Thứ Năm, 1 tháng 12, 2022

Giải pháp góp phần tăng cường công tác đấu tranh có hiệu quả phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội

 

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Một là, bổ sung, hoàn thiện nội dung, phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, không gian mạng phát triển như vũ bão, thông qua “thế giới ảo”, các thế lực thù địch không đơn thuần sử dụng các phương pháp truyền thống, chúng triệt để lợi dụng không gian mạng xã hội để chống phá với các hình thức, phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Do vậy, đòi hỏi nội dung, phương thức đấu tranh của chúng ta cũng phải đổi mới, bổ sung, từng bước hoàn thiện cho phù hợp. Nội dung, phương thức đóng vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Nội dung đấu tranh phong phú, phương thức đa dạng, biện pháp phù hợp, cụ thể, sáng tạo thì công tác đấu tranh mới có hiệu quả cao.

Hai là, thực hiện có hiệu quả các giải pháp công nghệ, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng.

Cùng với các giải pháp tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, cần đẩy mạnh thực hiện các giải pháp công nghệ như: Bảo vệ tốt thông tin cá nhân, kỹ thuật phát tán thông tin trên không gian mạng, kỹ thuật phân tích điều tra, ngăn chặn, bóc gỡ khóa tài khoản của đối phương,… có vị trí rất quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi trong đấu tranh phòng, chống, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng hiện nay.

Ba là, cần xác định công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài, tránh tư tưởng xem nhẹ, buông lỏng, mất cảnh giác.

Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi, phản bác các thông tin xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần xác định là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài, khó khăn và quyết liệt, do vậy cần tuyệt đối tránh tư tưởng xem nhẹ, lơ là, buông lỏng, mất cảnh giác. Cần lấy chính các phương tiện truyền thông mới và không gian mạng làm phương tiện và nền tảng chủ đạo để khắc chế thủ đoạn dùng không gian mạng để chống phá ta của các thể lực thù địch theo phương châm “lấy độc trị độc”, tận dụng những ưu thế của phương tiện truyền thông mới để phản tuyên truyền lại những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch.

Bốn là, giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên trách đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của hệ thống cơ quan chuyên trách đấu tranh tư tưởng, lý luận, các cơ quan tuyên giáo, báo chí của Đảng; mở rộng các kênh, lực lượng thông tin rộng khắp, làm chủ không gian thông tin trong nước và không gian mạng. Có cơ chế chỉ đạo thông tin thống nhất, hiệp đồng thông tin đồng bộ, tác chiến thường trực, đa dạng, đa tuyến. Kết hợp thông tin phản bác của các cơ quan báo chí chính thống với các kênh truyền thông khác, theo phương thức lấy thông tin chủ đạo từ các cơ quan báo chí làm thông tin nguồn để lan tỏa trên không gian mạng, tận dụng tính năng siêu kết nối xã hội của các phương tiện truyền thông mới, truyền thông xã hội, tích hợp tính năng chia sẻ thông tin của các báo, tạp chí điện tử đến một số ứng dụng truyền thông xã hội lớn.

Coi trọng công tác dự báo khoa học về những xu hướng truyền thông mới tác động trực tiếp tới sự thay đổi về thủ đoạn, cách thức, phương tiện chống phá kiểu mới của các thế lực thù địch, phục vụ trực tiếp cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng, trúng, có tầm nhìn chiến lược, chủ động trong mọi tình huống. Kết hợp các giải pháp về nội dung với các giải pháp kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ an ninh bao gồm việc chặn lọc, vô hiệu hóa, đấu tranh với các nhà cung cấp các phương tiện truyền thông xã hội nước ngoài, gỡ bỏ thông tin xấu độc, răn đe, xử lý hình sự để tạo hiệu quả đấu tranh tổng lực.

Năm là, xây dựng hệ thống bài viết chuyên luận chuyên sâu phản bác những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Chú trọng xây dựng hệ bài chuyên luận chuyên sâu phê phán, phản bác, bẻ gãy từ gốc những luận điệu xuyên tạc, những quan điểm sai trái, thù địch bằng lý luận và thực tiễn khoa học với hệ thống luận cứ, luận chứng chặt chẽ, có tính thuyết phục cao giúp độc giả hiểu sâu sắc, thấy rõ bản chất vấn đề, từ đó có niềm tin khoa học vững chắc vào nền tảng tư tưởng của Đảng.

Sáu là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội theo định hướng, chỉ đạo thống nhất; đồng thời, giao mỗi ban ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị phải xây dựng lực lượng, hệ thống, kế hoạch tuyên truyền. Thường xuyên nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, trong các tổ chức đoàn thể, khắc phục tình trạng mơ hồ về chính trị trong cán bộ, đảng viên và trong quần chúng nhân dân.

Thường xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng, tuyên truyền giáo dục chính trị với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ “tính hai mặt” của mạng xã hội, hiểu biết đầy đủ những thủ đoạn hoạt động và nội dung chống phá của các thế lực thù địch, mức độ nguy hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh là vấn đề hết sức quan trọng. Thường xuyên nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong quần chúng nhân dân, định hướng thông tin chính xác, kịp thời nhằm tạo khả năng “miễn dịch”, “tự đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch để chủ động tiến công, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, phản bác, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, kích động, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bảy là, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức, đa dạng hình thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng xã hội.

Đổi mới nội dung, phương thức đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh,… trên mạng xã hội; trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục truyền thống, định hướng giá trị, bồi dưỡng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam cho thế hệ trẻ một cách khoa học, thiết thực, sâu rộng, có tính thuyết phục cao, qua đó nâng cao khả năng đề kháng và phản bác của cán bộ, đảng viên và người dân trước những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức thông tin tuyên truyền, lựa chọn đúng nội dung và luôn có những thông tin mới trong tuyên truyền, tăng cường thông tin đối ngoại. Tiến hành điều tra dư luận xã hội để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cơ sở để xây dựng nội dung tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kịp thời cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng trước các vấn đề xã hội, tạo thế chủ động trên mặt trận đấu tranh trên mạng xã hội.

Tám là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tiếp tục triển khai thực thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16-9-2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI “về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17-6-2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới, Thông báo số 17/TB-VPTW, ngày 23-8-2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; đặc biệt là Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thực hiện Luật An ninh mạng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12-6-2018. Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật an ninh mạng, nhất là các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống phá Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc./.

                                                                                                VHT.

 

LỜI BÁC DẠY NGÀY 03 THÁNG 12

 

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 03 tháng 12 năm 1945, đăng trên Báo Cứu quốc, số 108, ra ngày 04 tháng 12 năm 1945: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn nữa”. Đây là thời điểm nước ta vừa mới giành được nền độc lập, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cấp bách như: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm, mở rộng quan hệ với các nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam... Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa sâu sắc, là sự nhắc nhở ân cần đối với đồng bào các các dân tộc hãy xóa bỏ mọi bất hòa, thành kiến, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà để bảo vệ nền độc lập đã giành được.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang quyết liệt thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, kích động ý thức về tộc người và lợi dụng sự chênh lệnh về trình độ phát triển giữa các dân tộc để tạo mâu thuẫn, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị, là nền tảng lý luận cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng, dẫn dắt cho hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết tốt vấn đề dân tộc trong tình hình mới. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.  Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc; nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc...

