Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

BỌN "NÃO TRẠNG NÔ LỆ" PHẢI XỬ LÝ NGHIÊM TRƯỚC PHÁP LUẬT!

         Não trạng nô lệ hằn học, sân si, trơ trẽn của những kẻ không có Tổ quốc sẽ luôn đi ngược lại với Nhân dân, với quốc gia, dân tộc. Chúng tôn thờ bố mỹ mẹ tây thì vui sao nổi với ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước? 

Thật bức xúc khi những kẻ vẫn ngày đêm ăn sung, mặc sướng trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc, kinh doanh buôn bán thả phanh trên đất nước này, chế độ này nhưng lại luôn hằn học, luôn tìm mọi cách để bỉ bôi, chống phá chính đất nước mà mình đang sinh sống! Đã đến lúc cơ quan chức năng và quần chúng Nhân dân cần có những biện pháp thích hợp để giáo dục, uốn nắn lại những đối tượng này.

Ps: Tôi nhận thấy một điểm chung khá phổ biến của bầy đàn nô lệ, tôn thờ ngoại bang, bất mãn chế độ là rất gan lỳ trong sự ngu dốt, nhiều khi ngu dốt tới mức người ta nghi ngờ bọn chúng giả vờ ngu? "Bắc Hàn" và "Nam Hàn" là cách gọi trịch thượng dốt nát của bọn ít học - Làm gì có dân tộc nào tên là "Hàn" trên trái đất này mà Bắc với Nam? Chỉ có dân tộc Triều Tiên (Korean) có lịch sử hàng ngàn năm nay thôi. "Bắc Hàn" và "Nam Hàn" thống nhất bao giờ nhỉ? Hay là ả này tự tưởng tượng ra "Đại Hàn dân quốc" ngày nay là do Mỹ can thiệp, giúp sức thống nhất "Bắc Hàn" với "Nam Hàn"?
Yêu nước ST.

GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - GIÁ TRỊ DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI

 


