Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA TỔ CHỨC KHỦNG BỐ VIỆT TÂN VỀ QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

 Ngay sau ngày được gọi là “Ngày Tự do báo chí thế giới” Tổ chức khủng bố

“Việt Tân” hăng hái đăng tải nhiều thông tin có nội dung xuyên tạc, bịa đặt tình

hình tự do báo chí ở Việt Nam trên các trang mạng xã hội. Vì lẽ đó, mỗi chúng ta

cần tỉnh táo, nhận diện và kiên quyết đấu tranh làm thất bại những luận điệu phản

động xuyên tạc này, nhằm bảo đảm quyền tự do thông tin của mỗi người và khẳng

định tính cách mạng, khoa học của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong gần một

thế kỷ qua.

Những ai hiểu biết về nền báo chí cách mạng Việt Nam hẳn đã biết; báo chí

cách mạng Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng sự kiện lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

sáng lập “Báo Thanh niên” ngày 21/6/1925. Báo Thanh niên là tiếng nói của tổ

chức “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, đã góp phần giương cao

ngọn cơ cách mạng Việt Nam, nói lên ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và

chỉ rõ phương hướng đấu tranh của dân tộc Việt Nam theo con đường của Đảng,

Bác Hồ đã lựa chọn “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. Trải qua gần

một thế kỷ nay, báo chí cách mạng Việt Nam đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại

của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, quyền tự do báo chí đã được hiến định rõ tại Điều 25 Hiến pháp Nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện

các quyền này do pháp luật quy định”. Trên thực tế, cùng với quyền tự do, dân chủ

trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, quyền tự do báo chí, ngôn luận ngày càng

được thể hiện đầy đủ. Sự thật tỏ rõ như ban ngày; Vậy mà, các thế lực thù địch lại

tung ra những luận điệu phản động xuyên tạc, bôi nhọ và cho rằng: “Việt Nam đã

tước đoạt quyền tự do phát biểu, tự do thông tin của người dân”; “vi phạm nghiêm

trọng quyền tự do báo chí”… Đây là những luận điệu rất phản động, nhằm gây

nhiễu loạn thông tin, vu khống, xuyên tạc trắng trợn quyền tự do thông tin, báo chí

của công dân Việt Nam.

Mọi chính khách nước ngoài nếu đã từng đến Việt Nam, hoặc để tâm nghiên

cứu đến luật pháp Việt Nam, chắc hẳn họ đều có chung một nhận xét rằng: Việt

Nam không có sự “tước đoạt” nào cả, mà chỉ có sự hướng về nhân dân, vì nhân

dân với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt với tinh thần

liêm chính, kiến tạo, phát triển của Chính phủ với phương châm “không để ai bị bỏ

lại phía sau”, để tiến tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn

minh”, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, có thu

nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Còn nói đến quyền tự do phát biểu, tự do thông tin ở Việt Nam không những

không bị “tước đoạt” như chúng bịa đặt, mà quyền này còn được phát huy dân chủ

rộng rãi, từ trong nguyên tắc hoạt động của các tổ chức, đến thực hiện quyền dân

chủ của người dân bởi “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân

thụ hưởng”. Nhất là trong tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình

các kỳ đại hội, đều được Trung ương dân chủ xin ý kiến đóng góp đầy đủ, rộng

khắp của các tổ chức đảng các cấp, Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân


dân. Trong kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đã có hàng triệu ý kiến tâm huyết,

trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào các văn kiện trình Đại hội.

Quá trình diễn ra Đại hội, các phiên khai mạc, bế mạc và nhiều phiên họp quan

trọng của Đại hội được Đài truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp để cho toàn

thể nhân dân và đồng bào cả nước, kể cả kiều bào ta ở nước ngoài được theo dõi,

tiếp thu và lĩnh hội những quan điểm, chủ trương lớn của Đảng.

Ngay sau Đại hội, toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được

thông tin nhanh về kết quả của Đại hội và triển khai nghiên cứu, học tập Nghị

quyết Đại hội… Điều đó cho thấy, không chỉ “ý Đảng, hợp lòng dân”, mà quyền tự

do phát biểu, tự do thông tin ở Việt Nam được bảo đảm đầy đủ, chứ không phải

như các thế lực thù địch thường rêu rao rằng “Việt Nam đã tước đoạt quyền tự do

phát biểu, tự do thông tin của người dân”; “Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền

tự do báo chí”, thật nực cười khi chúng phải cố tình uốn lưỡi để xuyên tạc điều đó.

Chúng càng xuyên tạc nói xấu, chúng ta càng phải tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo

của Đảng đối với hoạt động báo chí và bảo đảm quyền thông tin của mọi công dân

trước pháp luật.

Mỗi tổ chức quần chúng và nhân dân phải nghiên cứu, học tập nắm chắc luật

báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của cơ quan, cá nhân mình. Trên cơ

sở đó, quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên lĩnh vực thông tin, báo

chí, phát ngôn bảo đảm đúng pháp luật. Đồng thời, nâng cao cảnh giác cách mạng,

nhận diện chính xác kẻ thù địch, để kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm

sai trái, phản động lợi dụng vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí để xuyên tạc, vu

khống trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở nước ta.

Đối với cán bộ đảng viên hơn bao giờ hết cần phải nâng cao cảnh giác, thực

hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế, quy định

của Bộ Quốc phòng; giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo đảm bí mật quốc gia, bí

mật quân sự, an toàn tuyệt đối trong cơ quan, đơn vị, thực hiện nghiêm Thông tư

số 166/2020/TT-BQP ngày 25/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Quy định

về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Bộ Quốc phòng”, không có biểu hiện suy

thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong

nội bộ; góp phần xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn

diện. Nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, kiên quyết đập tan mọi

âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, thù địch giữ vững thành quả của cách

mạng Việt Nam trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển./.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, các thế lực thù địch không từ thủ đoạn nào để chống phá sự nghiệp cách mạng, chống phá Đảng, chống phá chế độ ta; dã tâm của chúng là không thay đổi. Do đó, cần nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của chúng để phòng ngừa.

    Trả lờiXóa