Hơn 70 năm qua, bằng những việc làm thiết thực như tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, phòng chống thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bài trừ hủ tục mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội… Quân đội ta đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn mới, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội nguyện kề vai sát cánh với đồng bào các dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng miền núi, vùng các dân tộc ngày càng vững mạnh, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, cùng với đồng bào các dân tộc và nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

                                                                                                                     VHT.

 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN CÁC ÂM MƯU THỦ ĐOẠN, QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.


Do đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin trên mạng nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe. Trong khi đó, quy trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này theo quy định hiện hành mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc quy định vừa sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì vậy, để kịp thời ngăn chặn, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần có giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn.

- Tổ chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các trang mạng xã hội trong nước.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

- Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý thông tin sai phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp với Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động sai phạm về thông tin điện tử trên mạng.

Thứ hai, cần chú trọng xây dựng tốt công tác kỹ thuật, công nghệ: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định hướng trong việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để các doanh nghiệp thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển thị nội dung trên mạng internet khi phát hiện thông tin vi phạm.

Chuẩn bị các phương án kỹ thuật, công nghệ phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn các thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet;

Thứ ba, xây dựng đầu mối tiếp nhận, quy trình xử lý tin giả trên mạng xã hội: Bộ Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương sẽ là đầu mối thực hiện việc xử lý đối với các hành vi tung tin giả của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

 Việc xác định tin giả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong việc nhận diện và xác định tin giả theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng đối với các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội... Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ động tập hợp, cung cấp các tài liệu, chứng cứ để các cơ quan chức năng xác lập hành vi của các đối tượng tung tin giả.   

Thứ tư, cần tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức: Các cơ quan chức năng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí & truyền thông liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.

- Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt tích cực và tiêu của Internet để thế hệ trẻ biết sàng lọc trước các luồng thông tin xấu độc. 

- Đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như báo, đài, truyền hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền. 

- Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền thông của riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.

- Xây dựng và phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với người sử dụng internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ thông tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.

Thứ năm, phát triển mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ: Hiện nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Do đó, cần có các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển. 

Thứ sáu, các cơ quan cung cấp thông tin báo chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận thức của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Xây dựng nền tảng xuất bản mở và đa nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ trợ quản lý vận hành báo có tính liên thông cao, ví dụ: Nhân sự, công việc, tính hiệu quả cần được liên kết chặt chẽ, lấy công nghệ làm nền tảng, lấy công nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ làm công cụ dự báo.  Bám sát việc phát triển công nghệ của toà soạn với hoạt động chuyển đổi số chung của Chính phủ và doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao tiếp về thông tin.

Thứ bẩy,  Ban Chỉ đạo 35 của Ban Tuyên giáo Trung ương cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện các văn bản chỉ đạo và quy chế, các tình huống trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay.  Ban Chỉ đạo 35 cần chủ động phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy bám sát thực tiễn, kịp thời dự báo những tư tưởng không tích cực, những vấn đề nổi cộm tại các địa phương, chú ý đến việc bảo vệ nhân quyền của các giáo hội …; chủ động cung cấp thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế về những nội dung quan điểm nhận thức chưa đúng về công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam

Thứ tám, các cơ quan báo chí cần lựa chọn những người có vị thế, uy tín trong xã hội có nhiều bài viết, nêu gương trong việc đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Tùy theo tính chất nhiệm vụ và khu vực Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp tập huấn của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí và những phóng viên chủ chốt, tích cực trong việc viết bài, phản ánh không chỉ trên báo mà còn các phương tiện trên  mạng xã hội với những cách làm sáng tạo để kiên quyết đập tan các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.

Trong thời gian qua và những năm tiếp theo, các cơ quan báo chí cần chủ động tuyên truyền về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; chú trọng vào việc tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm trong từng năm như: Ngày thành lập Đảng, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; Quốc khánh 2/9; Cách mạng Tháng Tám thành công; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam./.

                                                                                                             VHT.

LỜI BÁC DẠY NGÀY 01 THÁNG 12


Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân. Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, ngày 01 tháng 12 năm 1962, đăng trên Báo Nhân dân, số 3173, ra ngày 02 tháng 12 năm 1962.

Là người đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã có công xây dựng một nền văn nghệ mới, thường xuyên sâu sát và có những lời chỉ bảo tận tình, cần thiết cho đội ngũ những người làm công tác văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các anh chị em nghệ sĩ. Lời căn dặn của Bác rõ ràng, dễ hiểu nhưng là bài học sâu sắc, tinh tế có giá trị định hướng cụ thể về nhận thức, tư tưởng và hành động nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu cho những người cầm bút.

Thực hiện lời Bác dạy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng chục ngàn văn nghệ sĩ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đến với tiền tuyến lớn, lăn lộn trên các chiến trường đầy khói lửa và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục phát huy tài năng sáng tạo của mình, thật sự hòa mình vào cuộc sống lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phấn đấu có nhiều tác phẩm xuất sắc, xứng đáng với tầm vóc của cách mạng, với dân tộc Việt Nam.   

Hiện nay, lời căn dặn của Bác vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn nhằm động viên văn nghệ sĩ cả nước bồi dưỡng cái tâm và cái tài, khám phá, sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến đội ngũ văn nghệ sĩ - những người chiến sĩ tiên phong trên mặt tư tưởng, văn hóa của Đảng và đã xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này là cần phải nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người; tích cực cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn… Thấm nhuần lời dạy của Bác, mỗi văn nghệ sĩ trong Quân đội cần ra sức học tập nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tích cực tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống nhằm không ngừng tự hoàn thiện bản thân; đi sâu bám sát mọi hoạt động của bộ đội, phấn đấu sáng tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị đáp ứng kịp thời nhu cầu thẩm mỹ của bộ đội, góp phần tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới./.

                                                                                                                   VHT.

 

HỘI THẢO TRÁ HÌNH - BIỂU HIỆN CẦN SỚM NGĂN CHẶN!

         Chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng chắc chắn hằng năm ở nước ta đều đặn tổ chức hàng nghìn cuộc hội thảo diễn ra ở các cấp, các ngành, địa phương...
    Không thể phủ nhận tính thiết thực, hiệu quả và giá trị khoa học của những hội thảo trong công cuộc hiến kế, cải tổ, xây dựng, đổi mới đất nước; thế nhưng xoay quanh câu chuyện công tác tổ chức hội thảo thì vẫn còn đó nhiều vấn đề đáng bàn và đáng buồn.