Đã từ lâu, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của Dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hai lần về thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/1954 và 19/8/1962. Tại đây, ngày 19/9/1954, Người đã có câu huấn thị nổi tiếng cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong trước khi vào tiếp quản Thủ đô: "𝑪𝒂́𝒄 𝑽𝒖𝒂 𝑯𝒖̀𝒏𝒈 đ𝒂̃ 𝒄𝒐́ 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄, 𝑩𝒂́𝒄 𝒄𝒉𝒂́𝒖 𝒕𝒂 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒈𝒊𝒖̛̃ 𝒍𝒂̂́𝒚 𝒏𝒖̛𝒐̛́c".
Đoàn kết dân tộc
Với niềm tin thành kính, trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước, hết thế hệ này qua thế hệ khác, người Việt ở vùng đất cổ Phong Châu đã không ngừng giữ gìn hương hỏa, thờ phụng các Vua Hùng và đồng bào cả nước, trong nước và nước ngoài không nguôi lòng thành kính hướng về đất Tổ. Các nhà nghiên cứu gọi đó là thực hành, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng biết ơn tiên tổ, khởi nguyên của dân tộc. Do ý nghĩa đặc biệt đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là được đánh giá là một hiện tượng văn hóa có sức sống mãnh liệt, sức lan toả sâu rộng và bền vững trong cộng đồng người Việt.
Có thể nói, giá trị của lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc được khởi nguồn từ sự khai sinh ra nước Văn Lang của các Vua Hùng, được các thế hệ người Việt gìn giữ, tiếp nối và khẳng định như trong bài thơ Thần: “Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận ở sách Trời”, và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước/Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Có nhà thơ viết về non sông gấm vóc với niềm tự hào, về lòng biết ơn tổ tiên sâu sắc: “Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi/ Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông/ Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ/ Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng/ Những ai đã khuất, những ai bây giờ/ Yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác phần người đi trước để lại/ Dặn dò con cháu chuyện mai sau”…
Tác giả cảm nhận đất nước không chỉ là biên cương, lãnh thổ địa lý mà còn gắn với lịch sử, gắn với huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân tộc. Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu chuyện ấy, dân tộc ta tự hào mình là con Rồng cháu Tiên, con cháu các Vua Hùng. Vì thế, mỗi người dân Việt “Hằng năm ăn đâu, làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ”. Câu thơ gợi nhớ câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”.
Ngày Giỗ Tổ hằng năm ở Đền Hùng, Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia ở núi Nghĩa Lĩnh, là biểu hiện cụ thể, cô đọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Tín ngưỡng này được các các triều đại trong lịch sử quan tâm, ghi chép vào sử sách, ban sắc phong, định lễ nghi, cấp ruộng đất… phục vụ cho việc thờ phụng. Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương được quy định là ngày Quốc lễ.
Những giá trị bền vững
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khẳng định người Việt có chung một nguồn gốc riêng biệt, tạo nên niềm tin tâm linh mạnh mẽ, tạo nên truyền thống đoàn kết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc.
Kính ngưỡng các Vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc. Trải qua thăng trầm của lịch sử, dâu bể thời gian, ý thức độc lập tự chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau trao truyền, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong thang bảng giá trị đạo đức của người Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được bắt nguồn từ vùng đất cổ Phú Thọ, rồi lan tỏa ra phạm vi cả nước, nhất là các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và vào phương Nam theo dấu chân của người Việt. Giờ đây, thờ cúng Hùng Vương đã có ở nhiều nước trên thế giới, những nơi có cộng đồng người Việt sinh sống.
Hiện nay, theo thống kê, trong cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và liên quan đến thời đại Hùng Vương, trải khắp các vùng miền, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Khánh Hòa, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Kiên Giang… Vì vậy, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã thực sự trở thành ngày hội của đồng bào từ Bắc chí Nam với nhiều chương trình, hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, hoạt động văn hóa dân gian. Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 345 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Giá trị nhân loại
Ngày 6/12/2012, Ủy ban Liên Chính phủ thuộc UNESCO đã công bố danh sách 17 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của nhân loại, trong đó có “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là: di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó.
Giá trị của di sản không phải là di tích Đền Hùng hay hệ thống đền miếu cả nước mà chính là nghi lễ thờ phụng, thực hành tín ngưỡng với rước kiệu, lễ vật dâng cúng là bánh chưng, bánh dày tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước, hành hương về nguồn... Sau phần lễ, đến phần hội cũng rất đặc sắc, đó là thi gói bánh chưng, giã bánh dày, diễn xướng dân gian, múa rối nước, hát xoan, bơi chải…
Nghi lễ thờ cúng Hùng Vương thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cũng là tinh thần cần khích lệ của cả nhân loại về lòng biết ơn, về sự tôn trọng đa dạng văn hóa giữa các dân tộc.
Những nghi lễ ấy được đồng bào ta thực hiện trang trọng, nhuần nhuyễn và bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác nên UNESCO đánh giá rất cao, theo tiêu chí “thực hành tốt nhất trong đời sống”.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa giá trị tâm linh của cả dân tộc với những giá trị khoa học, minh chứng cho sức mạnh lan tỏa của văn hóa Việt Nam, mang những giá trị riêng có thể hòa vào giá trị chung của văn hóa thế giới. Với quyết định của UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” ở Phú Thọ đã trở thành tài sản văn hoá của nhân loại.
Gìn giữ và phát huy giá trị vô giá của “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” theo đúng những chuẩn mực truyền thống, những tinh hoa mà cha ông đã đúc kết, cũng là góp phần gìn giữ di sản tinh thần cho nhân loại nói chung là vấn đề luôn luôn cần được quan tâm một cách cẩn trọng và sâu sắc./.

TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA BIỆT ĐỘNG SÀI GÒN


Năm1975, Biệt động Sài Gòn đã gầy dựng lại được lực lượng, sẵn sàng bước vào chiến dịch cuối cùng - chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - giải phóng Thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 4/1975, nhận chỉ thị của Bí thư khu ủy Sài Gòn - Gia Định Mai Chí Thọ, đại tá Trần Minh Sơn (Bảy Sơn) khi ấy là Thành đội phó Thành đội Sài Gòn - Gia Định, cho thành lập 60 tổ Biệt động để chiến đấu, giữ cầu, điện nước, dẫn đường…
“Tiếng súng bắt đầu tại Buôn Ma Thuột và sẽ êm ở Sài Gòn” - Đại tướng Mai Chí Thọ chỉ thị Thành đội thực hiện những nhiệm vụ quan trọng để làm chủ trận địa, bám chắc cửa ngõ, chiếm giữ và bảo vệ các cây cầu huyết mạch, chuẩn bị cho đại quân từ năm hướng tiến nhanh vào Sài Gòn.
Đầu tháng 4 được sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ, quân Việt Nam Cộng Hoà gấp rút xây dựng tuyến phòng thủ xung quanh Sài Gòn hòng ngăn chặn lực lượng ta tấn công, quyết tâm “tử thủ” để chờ thời cơ phản kích.
Ngày 30-4, khi ông Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng thì một bộ phận nhỏ của địch co cụm tại nhà thờ Vinh Sơn. Một tổ Biệt động tấn công vào nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt khiến một cán bộ ta hy sinh. Trong bối cảnh này, ta phải điều động Trung đoàn Gia Định đem súng lớn tấn công, địch buộc phải đầu hàng, ta thu súng và bắt tù binh” - ông Bảy Sơn nhớ lại trận đánh cuối cùng.
Những ngày ấy, ban chỉ huy Biệt động chia làm hai cánh, cánh nội thành do ông Bảy Sơn chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ cùng các lõm chính trị xây dựng chính quyền Cách mạng thay cho các phường của ngụy trước đây. Việc tiếp sau của Biệt động là cùng địa phương làm công việc quản giáo, kêu gọi các sĩ quan, công chức ngụy ra hàng, đăng ký học tập cải tạo trong chủ trương ôn hòa của ta. Ông Bảy Sơn cho hay lực lượng biệt động trong thời điểm này làm nhiệm vụ phục vụ và bảo đảm chiếm giữ các cơ sở hành chính, kinh tế của Sài Gòn và tém dẹp các phường tự quản, tạo điều kiện cho chính quyền Cách mạng hình thành lúc mới vào.
Nguồn: -Tuyết Khuê - Báo Pháp luật TP.HCM
-Bảo tàng BĐSG
Ảnh: Đại tá Trần Minh Sơn
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản

PHÁT HUY PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP BỘ ĐỘI CỤ HỒ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG GIÀU ĐẸP


