Năm1975, Biệt động Sài Gòn đã gầy dựng lại được lực lượng, sẵn sàng bước vào chiến dịch cuối cùng - chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - giải phóng Thành phố Sài Gòn - Gia Định.
Tháng 4/1975, nhận chỉ thị của Bí thư khu ủy Sài Gòn - Gia Định Mai Chí Thọ, đại tá Trần Minh Sơn (Bảy Sơn) khi ấy là Thành đội phó Thành đội Sài Gòn - Gia Định, cho thành lập 60 tổ Biệt động để chiến đấu, giữ cầu, điện nước, dẫn đường…
Đầu tháng 4 được sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ, quân Việt Nam Cộng Hoà gấp rút xây dựng tuyến phòng thủ xung quanh Sài Gòn hòng ngăn chặn lực lượng ta tấn công, quyết tâm “tử thủ” để chờ thời cơ phản kích.
Ngày 30-4, khi ông Dương Văn Minh kêu gọi đầu hàng thì một bộ phận nhỏ của địch co cụm tại nhà thờ Vinh Sơn. Một tổ Biệt động tấn công vào nhưng vấp phải sự kháng cự quyết liệt khiến một cán bộ ta hy sinh. Trong bối cảnh này, ta phải điều động Trung đoàn Gia Định đem súng lớn tấn công, địch buộc phải đầu hàng, ta thu súng và bắt tù binh” - ông Bảy Sơn nhớ lại trận đánh cuối cùng.
Những ngày ấy, ban chỉ huy Biệt động chia làm hai cánh, cánh nội thành do ông Bảy Sơn chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ cùng các lõm chính trị xây dựng chính quyền Cách mạng thay cho các phường của ngụy trước đây. Việc tiếp sau của Biệt động là cùng địa phương làm công việc quản giáo, kêu gọi các sĩ quan, công chức ngụy ra hàng, đăng ký học tập cải tạo trong chủ trương ôn hòa của ta. Ông Bảy Sơn cho hay lực lượng biệt động trong thời điểm này làm nhiệm vụ phục vụ và bảo đảm chiếm giữ các cơ sở hành chính, kinh tế của Sài Gòn và tém dẹp các phường tự quản, tạo điều kiện cho chính quyền Cách mạng hình thành lúc mới vào.
Nguồn: -Tuyết Khuê - Báo Pháp luật TP.HCM
-Bảo tàng BĐSG
Ảnh: Đại tá Trần Minh Sơn
bài viết rát hấp dẫn
Trả lờiXóa