Đâu phải dịp tung hô
     Tại một hội thảo của ngành, chủ đề được xác định khá thiết thực, có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Thế nhưng, sau phần đề dẫn, các ý kiến tham luận khiến những người chứng kiến, thậm chí những người trong cuộc không khỏi rầu lòng, lo nghĩ.
     Tham luận đầu tiên bày tỏ sự nhất trí hoàn toàn với báo cáo đề dẫn, rồi dành toàn bộ thời gian trình bày về kết quả công tác mà cơ quan mình đạt được; cũng không chia sẻ kinh nghiệm, cách làm, cũng không đề cập đến những khó khăn, vướng mắc. Đáng ghi nhận duy nhất của ý kiến này là nêu lên một vài kiến nghị, nhưng nghe ra đề xuất đã quá cũ kỹ, mang nặng tính phiên phiến mà ai cũng đã từng được nghe qua. Một số người chứng kiến hội thảo tỏ ra ái ngại: Hội thảo chứ có phải hội nghị báo công đâu mà phát biểu “sặc mùi” báo cáo thành tích như vậy?
     Càng thất vọng khi lần lượt các ý kiến tiếp theo có nội dung na ná như vậy. Kiểu là cơ quan mình, địa phương mình đã rất cố gắng quán triệt, triển khai, rồi khẳng định: Kết quả đạt được là nhờ sự nỗ lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền; nhất là có sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt, đúng đắn của cấp trên...
     Có rất ít ý kiến mổ xẻ vấn đề trọng tâm của hội thảo, nói thẳng về những vấn đề đặt ra, chia sẻ những băn khoăn, trăn trở, đề xuất kiến nghị. May thay, có một ý kiến thẳng thắn nói rõ: Hội thảo hoàn toàn khác với hội nghị báo cáo thành tích. Nếu tất cả đại biểu chỉ tập trung nói về kết quả của cơ quan, địa phương mình thì chủ đề, nội dung hội thảo đưa ra sẽ không tìm được lời giải, sẽ không có căn cứ khoa học để tổ chức thực hiện trên thực tế. Nếu như vậy thì ý nghĩa, mục đích của hội thảo không thể đạt yêu cầu và hội thảo không còn đúng nghĩa nữa.
     Chính vì hội thảo bị biến tướng, trá hình như thế nên mới xảy ra tình trạng đại biểu, khách mời đến dự khai mạc, tham luận báo cáo xong thành tích của cơ quan, địa phương mình là “cáo bận rút về”. Có trường hợp thản nhiên ngủ gật hoặc sử dụng điện thoại... chờ đến “phần hội” sau hội thảo.
     Điều đó phần nào cho thấy những vấn đề được nêu ra tại các hội thảo không nhận được sự quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng không tâm huyết, thiếu trách nhiệm. Chính vì thế mà không ít tham luận khoa học có nội dung “báo cáo thành tích” của các đại biểu bị “xếp xó”, “cất tủ” sau khi hội thảo tuyên bố kết thúc.
     Hội thảo phải là cuộc gặp gỡ của những người có cùng mối quan tâm về một vấn đề khoa học hoặc thực tiễn cấp thiết, cần thiết để cùng nhau tranh luận đi đến chân lý của tri thức. Các cuộc hội thảo cần tập trung thảo luận về các vấn đề mang tính khoa học, lý luận và thực tiễn đang xảy ra.
     Mục đích hội thảo là làm sáng tỏ các cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề. Có thể nói, đây là hình thức mang đậm tính chất chuyên đề, nhằm mang lại hiệu quả tốt trong công tác nghiên cứu khoa học hoặc quản lý, điều hành xã hội. Nói cách khác, hội thảo phải thu hoạch được giá trị khoa học và thực tiễn về một vấn đề thiết yếu cần quan tâm, chứ không phải một dịp tung hô, bày tỏ lòng biết ơn với cấp trên hay đi kể lể công trạng của tổ chức, cơ quan, địa phương mình.

Cái cớ để giải ngân,
giải trí?
     Vì hội thảo có vai trò, vị trí hết sức quan trọng như vậy nên ở tầm vi mô hay vĩ mô, các cơ quan, đơn vị, địa phương đều tổ chức nhiều cuộc hội thảo lớn, nhỏ khác nhau là cần thiết. Thế nhưng thực tế cho thấy, số lượng hội thảo càng tăng thì chất lượng hội thảo lại bị “giảm xuống”-ấy mới là điều đáng bàn và đáng buồn.
     Thẳng thắn mà nói, nhiều hội thảo bảo đảm rất tốt phần nghi lễ, thể hiện sự trang trọng, nghiêm cách, có số lượng đại biểu tham dự khá đông đảo, hiện thực “phần hội” thì rất trịnh trọng, nhưng “phần thảo” gần như chưa được quan tâm đúng mức. Thành thử, “hội” nhiều nhưng “thảo” ít nên mục đích cao nhất của hội thảo vô hình trung bị “biến tướng”, sai lệch nghiêm trọng.
     Thật đáng lên án nếu như có hội thảo nào đó được tổ chức là để... “giải ngân” vì trong kế hoạch hằng năm của các cơ quan, đơn vị thường có nguồn chi cho các... hội thảo. Thế nên mới có những hội thảo kéo dài 2-3 ngày một cách không đáng.
     Thậm chí, rất dễ “điểm mặt” các cuộc hội thảo của ngành này, địa phương nọ lại “kéo nhau” đến một địa điểm du lịch nổi tiếng để tổ chức rầm rộ, rình rang. Ở đó, dù hội thảo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng các đại biểu được triệu tập từ rất sớm, được tham gia các hoạt động “bên lề”; được tiệc tùng liên hoan, nghỉ khách sạn và “thụ hưởng” các chế độ chẳng khác gì một dịp đi du lịch.
     Lại có một thực tế nữa là cùng với họp hành, “công việc” hội thảo đang chiếm một thời lượng không ít của nhiều cán bộ, công chức. Thế nên mới có thông tin báo chí nêu về một vị lãnh đạo cấp thành phố mỗi năm nhận được 700 giấy mời đi họp, đi hội thảo ở cấp Trung ương và địa phương.
     Đã có những thống kê cho thấy, trên cả nước, mỗi tuần có vài trăm cuộc hội thảo. Ngoài việc đi hội thảo theo kế hoạch, theo nhiệm vụ được phân công, một điều rõ ràng là không ít cán bộ tham dự vì xem đây là một dịp xả stress, được nghỉ dưỡng, hoặc được tri ân, được nhận tiêu chuẩn “phong bao, phong bì”.
     Vậy là, dù mang danh hội thảo, tổ chức rất tốn công, tốn sức nhưng kết quả và ý nghĩa mang lại thì hết sức khiêm tốn. Thực tế này phải chăng đang là một biểu hiện hết sức đáng quan ngại, gây thất thoát tài sản công, lãng phí trí tuệ, sức người, sức của của tổ chức và nhân dân.
     Thực chất, cái đích cao nhất của hội thảo là đi đến tận cùng các vấn đề tri thức khoa học, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề mà thực tiễn đang cần, lòng dân đang mong. Vì vậy, bất di bất dịch, hội thảo phải tập trung vào phần “thảo”, chứ không chỉ chăm chăm vào phần “hội” như không ít cơ quan chủ trì và những người làm công tác tổ chức phải lo lắng, trăn trở. Trong khi không ít địa phương, cơ quan, đơn vị đang khó khăn, chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư công, thì tổ chức hội thảo lại đang trở thành một kênh lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội và chính những người trong cuộc.
     Để khắc phục tình trạng này, rất cần những chuẩn mực về quy trình, quy định cấp phép cho các hội thảo; không nên để hội thảo diễn ra tràn lan, hình thức, tốn kém như thời gian qua. Trong đó, những người đứng đầu, những người làm công tác tổ chức cần thay đổi tư duy, đặt ra yêu cầu cao trong công tác chuẩn bị và vận hành hội thảo.