Nhân dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), chiều 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt Đoàn đại biểu Ban liên lạc Mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3.
Bày tỏ vui mừng được gặp các đại biểu cựu chiến binh, những người đã từng sống, chiến đấu trên mảnh đất Tây Nguyên kiên cường, bất khuất, với những chiến thắng vang dội, đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, nhân dân cả nước hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi lời thăm hỏi ân cần tới các cựu chiến binh, các thương binh, gia đình liệt sĩ mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3.
Nhắc đến những đóng góp to lớn của các cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3 đã không tiếc máu xương và tuổi xuân, sẵn sàng xả thân vì đất nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định sự sáng suốt của Đảng, của Quân ủy Trung ương-Bộ Tổng tư lệnh trong đánh giá tình hình, xác định chính xác vị trí chiến lược của chiến trường Tây Nguyên. Từ đó, có chủ trương đúng đắn xây dựng lực lượng vũ trang đủ mạnh để đánh thắng kẻ thù.
Các lực lượng vũ trang Tây Nguyên chiến đấu ở một chiến trường trọng điểm, có nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt nhưng rất kiên cường, dũng cảm, mưu trí sáng tạo, liên tục giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn. Đặc biệt là chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 mở ra thời cơ lớn, góp phần làm nên Đại thắng mùa xuân 1975.
Chủ tịch nước chúc mừng những chiến công và thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng của Quân đoàn 3 - đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, được tặng thưởng 3 Huân chương Hồ Chí Minh; Nhà nước Campuchia tặng thưởng Huân chương Ăng-co; nhiều đơn vị và cá nhân trong Quân đoàn được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Chủ tịch nước cũng đánh giá cao những cống hiến, đóng góp của các cựu chiến binh trong quá trình tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở địa phương.
Chủ tịch nước nêu rõ, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài hơn 30 năm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là một giai đoạn lịch sử chói lọi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tuy nhiên, những đau thương, mất mát do chiến tranh vẫn còn hiện hữu.
Riêng Quân đoàn 3 có hơn 40 nghìn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Đảng, Nhà nước và nhân dân mãi mãi ghi nhớ công ơn của các Anh hùng, Liệt sĩ, các cựu chiến binh đóng góp cho độc lập, tự do của Tổ quốc, trong đó có các Liệt sĩ, thương binh, cựu chiến binh của Mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3.
Chủ tịch nước vui mừng được biết, với nghĩa tình đồng đội sâu sắc, trong nhiều năm qua, Ban liên lạc Mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3 đã tập hợp anh em cựu chiến binh từng chiến đấu ở Tây Nguyên, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực; động viên, thăm hỏi, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; thu thập thông tin, tìm kiếm đồng đội hy sinh mà đến nay chưa tìm được hài cốt; viết lại những ký ức của một thời lửa đạn; xây dựng các di tích nhằm tri ân những người đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc để giáo dục các thế hệ trẻ không quên sự hy sinh của thế hệ cha, ông mình.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước mong muốn các cựu chiến binh mặt trận Tây Nguyên B3-Quân đoàn 3 dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ; truyền thống kiên trung, bất khuất của bộ đội Tây Nguyên, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Các cựu chiến binh tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiên quyết đấu tranh chống lại các thói hư, tật xấu, những tiêu cực, lạc hậu ngoài xã hội và nơi cư trú, tích cực đóng góp xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.
Cùng với đó, phát huy tinh thần “trẻ xông pha, già mẫu mực”, làm gương cho con cháu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; phát huy nghĩa tình đồng đội thủy chung, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, hoạn nạn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Nhân dân

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH VÀ SỨC SỐNG “ NHỮNG VIỆC CẦN LÀM NGAY”


