từ Quảng Bình, Hà Tĩnh trở ra. 
     Việc Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội năm nay được tổ chức ở Đền Hùng, Phú Thọ vào ngày 25-26/11/2022 đã được thông báo từ trước, thậm chí từ rất lâu, bởi như thông tin được đăng tải thì năm 2023 Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội sẽ tổ chức ở Bắc Ninh. Do đó, không chỉ chính quyền tỉnh Phú Thọ mà các cơ quan, ban, ngành chức năng cũng đã thẩm định, cho phép trên cơ sở các quy định hiện hành và thực tế cũng chưa có quy định cụ thể về cấm tổ chức các sự kiện như Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội tại Đền Hùng, Phú Thọ như cách mà một số bạn độc giả đã, đang lên tiếng trên mạng xã hội. 
     Có chăng ở đây, bộ phận trang trí khánh tiết của Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội đã để một số băng rôn, biểu ngữ tại khu vực cổng tam quan của Đền Hùng đã gây ra những luồng tranh cãi, ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Cùng với đó, đúng như hình ảnh nhiều bạn đã bình luận, tại Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội không thấy lá cờ đỏ, sao vàng xuất hiện trong các khu vực trang trí, khánh tiết nơi diễn ra sự kiện này. Không phải so sánh để phân biệt giữa các tôn giáo nhưng nó khác xa so với hình ảnh vừa diễn ra của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX nhiệm kỳ 2022-2027 tại Hà Nội khi lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc, tượng Bác Hồ xuất hiện vừa trang trọng, vừa ý nghĩa.

Thêm một lần nữa khẳng định rằng, Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi công dân; điều đó không chỉ thể hiện trên phương diện các văn bản quy định pháp luật mà còn biểu hiện sinh động trong cuộc sống và các sự kiện như Đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội hay Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc vừa diễn ra là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó. Mong rằng các tôn giáo sẽ luôn "đồng hành cùng dân tộc", "sống tốt đời đẹp đạo" để tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu, đẹp và khẳng định vị thế, vai trò trên trường quốc tế./.



Yêu nước ST.