Để hội thảo không bị biến tướng, trá hình
     Rõ ràng, giá trị của hội thảo là rất lớn. Đó là dịp để các nhà khoa học, đại biểu góp tiếng nói, ý kiến cá nhân để luận bàn, tranh thảo, thống nhất tư duy và hành động; phát huy trí tuệ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề. Để hội thảo đạt thực chất, việc trước hết và quan trọng hàng đầu hiện nay là những người tổ chức phải biết cách lựa chọn chủ đề cho thật đúng và trúng. Hội thảo sẽ nói về chủ đề gì? Mục đích nhằm hướng tới cái gì? Từ xác định rõ chủ đề, mục đích, yêu cầu, rồi lựa chọn đúng diễn giả để bàn bạc kỹ nội dung, sắp xếp các ý kiến tham luận, phản biện sao cho phù hợp...
     Các buổi hội thảo sẽ rất cuốn hút, mang lại những kiến thức và sự trải nghiệm bổ ích nếu biết khơi dậy những quan điểm, ý kiến (kể cả trái chiều) khi muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó. Quá trình hội thảo phải có người này nêu vấn đề, người kia giải đáp, người khác tranh biện, thì mới trở nên hấp dẫn; chứ không phải mỗi người một tham luận riêng lẻ, trình bày lần lượt theo kịch bản sơ cứng, có sẵn.
     Để hội thảo không rơi vào hình thức, không bị biến tướng, những người có trách nhiệm phải làm tốt công tác chuẩn bị, nhất là về nội dung hội thảo. Nhiều nhà quản lý cho rằng, nội dung thảo luận cần đi vào những vấn đề cụ thể, toàn diện, đề cập cả phương diện lý luận, thực tiễn và xoáy sâu vào các vấn đề vướng mắc để thống nhất đề xuất các chủ trương, giải pháp tháo gỡ, giải quyết.
     Định hướng thảo luận cần cả nội dung trái chiều để tranh luận, làm rõ vấn đề chính, xuyên suốt. Cần tránh tình trạng nội dung chính thì thảo luận sơ sài, việc cũ bàn nhiều, việc hiện tại và tương lai bàn ít, việc không liên quan thì đề cập một cách tùy hứng, cảm tính, nặng tính chủ quan.
     Các đại biểu dự hội thảo phải nghiên cứu kỹ chủ đề, nội dung, nắm chắc yêu cầu và “đầu bài” ban tổ chức đặt ra để tập trung vào vấn đề trọng tâm một cách ngắn gọn-chỉ nói những nội dung cần nói. Có như vậy thì khi hội thảo diễn ra mới thật sự là một diễn đàn khoa học, nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả.
     Cũng cần lưu ý rằng, hội thảo muốn đạt mục đích và có chất lượng thì phần thảo luận phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, thực chất với sự tham gia của đông đảo đại biểu, chứ không phải cầu toàn, chỉ định một số cá nhân diễn theo kịch bản.
     Có nghĩa, cần khắc phục tình trạng “kịch bản hóa hội thảo” một cách sơ cứng; rơi vào dân chủ hình thức, dân chủ một chiều, chỉ tung hô thành tích, hoặc cổ xúy cho những nội dung, yếu tố tích cực. Dân chủ trong phát biểu, trình bày quan điểm cá nhân nhưng phải bảo đảm tính nguyên tắc, xây dựng, hướng đến làm rõ vấn đề quan tâm, chứ không phải dựa vào thảo luận để phê bình, xoáy vào thực trạng mà không bàn giải pháp, chỉ ra khó khăn, vướng mắc mà thiếu đề xuất, hiến kế...
     Một khi thực hiện tốt các phần việc nêu trên thì chắc chắn chất lượng hội thảo sẽ có bước chuyển biến tích cực. Đồng thời, khi kết thúc hội thảo, phải làm tốt việc rút kinh nghiệm, phê bình, chỉ rõ mặt tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức; nhất là phải đấu tranh, khắc phục tình trạng “khai hội”, “tan hội” trong tiếng vỗ tay, rồi “khi xong xuôi tất cả lại về”./.
Yêu nước ST.

XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC TRONG QUÂN ĐỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội phụ nữ, công đoàn, hội đồng quân nhân, đây là một bộ phận của hệ thống chính trị được tổ chức và hoạt động ở các đơn vị quân đội để đại diện, bảo vệ lợi ích và thực hiện, phát huy quyền làm chủ của các thành viên. Cùng với việc xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện thì xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh sẽ trực tiếp góp phần xây dựng, củng cố thể chế chính trị trong quân đội vững mạnh - một nội dung cơ bản xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.

Quán triệt và nắm vững những quan điểm của Đảng về công tác quần chúng: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân và kết hợp hài hoà các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng; công tác dân vận là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và đoàn thể.

Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong xây dựng và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội. Xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương, phương thức hoạt động; coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; tôn trọng tính độc lập, tự chủ; tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động theo đúng chức năng giáo dục, đoàn kết, phát huy quyền làm chủ của hội viên, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ  của đơn vị

Các tổ chức chính trị - xã hội phải có nội dung, chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, thiết thực, hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt của các tổ chức chính trị - xã hội về phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác phong công tác quần chúng. Xây dựng đội ngũ đoàn viên, hội viên đông đảo về số lượng, mạnh về chất lượng, nhất là trình độ giác ngộ chính trị, tinh thần tự giác, trách nhiệm, ý thức làm chủ, ý thức tổ chức, kỷ luật.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 

Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cho đất nước ta mới thực sự giầu mạnh, xã hội ta mới thực sự dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân ta mới thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới thực sự được đảm bảo vững chắc và dân tộc Việt Nam mới trường tồn.  Vì vậy: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chiến lược bất di, bất dịch của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đang là mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam. Để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp.

 Đảng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân, thực sự giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tổ chức, phương pháp giáo dục bằng nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, mạn đàm trao đổi, sinh hoạt các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội.

Những hoạt động giáo dục phải đa dạng, phong phú, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, vùng sâu, vùng xa. Kết hợp chặt chẽ các hình thức, trong đó chú trọng tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho Nhân dân.

 

QUÂN ĐỘI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG

 

Trước tiên cần nhận thức đúng đắn hơn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá. Công tác dân vận của Quân đội đã làm cho đồng bào các dân tộc, tôn giáo hiểu được giá trị cuộc sống độc lập, tự do, hòa bình, không có xung đột dân tộc và tôn giáo, giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước.

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, tôn giáo được triển khai đồng bộ ở các cấp, tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền đến từng nhà, từng đối tượng; kết hợp giáo dục chung với giáo dục riêng, giáo dục tại cộng đồng, trong đó chú trọng giáo dục cảnm hóa, giáo dục bằng những việc làm cụ thể của cán bộ, chiến sĩ, đã giác ngộ được nhiều đối tượng bị các thế lực thù địch khống chế, bọn cực đoan trong các dân tộc, tôn giáo; thăm hỏi già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành; tổ chức giao lưu văn hóa, thể thao giúp đồng bào dân tộc, tôn giáo có

Thường xuyên phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, chức sắc, chức việc tôn giáo trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số, các tín đồ chấp hành và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Các cấp đã tổ chức tốt việc giáo dục quốc phòng, an ninh thuộc các đối tượng, chú trọng đội ngũ cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên, chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

Vì vậy, Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các quân khu, tỉnh, thành phố đã tham mưu, phối hợp với địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong các dân tộc, các chức sắc, chức việc tôn giáo, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng toàn dân, các đơn vị trong những năm qua đã chỉ đạo các cơ quan chủ động nghiên cứu, biên sọan các chuyên đề để bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác vận động quần chúng.

TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO VÙNG SÂU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG


 

Đáp ứng với tình hình hiện nay, công tác vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, chương trình phát triển knh tế, văn hóa, xã hội mới của địa phương; đây là vấn đề càn thiết trog giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, sự phát triển của đất nước, những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, của đồng bào các dân tộc tôn giáo, tín đồ tôn giáo

Một là: Bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tuyên truyền, nói riêng để mọi người dân Việt Nam dù là đồng bào dân tộc tôn giáo hay người Kinh, có đạo hay không có đạo đều tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách  của Đảng và Nhà nước; tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

Hai llà: Tăng cương công tác tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với đồng bào dân tộc tôn giáo, tôn giáo, vận động đồng bào dân tộc tôn giáo, các tín đồ tôn giáo,  phát huy những giá trị về văn hoá, đạo đức của các dân tộc, tôn giáo.các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc, các chức sắc, chức việc tôn giáo thực hiện tốt các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm công dân về quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc.

Đổi mới phương pháp, cách thức tuyên truyền nghị quyết, kết luận, nghị định của Chính phủ về công tác dân tộc, luật tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước để đồng bào dân tộc tôn giáo, mọi tín đồ, các vị chức sắc, chức việc trong các tôn giáo cũng như mọi người dân Việt Nam hiểu và thực hiện tốtđường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng về vấn đề dan tộc, tôn giáo.

 

 PHÊ BÌNH VÀ TỰ PHÊ BÌNH CHỚ CÓ “TRƯỚC MẶT KHÔNG NÓI, SOI MÓI SAU LƯNG”

Trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ thì tự phê bình và phê bình có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm coi trọng: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí cần thiết và sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Người xác định đây là biện pháp quan trọng để tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng: “Ta có hai cách để thực hiện thống nhất tư tưởng, đoàn kết nội bộ là phê bình và tự phê bình”. Đặc biệt, cần chú ý đến công tác phê bình vì tác dụng của phê bình rất lớn, nhưng làm sao để phê bình đúng, có hiệu quả thật sự là vấn đề rất đáng quan tâm. Yêu cầu đặt ra là việc phê bình phải thật sự chân thành, có phương pháp đúng, hợp lý, hợp tình.

Các thế lực thù địch, phản động, chống phá, cơ hội chính trị cho rằng, phê bình của Đảng Cộng sản là đấu đá nội bộ… Ngay một số cán bộ, đảng viên của Đảng vốn đã từng có thời gian tham gia vào hoạt động tự phê bình và phê bình của Đảng, khi đang công tác, có chức, có quyền thì không có ý kiến phê phán gì, nhưng đến khi về nghỉ hưu, hoặc bản thân có sai lầm khuyết điểm, bị xử lý kỷ luật (dù việc xử lý của tổ chức là rất chính xác, rõ ràng, công khai, có lý, có tình), nhưng họ vẫn quay sang phê phán, đổ lỗi cho khách quan, cho đồng chí, cho tập thể, nói xấu tổ chức, nói xấu công tác tự phê bình và phê bình của Đảng.

Cùng với việc xác định rõ tác dụng, yêu cầu của phê bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đưa ra phương pháp phê bình đúng đắn, chính xác. Người dạy: “Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang… Tuyệt đối không nên có ý mỉa mai, bới móc, báo thù. Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “trước mắt không nói, soi mói sau lưng”.

Trên thực tế, những hạn chế, khuyết điểm, những căn bệnh xấu xuất hiện trong phê bình mà Bác Hồ đã chỉ ra trên đây cũng đã xuất hiện nhiều lần ở nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác. Tình trạng trong sinh hoạt thì im hơi, lặng tiếng, nhưng sau khi họp, trong câu chuyện bàn trà, thậm thụt sau lưng thì nói xấu, tố cáo nhau đủ thứ chuyện. Hay họp hành công khai thì nâng nhau lên đủ thứ tử tế, nhưng khi đằng sau thì lại tìm mọi cách để dìm nhau xuống. Nổi lên là hiện tượng dĩ hòa vi quý, trong sinh hoạt tập thể, công khai, trước mặt nhau thì cái gì cũng tốt, nhưng đến khi vỡ chuyện, bị xử lý kỷ luật thì giậu đổ bìm leo, tố cáo nhau, đổ lỗi cho nhau đủ thứ.

Muốn công tác phê bình có hiệu quả tốt thì cần phải có những biện pháp tổng hợp, đồng bộ. Trước hết, cần có nhận thức, quan điểm đúng đắn về phê bình. Chỉ có nhận thức, quan điểm đúng về phê bình thì mới có được hành động chuẩn mực, hợp lý, hợp tình trong triển khai phê bình. Ví dụ như phải nhận thức đúng đắn rằng, mục đích của phê bình là để giúp nhau tiến bộ, tăng cường đoàn kết thống nhất, thì từ đó mới có thể có những chủ trương, cách làm đúng và có chất lượng. Nếu nhận thức sai về phê bình sẽ rất dễ dẫn đến phê bình sai mục đích, cách làm không phù hợp, nội bộ mất đoàn kết, phản tác dụng.

Để làm tốt công tác phê bình, đòi hỏi phải có các quy định cụ thể, chặt chẽ nhằm phát huy cao nhất tác dụng của công tác phê bình. Lưu ý sự cần thiết của những hướng dẫn chi tiết, cách làm cụ thể, thống nhất để mọi tổ chức và cá nhân cùng thực hiện tốt công tác phê bình, không vi phạm sai sót trong phê bình. Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Vạch khuyết điểm để sửa chữa, cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Muốn tự phê bình và phê bình có kết quả, cán bộ các cấp, nhất là cấp cao phải noi gương tốt”.

Trong công tác phê bình cần xác định rõ vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng tổ chức cơ sở đảng thật sự vững mạnh, trở thành môi trường trong sáng, lành mạnh, tạo thuận lợi cho từng cán bộ, đảng viên thực hiện tốt công tác phê bình. Môi trường không phù hợp, không lành mạnh sẽ dẫn đến việc phê bình thiếu dân chủ, không thực chất, hoặc áp đặt, cứng nhắc, làm cho cán bộ, đảng viên không dám phê bình hoặc phê bình hời hợt, hình thức, kém hiệu quả.

Cũng cần quan tâm tạo thuận lợi để quần chúng nhân dân tham gia phê bình cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Uy tín của người lãnh đạo là ở chỗ mạnh dạn thực hiện tự phê bình và phê bình, biết học hỏi quần chúng, sửa chữa khuyết điểm… chứ không phải ở chỗ giấu giếm khuyết điểm và e sợ quần chúng phê bình”. Chính Người cũng đã đưa ra mối quan hệ gắn bó giữa nhân dân với bộ đội trong công tác phê bình, chỉ rõ nhân dân có quyền góp ý, phê bình với bộ đội: “Tôi là người dân, tôi cũng có quyền phê bình, góp ý với bộ đội chứ. Bộ đội cách mạng là bộ đội của dân cơ mà”.

Yêu cầu rất quan trọng đặt ra của công tác phê bình và tự phê bình là cần thiết phải nêu cao trách nhiệm và tính tự giác của từng cán bộ, đảng viên. Chỉ có trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và tình cảm của mỗi cá nhân thì mới có thể có tinh thần tự nguyện, kiên quyết và cách làm phù hợp để từ đó đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động phê bình và tự phê bình.