Dù thời gian đã lùi xa, song soi vào thực tiễn hôm nay, rất nhiều vấn đề Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ ra trong thời kỳ đầu của đổi mới vẫn còn nguyên giá trị.
Ngày 27/4 năm nay, tròn 25 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998-27/4/2023). Ông là Tổng Bí thư của Đảng trong nhiệm kỳ đầu tiên của thời kỳ đổi mới (nhiệm kỳ 1986-1991). Cùng với việc lãnh đạo thực hiện những đột phá trên lĩnh vực kinh tế - tài chính, thực hiện phương châm của Đại hội VI, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã khởi xướng chuyên mục "Những việc cần làm ngay" trên báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng.
Ngày 25/5/1987, báo Nhân Dân đăng trên trang nhất bài viết với hàng tít đậm: "Những việc cần làm ngay". Tác giả ký tên N.V.L. Bài viết không dài, chưa tới 400 chữ, song đã đi thẳng vào vấn đề nóng bỏng khi đó là việc tốc độ tăng giá không những không giảm mà còn tăng. Bài báo chỉ rõ “nhiều nguyên nhân bất chính”của hiện tượng này và yêu cầu: “Trật tự của giá cả cần phải được tôn trọng. Các bộ, các ngành, các địa phương, các cơ quan có thẩm quyền cần tích cực lãnh đạo tốt việc này. Các cơ quan tuyên truyền (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình,.v.v.) phải phản ánh và lên án, phải chỉ đích danh những cá nhân, những cơ quan, những tổ chức... làm các việc trái với chủ trương của Nghị quyết Trung ương 2 như đã nói trên.
Ngay lập tức, bài báo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng. Từ bài báo đầu tiên ngày 25/5/1987 đến ngày 28/9/1990, đã có 31 bài báo được đăng trong chuyên mục "Những việc cần làm ngay", bút danh N.V.L, được bạn đọc ưa thích, chờ đón.
Bằng lối viết ngắn gọn, súc tích, lập luận vững chắc, dựa trên cơ sở khoa học, sâu sát thực tiễn với tinh thần dân chủ, công khai, nói thẳng, nói thật, nói đúng sự thật, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã lên án mạnh mẽ những hiện tượng tiêu cực cùng với tệ quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, buôn lậu, lẵng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số cán bộ lãnh đạo và đảng viên biến chất. Những hạn chế, khuyết điểm của các tổ chức, đảng viên biến chất. Các tổ chức đảng và các cấp chính quyền như bệnh giáo điều, sơ cứng, bảo thủ, công tác quản lý nhà nước lỏng lẻo, chưa sâu sát, chưa phát huy được vai trò, định hướng của nền kinh tế- xã hội…
Dù thời gian đã lùi xa, song, soi vào thực tiễn hôm nay, rất nhiều vấn đề mà Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ ra trong thời kỳ đầu của đổi mới vẫn còn nguyên giá trị, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quyết liệt chống tham ô, tham nhũng- tiêu cực, các hiện tượng tha hóa về phẩm chất của đội ngũ cán bộ
Đại hội VI của Đảng đã chỉ rõ: Những năm gần đây, phẩm chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị giảm sút. Một số không ít đảng viên thoái hóa, biến chất. Những biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là không coi trọng danh hiệu đảng viên, không chịu tu dưỡng nên lý tưởng cách mạng bị phai nhạt; tư tưởng “chạy theo đồng tiền”, tham ô, hối lộ, ăn cắp của công thành của riêng... Một số cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn tạo cho mình những đặc quyền đặc lợi, ức hiếp quần chúng. Một số không ít cán bộ lãnh đạo các cấp mắc bệnh thiếu trung thực, nịnh trên nạt dưới, độc đoán, gia trưởng, quan liêu xa rời thực tế, lề lối làm việc hình thức, phô trương, lãng phí cũng khá phổ biến.
Những bài báo phê phán hành vi quan liêu, vô trách nhiệm, lãng phí, hách dịch, tham nhũng, ức hiếp quần chúng của một số cán bộ có chức, có quyền, được thể hiện trong bài viết như Nạn ngăn sông cấm chợ (ngày 11/6/1987), Nạn buôn lậu hàng hóa (ngày 19/11/1987), Nhập khẩu tràn lan hàng tiêu dùng xa xỉ làm tăng phí ngoại tệ (ngày 20/9/1989)…