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam chúng ta không ngừng rèn luyện phấn đấu, tăng cường phê bình và tự phê bình để thực hiện đúng chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương: “Đảng bộ Quân đội phải làm gương, làm mẫu về mọi mặt. Trong toàn quân không có cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân”./.                                                                                 

 

  NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ TỰ DO TÔN GIÁO 

 

Một số người Việt chống cộng ở hải ngoại có quan điểm chống đối chính quyền Việt Nam, đã dựa vào chính sách chung của chính quyền Mỹ, rất coi trọng các quyền tự do, mà trong đó, quyền tự do tôn giáo gần như được xem là hàng đầu, để từ đó tạo những ảnh hưởng, tác động vào các sinh hoạt chính trị trong cộng đồng người Việt Nam. Năm 1988, khi đặt chân lên đất Thái Lan, ngay trong trại tị nạn dành cho người vượt biên, tôi đã rất ngạc nhiên vì trong môi trường đầy khó khăn, thiếu thốn và hoang mang vì tương lai bấp bênh, vô định, thế nhưng các hoạt động về tôn giáo đã diễn ra sôi nổi mang đầy màu sắc chính trị.

 

Các Ban trị sự, Hội đồng liên tôn các tôn giáo đã tập hợp các tín hữu, con chiên, đạo hữu của mình thành những đoàn thể để hoạt động không thuần túy về tôn giáo, mà còn nhằm xuyên tạc, chỉ trích chính quyền Việt Nam. Nhiều tài liệu, sách báo, thông tin từ hải ngoại được ấn hành, đưa vào trại tị nạn phát tặng miễn phí, kích động chống Việt Nam như báo Đường Sống (Mỹ), báo Quê Mẹ (Pháp) hay các tổ chức như BPSOS (Boat people SOS - Ủy ban cứu trợ người vượt biển).

 

Khi định cư ở Mỹ từ tháng 2/1991, tôi nhận thấy nhiều cơ sở tôn giáo được mở mang, phát triển và hoạt động rất năng động. Nhiều nhà thờ, nhà chùa mới được thành lập từ những vận động, đóng góp chủ yếu từ các cá nhân. Gắn liền với những kỷ niệm từ quê nhà, không ít nhà thờ, ngôi chùa lấy tên trùng với những nơi thờ tự quen thuộc như Giáo xứ Tân Sa Châu, Giáo xứ Tân Bùi Chu, Phát Diệm, Chùa Dược Sư, Chùa Vĩnh Nghiêm… Chính những cơ sở tôn giáo này cũng tự biến thành nơi hội họp, sinh hoạt chính trị vì các nhân sự, thậm chí các nhà lãnh đạo tôn giáo ở hải ngoại ít nhiều cũng nhuốm mùi chính trị cực đoan.

 

Ý niệm về “đấu tranh tôn giáo” với “đấu tranh cho dân chủ, tự do” đã trở thành phương tiện, là công cụ cho các cá nhân, tổ chức chống cộng cực đoan khai thác triệt để nhằm lợi dụng lòng tin của người dân còn mơ hồ, hay có định kiến với chính quyền Việt Nam. Các lãnh đạo cộng đồng, tổ chức chống cộng thường xuyên theo dõi các biến động xã hội trong nước không ngừng biến các hiện tượng được chú ý thành các “vấn đề tôn giáo” nghiêm trọng. Thí dụ, vụ án của linh mục Nguyễn Văn Lý, ngày 30/3/2007, tại Thừa Thiên Huế, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã mở phiên tòa công khai xét xử Nguyễn Văn Lý và đồng bọn về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại khoản 1, điều 88 - Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại phiên tòa cho thấy thái độ bất hợp tác của ông Lý khi luôn tỏ ra chống đối, thậm chí đạp vào vành móng ngựa, hô hào, gây ồn ào. Ông Lý đã bị một nhân viên an ninh bịt miệng để giữ trật tự, và một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc này đã được báo chí phương Tây, giới truyền thông chống cộng khai thác thành sự kiện “đàn áp, bịt miệng tự do tôn giáo”.

Khi sự kiện xảy ra, tôi và các đồng nghiệp của tuần báo Việt Weekly đã về Việt Nam, xin phép chính quyền về tận xã Thủy Biều, TP. Huế để tìm hiểu sự việc. Tại họ đạo Nguyệt Biều, đoàn báo chí từ hải ngoại của chúng tôi được tự do phỏng vấn các giáo dân tại địa phương về sinh hoạt tôn giáo tại đây. Các giáo dân kể chuyện cha Lý đã có công sửa đường, làm nhà vệ sinh công cộng, cấp con giống, cây trồng, mở lớp dạy máy tính, dạy ngoại ngữ miễn phí để đánh lừa, dụ dỗ niềm tin của một bộ phận giáo dân. Vụ án điển hình này cho thấy sự cấu kết của các tổ chức chính trị ở hải ngoại với các nhân vật chống đối đội lốt tôn giáo. Thông qua việc móc nối, vận động để xin tiền từ các tổ chức, cá nhân ở hải ngoại, ông Lý đã tham gia làm cố vấn vào “Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam” năm 2000, kích động giáo dân ký đơn đòi đất vốn của Giáo hội Thiên Chúa giáo đã giao cho hợp tác xã quản lý từ năm 1975, gây mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền.

 

Đoàn phóng viên báo Việt Weekly cũng có mặt tại Hà Nội để tham dự buổi họp báo của Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là ông Michael Marine, khi được hỏi về bức hình “bịt miệng cha Lý” ở phiên tòa, ngài đại sứ cũng nêu rõ là hành động gây rối trật tự ở tòa án, nếu ở Mỹ cũng sẽ bị ngăn chặn bằng vũ lực. Tuy nhiên, theo góc nhìn của nhà ngoại giao Mỹ, thì chính quyền Việt Nam cũng cần phải có động thái trao cho các công dân của mình “không gian rộng rãi hơn để biểu đạt ý kiến của mình”.

 

Những vụ án mang màu sắc tôn giáo liên quan đến vấn đề tranh chấp đất hay bất động sản, qua quan sát của tôi, hầu hết đều có sự tác động của các thế lực chính trị hải ngoại kích động, xúi giục. Cái gọi là “Yểm trợ đấu tranh tôn giáo” ở hải ngoại được tiến hành rất bài bản. Họ tập hợp nhau tại các địa điểm công cộng như công viên, khu chợ, bãi đậu xe, trung tâm thương mại, nơi có đông đảo người dân gốc Việt sinh sống để tổ chức các buổi “thắp nến cầu nguyện” hay “tuyệt thực cho tự do, nhân quyền”. Các tổ chức chống cộng này cho rằng các vụ tranh chấp đất đai ở những địa phương có cộng đồng người Công giáo sinh sống nhằm mục tiêu “thu hẹp tài sản của Giáo hội Công giáo, chia cắt nơi cư trú của đồng bào giáo dân, hòng làm suy yếu sự phát triển của Công giáo nói riêng”. Đây là những luận điệu xuyên tạc vô cùng ngớ ngẩn. Vì quyền làm chủ đất đai nào là của người Công giáo? Chính quyền địa phương mỗi nơi đều có quy định theo pháp luật để tiến hành thay đổi môi trường sống, sự phát triển của đô thị theo nhu cầu thực tế. Thế nhưng việc chuyển đổi quỹ đất này đã bị thổi phồng thành những vụ án “đàn áp tôn giáo” gây nên nhiều ngộ nhận cho người ở hải ngoại thiếu thông tin về sự việc.