Về công tác xây dựng Đảng, khi bàn về một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất có tính chất sống còn của Đảng, tác giả N.V.L đã nêu cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu, quyết tâm đổi mới, quyết đấu tranh chống hư hỏng, tiêu cực, cản trở công cuộc đổi mới, góp phần “xây dựng đội ngũ cán bộ thực sự trong sạch, có năng lực, có trình độ và kinh nghiệm thực tế.
Trong bài báo đăng ngày 9/6/1987, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã kêu gọi lãnh đạo các cấp cần nêu gương tốt, giữ mình trong sạch, không quan liêu, không bè phái để có đủ uy tín và sự nghiêm minh trong công việc, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.
Đặc biệt, bài viết ngày 1/10/1987, tác giả N.V.L. đã nhắc đến 2 văn kiện chỉ thị cho các ban, ngành, đoàn thể, địa phương “cần làm ngay” đó là: Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức đảng và bộ máy nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội” và Chỉ thị của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm sử dụng tốt hơn báo chí trong công cuộc chống tiêu cực”…
Viết "Những việc cần làm ngay", tác giả N.V.L thể hiện quyết tâm của Đảng và mong muốn quần chúng cùng với Đảng đấu tranh đẩy lùi tiêu cực. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, đây là dịp để phát huy quyền dân chủ, quyền công dân của quần chúng để từ đó các cấp Đảng và chính quyền đem các vụ việc đó ra xử lý về mặt Nhà nước, về mặt hành chính cũng như về mặt Đảng.
PGS, TS Trần Minh Trưởng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho biết: Những bài báo của tác giả N.V.L. đã gây nên hiệu ứng tích cực trong xã hội, “làm cho lòng dân phấn chấn” và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng mạnh mẽ của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân; đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trên nhiều phương diện, nhất là phát triển kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, góp phần định hướng trong đấu tranh chống tiêu cực, làm trong sạch bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Những bài báo với bút danh N.V. L đã khơi dậy và dẫn dắt phong trào đấu tranh chống tiêu cực, quan liêu, lãng phí trên cả nước, trong đó báo chí là lực lượng tham gia rất tích cực. Cuộc đấu tranh này thể hiện quyết tâm của Đảng chấn chỉnh lề lối công tác, đẩy lùi tiêu cực, không cho phép bất cứ cá nhân nào, tập thể nào “có quyền đứng ngoài vòng pháp luật và kỷ cương của chúng ta”.
"Những việc cần làm ngay" và phong trào hưởng ứng "Những việc cần làm ngay" rộng rãi trong nhân dân được các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh kịp thời sau đó chính là những nhát búa mạnh mẽ đập vào “sự im lặng đáng sợ” của những người có chức có quyền, của những cơ quan có trách nhiệm về các vụ việc tiêu cực, tạo nên bầu không khí công khai, cởi mở, dân chủ trong xã hội. Đây là nhân tố môi trường xã hội quan trọng để công khai hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội, để chống tiêu cực thắng lợi, để Đổi mới thành công, đưa đất nước thoát dần khỏi khủng hoảng và từng bước làm chuyển biến tình hình.
Sau này, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh kể lại: “Ngay sau Đại hội VI, tôi chủ trương khởi ra một số vụ việc tiêu cực, viết “Những việc cần làm ngay”. Báo chí hưởng ứng đã có tác dụng tốt, tạo khí thế trong nhân dân để đẩy mạnh phê bình, tự phê bình, chống bọn tham nhũng, ăn cắp, ức hiếp nhân dân. Phải tiếp tục phanh phui các vụ, việc và xử lý thật nghiêm”.
Về bút danh N.V.L, đồng chí Nguyễn Văn Linh giải thích, đó là “Nói và Làm”. Có thể thấy, đây cũng chính là cốt cách của người lãnh đạo Đảng ta: Lời nói đi đôi với việc làm, không được nói mà không làm, nói nhiều làm ít, đánh trống bỏ dùi hoặc nói một đằng làm một nẻo.
st
Có thể là hình ảnh về 4 người

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. hời gian qua, công tác đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã đạt được những kết quả tích cực. Ban chỉ đạo 35 các cấp được thành lập, cùng với cơ quan thường trực, lực lượng nòng cốt, lực lượng chuyên sâu, lực lượng tham gia đấu tranh ở từng cấp đã hoạt động hiệu quả, góp phần làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, trước âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Một là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở Việt Nam hiện nay cần có những nội dung, phương thức phù hợp với từng thời điểm, giai đoạn nhất định. Hai là, tiếp tục tuyên truyền, làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần ở nước ta. Ba là, kiên định, vận dụng đúng đắn và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. V.I. Lê-nin đã từng chỉ rõ: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng trong tình hình mới hiện nay là nhiệm vụ vô cùng cấp bách và rất cần sự chung tay của tất cả các lực lượng. Do đó phát huy tính tiền phong gương mẫu đội ngũ cán bộ, Đảng viên phải là lực lượng đi đầu tiên phong và nêu gương cho nhana dân noi theo. Tích cực học tập, phản bác các luận điệu xuyên tạc những nội dung chống phá của các thế lực thù địch và tăng cường tuyên truyền cho quần chúng nhân dân.

TÔI LÀ NGƯỜI CỘNG SẢN NHƯ THẾ NÀY NÀY!


Bác Hồ của chúng ta, từ sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba tại Đại hội Tua Đảng Xã hội Pháp đêm 30-12-1920, thì cũng từ giờ phút ấy, Người trở thành người cộng sản, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ người yêu nước trở thành người cộng sản, như Người đã nói rõ, là do trải qua thực tế đấu tranh và nghiên cứu lý luận, Người đã hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Trong gần 50 năm mang danh hiệu người cộng sản, khi thuận lợi, lúc khó khăn dù khi chỉ là một người thợ ảnh bình thường hay đã trở thành vị Chủ tịch nước đầy uy tín và danh vọng, ở buổi cách mạng thắng lợi giòn giã hay khi bị kẻ thù dồn dập phản kích, lúc nào Bác Hồ của chúng ta cũng tỏ ra là một người cộng sản kiên định, thuỷ chung, nghĩa khí, thắng không kiêu, bại không nản, vô cùng khiêm tốn nhưng cũng rất mực tự hào về danh hiệu người cộng sản của mình.
Đã có thời, có người quá nhấn mạnh phẩm chất siêu việt của người cộng sản, cho rằng đó là những người có một tính cách đặc biệt riêng.Không biết đó có phải là một trong những nguyên nhân đẻ ra cái gọi là “thói kiêu ngạo cộng sản” hay không?
Có điều chắc chắn rằng Bác Hồ của chúng ta không tán thành cách nói thậm xưng đó, nhất là khi Đảng cầm quyền, vào lúc cách mạng đang thuận lợi. Người nói: ''Đảng viên chúng ta là những người rất tầm thường, vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân của nhân dân lao động...Thế thôi. Chính vì chúng ta rất tầm thường cho nên Đảng ta rất vĩ đại''.
Người đã từng nói nhiều lần: Người cộng sản cũng là con người, nên có ưu, có khuyết, có tốt, có xấu.
''Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra''. ''Cũng như những người hàng ngày lội bùn mà trên mình họ có hơi bùn, vết bùn... Cần phải tắm rửa lâu mới sạch''. Vì vậy, Người dạy: Không phải cứ khắc lên trán hai chữ ''cộng sản'' là được nhân dân tín nhiệm đâu; phải khiêm tốn, không hiếu danh, không kiêu ngạo, phải nhớ mình vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ của nhân dân.
Bác Hồ của chúng ta, trong cuộc đời hoạt động cách mạng đi Âu về Á, đã từng đối mặt với bao gian khổ, khó khăn (hai lần ngồi tù: 1931-1933 và 1942-1943), đã từng lãnh án tử hình vắng mặt (năm 1929); nhưng vì tin vào lý tưởng, tin vào nhân dân, tin ở chính mình nên lúc nào Người cũng ung dung, tự tại, luôn thể hiện nhân cách cao đẹp của người cộng sản.
Năm 1931, khi Người bị nam trong nhà ngục Vichtoria của đế quốc Anh tại Hồng Kông hoặc khi bị bệnh phải đưa vào nhà thương, nhiều “ông bà” người Anh có quyền thế và cả một số nhân viên người Trung Quốc đã rủ nhau đến xem, ý chừng họ muốn thấy mặt mũi “lạ lùng” của một người cộng sản! Cuối cùng, họ đã bắt gặp một nhân cách lớn mà họ rất khâm phục và sẵn lòng giúp đỡ từ đó.
Năm 1944, tại Liễu Châu, tuy Người được ra khỏi ngục Quốc dân đảng, nhưng vẫn bị quản thúc vì họ biết Người là lãnh tụ cộng sản, hông muốn thả cho về nước. Bác Hồ nói thẳng với Trương Phát Khuê: Tôi là người cộng sản, nhưng điều mà tôi quan tâm hiện nay là độc lập và tự do của nước Việt Nam. Chính lòng yêu nước, đức độ và tài trí của Bác Hồ đã làm cho Trương cảm phục, trả 1ại tự do và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Người trở về Việt Nam.
Năm 1946, ở Pari, trong một cuộc họp báo, một nhà báo Pháp muốn làm giảm thiện cảm của những người Pháp không ưa cộng sản đối với Bác, bằng cách đưa ra một câu hỏi:
- Thưa Chủ tịch, Ngài có phải là cộng sản không?
Bác Hồ của chúng ta liền đi đến lẵng hoa bày trên bàn, vừa rút ra từng bông tặng mỗi người, vừa vui vẻ nói:
- Tôi là người cộng sản như thế này này !
Đó cũng là điều giúp ta có thể hiểu được vì sao mấy chục năm qua, thế giới có bao sự đổi thay, Bác Hồ vẫn luôn được cả thế giới tôn kính và ngưỡng vọng, coi như một biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa của hoà bình, một kiểu người cộng sản hài hoà giữa yêu nước và quốc tế, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá, phương Đông và phương Tây.
Có thể dẫn ra đây một ý kiến, trong rất nhiều ý kiến của nhà báo Mỹ Saphơlen, viết từ năm 1969:
“Trong rừng Việt Bắc, Cụ Hồ như một ông tiên. Nếu có ai bảo đấy là một người cộng sản thì tôi có thể nói Cụ là một người cộng sản khác với quan niệm chúng ta vẫn thường nghĩ; và theo tôi, có thể dùng một từ mới: Một người cộng sản phương Đông, một người cộng sản việt Nam''./.
Theo 117 Chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (Ban Tuyên giáo TW, Nxb. CTQG - 2007)
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Có thể là hình ảnh về 2 người