Mặt khác các đối tượng chống cộng luôn phao tin rằng, người Cộng sản là “vô thần,” người Cộng sản coi “tôn giáo là thuốc phiện”, một khi tôn giáo ở Việt Nam lớn mạnh, sẽ trở thành những lực lượng đối kháng có thể đè bẹp chế độ! Vì vậy chính quyền Cộng sản Việt Nam phải áp dụng các cách đàn áp tinh vi, làm suy yếu tôn giáo. Từ đây họ đã đánh vào tâm lý chung của những gia đình di cư năm 1954, các quan chức chế độ Việt Nam cộng hòa luôn có ánh nhìn hoài nghi về chính sách tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Chính những cơ quan “truyền thông đen”, mang danh nghĩa là “truyền thông quốc tế” như BBC, RFA, VOA,.. mà nhân sự của các “đài Việt ngữ” phần lớn đều là những người làm truyền thông thiếu khách quan, thiếu thiện chí trong việc đưa tin, thổi phồng về vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam. Nhiều phóng sự, hội luận của các kênh này luôn khai thác các nhân vật đối lập, hay “bất đồng chính kiến” để gây hoang mang cho người dân ở hải ngoại, bằng những thủ thuật kích động nhưng lại tỏ ra khách quan, đa chiều.

 

Đồng thời nhu cầu về tâm linh, thể hiện tình yêu nước đã nhuốm màu sắc chính trị với chiều hướng cực đoan. Ở vùng nam California, tôi đã từng ghi nhận, phỏng vấn nhiều tu sĩ, các cha, các nhà sư từ trong nước đi sang Mỹ theo diện thăm thân hay du lịch, nhưng khi tìm hiểu, đi sâu vào vấn đề, mới rõ là họ được một số cá nhân, hoặc tổ chức chính trị ở hải ngoại mời đi Mỹ để “gây quỹ từ thiện” hay “xin quyên góp xây dựng nhà thờ, xây chùa” ở Việt Nam. Mỗi buổi họp mặt này, những bài than khổ về sự khó khăn trong sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam đều được các vị nêu lên theo ánh nhìn thiếu thiện chí, gợi niềm thương cảm trong cộng đồng. Nếu không trực tiếp về Việt Nam để tìm hiểu rõ sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, nhiều bà con ta cứ ngỡ ở Việt Nam không được đi lễ, không được đi chùa vì các cơ sở tôn giáo này do “Nhà nước quản lý”!

 

Điều đáng quan ngại hơn nữa, đó chính là sự hà hơi, tiếp tay của các vị “dân cử người Mỹ gốc Việt” trong các dịp tranh cử các vị trí như nghị viên thành phố, thị trưởng thành phố, nghị sĩ tiểu bang hay liên bang. Câu chuyện “đấu tranh cho tự do tôn giáo, quyền con người” tiếp tục được họ đưa ra để vận động tranh cử. Điển hình như các thành phố có đông người Việt cư trú như Westminster, Garden Grove, Fountain Valley, Santa Ana… (miền nam California), hay San Jose (miền bắc California), các chính trị gia đã tận dụng chiêu bài tranh cử không gì khác hơn là “chống cộng và đấu tranh cho tự do tôn giáo ở Việt Nam”. Đây là những khẩu hiệu, chiêu bài dễ hô hào, dễ tạo sự quan tâm của cử tri.

 

Ngân sách tranh cử như chiếc bánh được chia chác nhau theo từng phần: Giới lãnh đạo cộng đồng chống cộng tổ chức biểu tình, kêu gọi cử tri ký thỉnh nguyện thư đòi quyền con người cho các nhà đối lập trong nước. Còn các cơ quan “truyền thông đen” thì được nhận phần quảng cáo cho những thông điệp chính trị sặc mùi mị dân như “đòi quyền tự do con người cho người dân Việt Nam”. Từ đây đã tạo thành một bộ máy tuyên truyền, xuyên tạc, một “kỹ nghệ chống cộng” mang tính vòng tròn khép kín để thỏa mãn lòng hận thù tồn tại từ trước, nhằm bào mòn tình cảm gắn bó của người dân trong và ngoài nước. Và trên hết, để vừa có danh, vừa có lợi, họ đã bất chấp sự công bằng, lẽ phải và quyền lợi tối thượng của dân tộc là sự ổn định xã hội để phát triển kinh tế, đưa đất nước từ nghèo khó sau chiến tranh, tiến lên một nước có nền hòa bình bền vững, ổn định lâu dài để phát triển.

 

Là người sống trong cộng đồng lâu năm, theo dõi những diễn biến chính trị và sinh hoạt cộng đồng một cách toàn diện, nên tôi đã nhận diện được rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, gây hoang mang chia rẽ tôn giáo của các tổ chức chống cộng lưu vong. Theo tôi, hành động của họ không vì bất cứ lòng trắc ẩn, tình đồng bào nào hết, ngoài việc tạo nên những cái “bánh vẽ” to tướng khiến một bộ phận người trong nước có tinh thần vọng ngoại hiểu sai lệch vấn đề về tự do tôn giáo, hay quyền con người. Cần phải hiểu rằng tự do của mỗi cá thể trong xã hội phải đặt dưới quy định của luật pháp, không thể tùy tiện nhân danh sự tự do để sinh hoạt tôn giáo mang tính chính trị, chống phá chế độ.

Nguồn Tuyên giáo TW

 

 

LỜI BÁC DẠY: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”

 

Nhân dịp Hội nghị dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc diễn ra tại Việt Bắc, ngày 27 tháng 5 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư “Gửi nam nữ dân quân, tự vệ và du kích toàn quốc”. Trong thư Người khen ngợi và đánh giá cao vai trò của lực lượng dân quân, tự vệ, du kích. Người viết: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân quân tự vệ và du kích là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương.

 

Để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Đảng, Nhà nước đã ban hành đồng bộ các nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là Luật dân quân tự vệ để thống nhất trong công tác quản lý, chỉ huy, điều hành. Hiện nay, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng theo phương châm "vững mạnh, rộng khắp", chú trọng xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ở khu vực biên giới, biển đảo, các địa bàn chiến lược, trọng điểm về quốc phòng, an ninh với số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở; tổ chức biên chế tinh gọn, chặt chẽ; trang bị vũ khí phù hợp; được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự toàn diện, thiết thực; khả năng sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, xứng đáng là công cụ sắc bén và tin cậy bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân ở cơ sở, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng ở cơ sở, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu.

 

  BÍ THƯ KIM NGỌC, NGƯỜI ĐI TRƯỚC THỜI GIAN

 

Kim Ngọc (1917-1979) là nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, ông là người khởi xướng việc “khoán hộ” trong nông nghiệp vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Thời kỳ đó do sự bắt chước một cách máy móc mô hình tổ chức xã hội của Liên Xô, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã không đánh giá đúng về khoán hộ nên ra sức kìm hãm và hạn chế. Kim Ngọc phải làm kiểm điểm và tự nhận “có sai lầm nghiêm trọng trong khoán hộ”.

 

Kim Ngọc tên thật là Kim Văn Nguộc, sinh ngày 10 tháng 10 năm 1917 tại thôn Đại Nội, xã Bình Định, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ngày 26 tháng 5 năm 1979, ông mất ở tuổi 62 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Hà Nội.

 

“Khoán hộ” ở Vĩnh Phúc

 

Với gần 40 năm tham gia cách mạng nhất là từ khi giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đổi mới, sáng tạo. Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trong bộn bề công việc, Kim Ngọc vẫn luôn dành 1/3 thời gian làm việc của mình để đi cơ sở. Ông luôn trăn trở về tình hình sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người nông dân và tự hỏi tại sao người nông dân lại không mặn mà với đồng ruộng, cái mà họ mất bao xương máu mới giành lại được. Tại sao vẫn đồng đất ấy, vẫn con người ấy, không có thiên tai mà sản lượng lúa sụt giảm.

 

Sự sâu sát đời sống thực tiễn giúp người Bí thư Tỉnh ủy sớm nhận ra sự không ổn trong quan hệ sản xuất nông nghiệp theo mô hình hợp tác xã. Đó là tác phong, thời gian làm việc của các xã viên theo kiểu “đánh trống ghi tên”, làm ít, tán chuyện nhiều, làm cầm chừng, cốt sao có nhiều công điểm. Các đội trưởng đội sản xuất làm ít nhưng công điểm lại nhiều… Từ đó đã gây bất bình trong các hộ xã viên, nhiều hợp tác xã sau khi ăn chia người lao động chỉ được 2 đến 3 lạng thóc/1 công.

 

Mùa qua mùa, sự đối nghịch giữa những khoảng ruộng nhỏ bé 5% được giao cho người nông dân làm chủ luôn xanh tốt trong khi 95% ruộng đất, những thửa ruộng chung mênh mông của hợp tác xã luôn xác xơ vàng vọt vì người nông dân chỉ làm ăn công điểm, ông hiểu rằng xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng. Phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình, gắn thành quả và quyền lợi của người lao động mới tạo được động lực thực sự để phát triển sản xuất, mới có thể làm chuyển biến tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

 

Trên cơ sở những suy ngẫm chiêm nghiệm cá nhân và kết quả việc thí điểm cải tiến quản lý hợp tác xã với nội dung khoán đến hộ gia đình xã viên tại một số hợp tác xã trong tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1963 đến 1965 và kết quả khoán thí điểm ở 3 xã của huyện Vĩnh Tường vụ Đông Xuân 1965-1966, ngày 10/9/1966, dưới sự chủ trì của ông Kim Ngọc, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU mang tên “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay”. 

 

Cốt lõi của Nghị quyết là đổi mới cơ chế quản lý trong HTX nông nghiệp, nhằm tạo ra động lực mới trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân và đáp ứng yêu cầu đóng góp của địa phương đối với nhà nước ngày càng cao lúc đó. Nghị quyết đã nhận định con người là yếu tố quyết định thắng lợi của tiến trình sản xuất, nếu được tin cậy, được giao quyền tự chủ, sáng tạo: “Lao động là một trong ba điều kiện cơ bản để tiến hành sản xuất, là vốn quí không thể thiếu được. Điều kiện cơ bản quyết định nhất để tăng năng suất lao động là con người lao động có kỹ thuật, sử dụng được thành thạo công cụ sản xuất tiên tiến”.

 

Thời gian thực hiện Nghị quyết 68 không dài nhưng những kết quả mà “khoán hộ” tạo ra là vô cùng to lớn, đem lại hiệu suất lao động ngày càng cao. Tính đến cuối năm 1967, Vĩnh Phúc có 160 hợp tác xã (chiếm 70% số hợp tác xã) đạt năng suất bình quân từ 5 tấn đến trên 7 tấn/ha; sản lượng lương thực quy thóc đạt 222.000 tấn, tăng hơn năm trước 4.000 tấn, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi diện mạo của nông thôn Vĩnh Phúc giữa những năm 60 của thế kỷ XX.

 

Tại thời điểm Nghị quyết ra đời và triển khai, “Khoán hộ” bị coi là đốt cháy giai đoạn, không phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa của Trung ương và được coi là một sự “vượt rào”, vi phạm nghiêm trọng đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp thời bấy giờ nên không thể triển khai rộng rãi.

 

Ngày 6-11-1968, tại Hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú, chủ trương “khoán hộ” đã bị phê phán hết sức nặng nề với kết luận: “Việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. “Bằng cách giao khoán ruộng đất của hợp tác cho hộ, trong một số hợp tác xã đang diễn ra tình trạng chia lại ruộng đất… Bằng cách khoán sản lượng cho hộ, một số hợp tác xã đã biến mình thành người phát canh thu tô đối với xã viên… Trong nhiều hợp tác xã, phương thức sản xuất cá thể đang lấn át phương thức sản xuất tập thể…” (Trích tài liệu lưu trữ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc).

 

Ngày 12/12/1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Thông tri số 224-T/TW “Về chấn chỉnh công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương”. Khoán hộ bị coi là buông lỏng quản lý, khoán trắng ruộng đất, khoán trồng trọt, khoán chăn nuôi, khoán cả công cụ sản xuất cho hộ dẫn đến tư hữu hoá tư liệu sản xuất, “trái với đường lối hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng”, phá vỡ nguyên tắc quản lý XHCN, phục hồi kinh tế cá thể…

 

Trên cơ sở những kết luận và nhận định đó, chủ trương “khoán hộ” của Vĩnh Phú bị chính thức đình chỉ vào cuối năm 1968, Bí thư Tỉnh uỷ Kim Ngọc bị buộc phải kiểm điểm và thừa nhận là “có sai lầm nghiêm trọng trong chủ trương khoán hộ”.

 

Tuy bị buộc phải chấp hành tổ chức kỷ luật của Đảng, công khai thừa nhận là “sai lầm nghiêm trọng” về chủ trương khoán hộ nhưng ông Kim Ngọc vẫn dũng cảm bảo lưu chủ trương của mình và trong gần mười năm sau đó khi còn giữ cương vị Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phú, ông vẫn không ngần ngại bênh vực và cổ vũ cho chủ trương mà ông cho là ích nước lợi dân và không hề xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội này.

 

Ông vẫn luôn rằng tin đó là con đường đúng đắn mang lại no ấm cho người dân và tâm sự với các đồng chí thân thiết của mình: “Phải tìm mọi cách duy trì cho được “khoán hộ” chứ để quay lại kiểu làm ăn theo tiếng kẻng, rong công phóng điểm thì chết đói hết”.

 

Và trên thực tế, tuy bị cấm đoán, nhưng do lợi ích hiển nhiên và to lớn của nó, “khoán hộ”, vẫn được nhiều hợp tác xã ở Vĩnh Phú tiếp tục âm thầm thực hiện nên này còn gọi là “khoán chui”. Và không chỉ ở Vĩnh Phú, “khoán chui” lan nhanh sang Hà Sơn Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, khắp cả miền Bắc và đến cả một số tỉnh miền Nam như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang…

 

Sự ra đời của “khoán 10”

 

Lịch sử đã kiểm chứng niềm tin của cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc. “Khoán hộ” từ Nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã trở thành cơ sở lí luận và thực tiễn để ngày 13/01/1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về mở rộng công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã, đến ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là “Khoán 10”).

 

Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ra đời, chính thức xác định “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ” và cho thực hiện khoán hộ trong toàn bộ nền nông nghiệp, tạo nên một bước phát triển kỳ diệu của nông nghiệp Việt Nam, thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn Việt Nam.

 

Khoán 10 đã làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp của cả nước. Như vậy, sau hơn 22 năm, những hạt nhân hợp lý của “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc đã được Trung ương khẳng định trong Nghị quyết 10-NQ/TU.

 

Năm 1995, ghi nhận những đóng góp công lao, trí tuệ của ông cho sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Kim Ngọc. Năm 1996, hai ngôi trường nơi ông sinh ra ở xã Bình Định, huyện Yên Lạc được đặt tên ông. Năm 2005, một trong những con đường đẹp nhất của thành phố Vĩnh Yên được mang tên ông. Năm 2004, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam tặng gia đình ông bức tượng tạc bằng đồng nặng tới 45 kg để biểu thị lòng kính trọng Kim Ngọc. Năm 2009, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

 

(Tổng hợp từ nhiều nguồn)