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 30/4


“ Đồng bào, cán bộ và quân đội ta quyết không được vì thắng lợi mà chủ quan khinh địch. Cần phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác và chí khí chiến đấu”.
Là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư khen quân và dân miền bắc bắn rơi 1.000 máy bay Mỹ được Bác viết ngày 30 tháng 4 năm 1966 và đăng trên Báo Nhân dân số 4408, ngày 1 tháng 5 năm 1966.
Đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh Đặc biệt” của đế quốc Mỹ đã bị quân và dân ta đánh bại. Song, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chúng chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh Cục bộ”, tăng cường quân Mỹ vào miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng sức mạnh không quân và hải quân, hòng buộc phía Việt Nam phải ngồi vào đàm phán theo các điều kiện ép buộc do Mỹ soạn thảo. Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, phát huy vai trò hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam, đánh bại chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng hai nước Lào và Campuchia. Với chiến công bắn hạ 1.000 máy bay Mỹ đã làm thất bại quyết tâm chiến lược của đế quốc Mỹ, không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh của quân và dân miền Bắc, cùng với quân và dân miền Nam quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà.
Lời Bác căn dặn, được quân và dân miền Bắc khắc ghi và thực hiện nghiêm, trở thành sức mạnh để tiếp tục đánh bại chiến dịch đánh phá bằng không quân của đế quốc Mỹ lần thứ 2, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 - đòn đánh quyết định cuối cùng, buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, mở ra thời cơ chiến lược lớn để quân và dân ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông đất nước về một mối.
Học tập và làm theo lời Bác dạy, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân luôn xây tuyệt đối tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, thành thục kỹ, chiến thuật tác chiến, làm chủ các loại vũ khí, trang bị. Nâng cao cảnh giác cánh mạng, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam để bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, quyết không để bị động, bất ngờ. Kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của Quân đội trong thời bình và những nhận thức giản đơn, coi nhẹ nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng - an ninh, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ tranh nhân dân./.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'TƯ TƯỞNG Há CHÍ MINH MÃI MÃI SOI SÁNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM'