Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2023

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM "CHỦ NGHĨA XÃ HỘI" SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM CỦA LỊCH SỬ

Hộp thư đến


Thời gian qua, có nhiều quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện cho rằng, sự ra đời tư tưởng và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sai lầm của lịch sử. Rằng, không cần có chủ nghĩa xã hội thì con người vẫn có ấm no, tự do, hạnh phúc. Đây thực chất là quan điểm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận bước tiến kiên quyết và tất yếu của lịch sử nhân loại. Bởi lẽ, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự cho con người. Ấm no, tự do, hạnh phúc là mong muốn, khát vọng của con người từ khi con người xuất hiện trên trái đất. Tuy vậy, có thể nói, từ khi xã hội loài người được hình thành cho đến nay, chưa có giai đoạn nào loài người được thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc. Giai đoạn xã hội chưa thành văn, xã hội nguyên thủy mặc dù chưa xuất hiện giai cấp, áp bức, bóc lột, con người hoàn toàn bình đẳng nhưng không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi lẽ, thời kỳ này, sức sản xuất chưa phát triển nên con người chưa thể hiện được vai trò của mình trong lao động sản xuất, chiếm lĩnh tự nhiên. Năng suất lao động thấp, của cải làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và phong phú, nên con người chưa thể có no ấm. Mặt khác từ khi loài người xuất hiện, con người luôn mong muốn khẳng định định vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển thế giới. Tuy vậy, trong thời kỳ đầu của lịch sử, khả năng hiểu biết của con người còn hạn chế, nên con người chưa nắm được các quy luật của tự nhiên. Con người gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Người nguyên thuỷ không nắm được quy luật tự nhiên, chưa hiểu biết về chính mình nên đã nảy sinh tâm lý sợ hãi, sự phụ thuộc, bị chi phối, mất đi vai trò chủ thể, tính chủ động, tích cực của chính mình. Con người thậm chí còn không dám tác động, chinh phục, cải biến tự nhiên. Khi tôn giáo xuất hiện, niềm tin tôn giáo xuất hiện, làm tăng thêm sự phụ thuộc vào những lực lượng xa lạ bên ngoài con người. Nếu hiểu tự do là nhận thức được các quy luật của cái tất yếu thì con người thời kỳ này chưa thể có tự do. Không có ấm no, không có tự do thì con người không thể có hạnh phúc. Nói cách khác, con người chỉ hạnh phúc nếu có cuộc sống no ấm, được làm những gì mình muốn, thoát khỏi sự phụ thuộc, sự chi phối, khẳng định được vai trò chủ thể của mình trong xã hội. Khi đồ sắt xuất hiện (khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN), làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ. Con người ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong thế giới, chinh phục được giới tự nhiên, tạo ra nhiều của cải để thoả mãn nhu cầu. Tuy nhiên, của cải dư thừa làm xuất hiện chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu xuất hiện làm xuất hiện những tập đoàn người có lợi ích đối kháng nhau, do sự khác nhau về địa vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội, khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, và khác nhau về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng. Những tập đoàn đó là những giai cấp trong xã hội. Đối kháng lợi ích giữa những giai cấp dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội có giai cấp đầu tiên là xã hội chiếm hữu nô lệ (xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII TCN). Ph.Ăngghen viết: “toàn bộ lịch sử đã qua đều là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Sự biến đổi căn bản nhất của xã hội loài người từ khi có giai cấp đó là xuất hiện tình trạng áp bức, nô dịch giữa người với người. Những người có quyền năng không chỉ chiếm đoạt của cải của cộng đồng tạo nên sự bất bình đẳng, bất công xã hội,mà còn nô dịch lao động của người khác. Lúc này, đa số những người bị chiếm đoạt, bị áp bức, nô dịch không thể có ấm no, tự do và hạnh phúc. Những điều này chỉ thuộc về thiểu số người trong xã hội. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ, trải qua chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa, điều này cũng không thay đổi. Ấm no, tự do, hạnh phúc vẫn thuộc về số ít giai cấp thống trị, đó là địa chủ, quý tộc, tư sản. Đa số các giai cấp lao động, bị áp bức vẫn không có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Năm 1844, trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học 1844, C.Mác viết: trong xã hội tư bản, “Người công nhân sản xuất ra càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta ngày càng tăng thì anh ta càng nghèo. Người công nhân ngày càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị”. Trong xã hội tư bản, người lao động mất tự do trong lao động, trong cuộc sống: “Con người (công nhân) chỉ cảm thấy mình hành động tự do trong khi thực hiện những chức năng động vật của mình -ăn, uống, sinh con đẻ cái, nhiều lắm là trong chuyện ở, chuyện trang sức…, - còn trong những chức năng con người của anh ta thì anh ta cảm thấy mình chỉ còn là con vật. Cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”. Trong tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh (1844 - 1845), Ph.Ăngghen đã phân tích sâu sắc cuộc cách mạng công nghiệp, nội dung kinh tế và hậu quả xã hội của nó cũng như những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Bằng những chứng cứ sinh động của cuộc sống và những tài liệu phong phú của chính quyền tư sản, Ph.Ăngghen đã vẽ nên bức tranh hiện thực của cuộc đời những người lao động. Ông viết: “Tính tham lam bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu là bệnh tật! Phụ nữ mất khả năng sinh đẻ, trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối xanh xao, nhiều người tàn phế, toàn bộ nhiều thế hệ có nguy cơ bị diệt vong, bị kiệt sức và ốm yếu, - mà tất cả chỉ là để nhét cho đầy túi của giai cấp tư sản!”. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu hoàn bị nhất. Vì vậy, các giai cấp lao động trong xã hội tư bản bị bóc lột triệt để nhất. Không chỉ áp bức, nô dịch lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã mở rộng sự áp bức, nô dịch ở các nước thuộc địa trên phạm vi quốc tế; bóc lột giữa tư bản và lao động nói chung. “Cùng với giai cấp tư sản, chế độ tư hữu cũng sẽ bị sụp đổ, và thắng lợi của giai cấp công nhân sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi sự thống trị giai cấp và đẳng cấp”. Đến thời kỳ chủ nghĩa đế quốc, đa số nhân dân lao động thế giới không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, mong muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc tiếp tục là khát vọng của nhân loại. Tuy nhiên,trong thời kỳ này,cuộc đấu tranh của các giai cấp bị áp bức, bóc lột đã giành được những thắng lợi to lớn. Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã mở ra thời đại mới, thời đại đấu tranh, giải phóng cho khát vọng của nhân loại, để xây dựng chế độ xã hội, chế độ xã hội hướng đến sự giải phóng và phát triển toàn diện con người, hiện thực hoá khát vọng ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân loại. Chế độ xã hội chủ nghĩa, sau là chế độ cộng sản chủ nghĩa xoá bỏ chế độ tư hữu tức là xoá bỏ sự khác nhau về địa vị của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội, xoá bỏ sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và xoá bỏ sự khác nhau về sự thụ hương lợi ích xã hội, tạo cơ sở thực hiện sự công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội. Theo lý tưởng cộng sản, mọi đối kháng giai cấp trong xã hội cộng sản sẽ mất đi. Vì vậy, công cụ chuyên chính của các giai cấp thống trị là nhà nước sẽ mất đi, theo đó sẽ không còn áp bức, nô dịch giai cấp. Khi áp bức giai cấp bị xoá bỏ thì tình trạng nô dịch dân tộc sẽ mất đi. C.Mác và Ph.Ăngghen từng nói: áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc; nên hãy xoá bỏ tình trạng giai cấp này đi áp bức giai cấp khác thì tình trạng dân tộc này đi áp bức giai cấp khác sẽ mất đi. Khi áp bức dân tộc không còn thì dân tộc được tự do. Con người trong xã hội đó được giải phóng thực sự. Mặt khác, khi con người được giải phóng, không bị giới hạn bởi những điều kiện ràng buộc, con người có thể phát huy tối đa mọi khả năng của mình, khẳng định tốt nhất những năng lực bản chất của mình. Khi đó con người có thể tạo ra của cải với năng suất rất cao, đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Nghĩa là con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Trong quá trình nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Đến hôm nay, chủ nghĩa xã hội mới đang trong quá trình xây dựng, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, như C.Mác khẳng định: “chủ nghĩa cộng sản là hình thức kiên quyết của tương lai sắp đến”. “Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội”./.

 Phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thật sự coi công tác phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp phải cam kết về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Các cấp ủy quản lý chặt chẽ đảng viên, cán bộ; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, ngăn ngừa và phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Ủy ban Kiểm tra các cấp cần làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, dễ xảy ra sai phạm. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các ban cán sự đảng, các tổ chức đảng và đảng viên ở các cơ quan nhà nước. Tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước. Cơ quan kiểm tra của Đảng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng của Nhà nước để kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời và công khai kết quả xử lý tổ chức, cán bộ, đảng viên có vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

"VAI TRĂM CÂN, CHÂN VẠN DẶM"

 Trong những năm tháng "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", trên chiến trường Khu 5 có một đơn vị gồm hơn 600 cô gái tuổi mười sáu, đôi mươi làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, đạn dược, làm nên huyền thoại về "đội quân tóc dài" của miền Trung khói lửa. Đó là Tiểu đoàn Vận tải 232 do đồng chí Phạm Thị Thao làm Tiểu đoàn trưởng.

"Đạp 50 cân xuống đất, hất 70 cân sang bên, vì chiến trường mang lên một tạ",
"Không tính khối lượng, có sức bao nhiêu cống hiến tất cả",
“Vai trăm cân, chân vạn dặm”;
“Bom thù, mưa dội, đường trơn
Hàng em vẫn xẻ Trường Sơn đi về”...
Đó là những phương châm trong 4 năm công tác, Tiểu đoàn Vận tải 232 đã vận chuyển hơn 5.000 tấn hàng hóa ra chiến trường. Ước tính trung bình, mỗi nữ chiến sĩ đi bộ khoảng 600km mỗi năm. Đơn vị đã dệt nên bao huyền thoại, mãi bất tử cùng những chiến công trên các cung đường Trường Sơn máu lửa./.

Thiêng liêng cờ Tổ quốc giữa biển khơi

 Tháng 6-2012, thông tin lá cờ Tổ quốc bằng gốm ở Trường Sa hoàn thành sau hai tháng miệt mài lắp ghép từ những mảnh gốm nhỏ của họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cùng các cộng sự được đăng tải trên các phương tiện truyền thông để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.

Tôi đã tìm đọc nhiều bài viết, xem nhiều ảnh chụp các góc độ về lá cờ và đem thông tin ấy lên lớp. Chúng tôi cùng tranh luận về việc tại sao không làm bằng một chất liệu khác mà lại bằng gốm?
Và câu trả lời thuyết phục nhất chính là: Chỉ có sự bền bỉ của gốm được nung ở nhiệt độ cao mới giữ được màu sắc tươi sáng và chịu được cái nắng, cái gió kèm muối mặn của biển cả. Chúng tôi cùng nói về ý nghĩa đặc biệt của lá cờ đối với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tôi đã gửi gắm tâm tình của mình với các em học viên: “Sau này tốt nghiệp, trong quá trình công tác sẽ có đồng chí được ra thăm Trường Sa, có đồng chí sẽ trực tiếp làm nhiệm vụ tại Trường Sa, khi ấy hãy lên tận nơi để ngắm lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc và nếu có thể thì chia sẻ với cô nhé!”. Bởi trong suy nghĩ của tôi, việc được trực tiếp ngắm nhìn lá cờ chỉ có thể xuất hiện trong mơ mà thôi.
Từ năm ấy, tôi vẫn đem câu chuyện lá cờ Tổ quốc bằng gốm vào bài giảng của mình. Và điều may mắn, hạnh phúc đã đến với tôi. Trong những ngày cuối tháng 5-2023, tôi đã được đặt chân đến Trường Sa, được cảm nhận cái nắng, cái gió giữa biển khơi, thấy được vị mặn trên môi khi hít hà gió biển và được tận mắt ngắm nhìn một công trình kỳ diệu của những người Việt yêu nước, tự hào về dân tộc, giống nòi. Tôi đã gặp, xin phép Thượng tá Nguyễn Công Chính, Chính trị viên đảo Trường Sa cho tôi cùng một số học viên được lên ngắm lá cờ. Trên nóc nhà hội trường trung tâm của đảo, lá cờ Tổ quốc bằng gốm rộng 310m2, được ghép từ 310.000 mảnh gốm mosaic, nặng 3,5 tấn hiện ra trước mắt, nó thật đẹp.
Với thiết kế độ dốc 5 độ, lá cờ không chỉ được nhìn thấy từ trên không mà tàu từ phía xa cũng có thể nhìn thấy. Đó là sản phẩm của quá trình làm việc nghiêm túc, chăm chỉ, miệt mài từ công đoạn chọn đất, nung gốm của những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đến khâu vận chuyển từ tàu lên đảo của những chiến sĩ hải quân và cuối cùng là đôi bàn tay khéo léo ghép từng mảnh gốm của họa sĩ và các cộng sự. Những mảnh gốm nhỏ màu đỏ tươi, vàng óng đã được ghép lại thành lá cờ lớn, trở thành biểu tượng thiêng liêng, vững chãi, hiên ngang giữa biển khơi.
Khi mấy cô trò chạm tay lên từng mảnh gốm nhỏ, tôi lại mắc “bệnh nghề nghiệp”, nói với học viên: “Các em biết đấy, đại dương mênh mông, sâu thẳm nên trong lòng nó còn giữ rất nhiều bí mật. Các nhà khảo cổ học đã khai quật, tìm được dưới lòng đại dương rất nhiều hiện vật bằng gốm từ những con tàu bị đắm của các thương nhân nước ngoài, có niên đại cách ngày nay hàng trăm năm.
Vì vậy, cô tin chắc rằng lá cờ Tổ quốc bằng gốm sẽ trường tồn cùng với dân tộc, là cột mốc chủ quyền trên biển nhìn từ trên không, để hàng ngàn năm sau, lá cờ Tổ quốc bằng gốm sẽ vẫn kể câu chuyện về sự hiện diện của nó ở Trường Sa”.
Rời Trường Sa, trong trái tim chúng tôi vẫn hiện lên dáng hình của lá cờ Tổ quốc bằng gốm, hiện lên hình dáng của những chiến sĩ hải quân ngẩng cao đầu, hiên ngang canh giữ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Có lẽ, trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh luôn là biểu tượng thiêng liêng nhất. Chúng ta quen nhìn lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió, thể hiện cho khát vọng hòa bình, độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và nhắc nhớ về lịch sử hào hùng của dân tộc.
Thế hệ trẻ Việt Nam hãy nhớ, còn có một lá cờ không tung bay trong gió mà hiên ngang, căng rộng ngay ngắn ở giữa biển khơi, không sợ nắng mưa, bão tố của biển cả, là cột mốc chủ quyền trên biển của dân tộc nhìn từ trên không. Nó đã trở thành một biểu tượng cho sự sáng tạo không ngừng của người Việt qua nhiều thế hệ và gợi mở cho mỗi chúng ta hàng ngàn, hàng vạn cách khác nhau để thể hiện lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, cho dù đang sống ở đất liền hay hải đảo xa xôi.

GIÁ TRỊ DÂN TỘC VÀ THỜI ĐẠI TRONG BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9/1945

 78 năm trôi qua, song đến hôm nay và cả muôn sau, Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 vẫn vẹn nguyên giá trị dân tộc và thời đại.

Người ta đã gọi bản Tuyên ngôn lịch sử này là “Thiên cổ hùng văn”, là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam - sau bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” thế kỷ XI của Lý Thường Kiệt và “Bình Ngô đại cáo” thế kỷ XV của Nguyễn Trãi. Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) cho thấy trí tuệ sắc sảo, tư duy lỗi lạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là kết quả của một quá trình tư duy khoa học, độc đáo và thiên tài của Người.
Bản Tuyên ngôn Độc lập được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao bởi trong đó hàm chứa những nội dung cốt lõi, cơ sở pháp lý vững chắc khẳng định chủ quyền quốc gia của một dân tộc và giá trị về quyền con người của người dân một nước độc lập. Có thể rút ra nhiều điều về lý luận lẫn thực tiễn được đúc kết một cách hàm súc, gói gọn trong 1.120 từ, bao gồm 49 câu của bản Tuyên ngôn lịch sử đó.
Trước hết, Tuyên ngôn Độc lập đã nâng tầm quyền con người thành quyền dân tộc. Không chỉ dừng lại ở một tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà Tuyên ngôn còn mang tính thời đại rất sâu sắc. Đó là, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân được gắn liền với quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh viện dẫn hai bản Tuyên ngôn của hai quốc gia lớn, văn minh hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp để mọi người thấy rõ hơn quyền con người và quyền dân tộc là một hiện thực khách quan không thể tách rời.
Qua bản Tuyên ngôn khẳng định, xuất phát từ quyền con người, thông qua quyền con người để xác lập quyền dân tộc, bởi quyền con người chính là cơ sở nền tảng để thiết lập quyền dân Bản Tuyên ngôn Độc lập là giá trị trường tồn, định hướng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Gần 90 năm trong “đêm trường nô lệ”, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hy sinh chiến đấu cho khát vọng độc lập dân tộc. Tuyên ngôn không chỉ kết tinh các giá trị truyền thống anh hùng, ý chí đấu tranh bất khuất cho một nước Việt Nam độc lập, tự do mà còn là sự động viên, cổ vũ, khích lệ Nhân dân các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, giành quyền tự quyết cho đất nước mình.
Tuyên ngôn Độc lập còn khẳng định với thế giới về một đất nước Việt Nam sẽ hồi sinh mãnh liệt, tiếp tục hướng tới một tương lai tươi sáng, đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong cuộc hành trình đó, “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Qua Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cuộc đấu tranh giành tự do độc lập của dân tộc Việt Nam là chính nghĩa. Một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát-xít, dân tộc đó phải được tự do, độc lập. Và, Nhân dân Việt Nam sẽ bằng mọi giá để giữ vững nền độc lập của mình.
Giá trị dân tộc và thời đại trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9 còn minh chứng một sách lược mềm dẻo, linh hoạt về đối ngoại, tinh thần nhân văn cao cả, tính hòa hiếu của một dân tộc “muốn là bạn với các nước”. Việt Nam luôn kiên định và sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, kể cả các nước có quá khứ là thù địch nhưng nay công nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
78 năm qua, tư tưởng của Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành sức mạnh to lớn, kim chỉ nam hành động cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, trong bối cảnh thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nguyện đoàn kết xung quanh Đảng và Nhà nước, thực hiện trọn vẹn lời thề thiêng liêng trong ngày lễ Độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

NGƯỜI LÀ CHA, LÀ BÁC, LÀ ANH ! QUẢ TIM LỚN LỌC TRĂM DÒNG MÁU NHỎ

 Hai câu thơ ấy là của Tố Hữu. Nhà thơ lớn của đất nước viết về lãnh tụ cao nhất của dân tộc mà cứ như nói về người thân trong gia đình, như tình cha – con, bác – cháu, anh – em. Có điều là ba từ Cha, Bác, Anh đã không còn nguyên nghĩa danh xưng từ xưa vẫn dùng, mà nội hàm đã có sự thay đổi rộng rãi hơn, bao quát hơn; âm hưởng thì lắng sâu và vang xa hơn, vượt cả lằn ranh bờ cõi nước ta.

Lịch sử cách mạng nước ta ghi nhận: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Ðảng ta, người xây dựng nền Cộng hòa dân chủ Việt Nam và Mặt trận Dân tộc thống nhất, là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam…Nói Cha ở đây, về mặt tinh thần, là nói về người sáng lập, tổ chức, lãnh đạo và rèn luyện.
Thật ra, trong buổi bình minh của Cách mạng Tháng Tám 1945, qua bức thư “Kính cáo đồng bào” của Nguyễn Ái Quốc viết từ tháng 6 năm 1941, báo hiệu “Giờ giải phóng đã đến”, Hồ Chí Minh được biết đến như “Người lính già/Ðã quyết chiến hy sinh/Cho Việt Nam độc lập/Cho thế giới hòa bình!”. Ðọc Tuyên ngôn Ðộc lập, với câu hỏi thân tình “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”, Người lính già ấy đã gây nên một ấn tượng đặc biệt sâu sắc. Trên báo chí nước ta thời đó, đã bắt đầu xuất hiện những từ ngữ như “Cụ Hồ”, “Già Hồ” hay “Cha già dân tộc”.
Riêng Người – Hồ Chí Minh – trước sau vẫn coi mình là người con của dân tộc. Người là người Việt Nam đầu tiên sửa đổi lễ giáo phong kiến, thay khái niệm đạo đức “Trung với vua, hiếu với cha mẹ” thành “Trung với nước, hiếu với dân”, coi nước là đối tượng cao nhất để trung, tức là để hết lòng phục vụ; coi dân là cha mẹ để hiếu, tức là để hết sức chăm lo lợi ích của dân. Người nói: “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân”. “Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui” .
Cụ Hồ đã nói thế và làm đúng như thế. Người suốt đời vì nước, vì dân; một ngày nước nhà còn chưa được hoàn toàn độc lập thống nhất, nhân dân chưa thật sự hạnh phúc ấm no là một ngày Người còn chưa ăn ngon, ngủ yên. Chính vì vậy mà giữa Người với các tầng lớp nhân dân đã nảy sinh một tình cảm hết sức đặc biệt: tình Cha – Con.
Vào những năm tháng cuối đời, Người vẫn đau đáu nỗi đau đất nước còn bị chia cắt. “Bác nhớ Miền Nam, nỗi nhớ nhà/Miền Nam mong Bác, nỗi mong Cha”. Người đề nghị Trung ương tổ chức cho được thăm miền nam một chuyến. Người đã ngày ngày tập luyện. Nhưng vì tình hình và sức khỏe không cho phép, ước nguyện ấy đã không thành.
Hay tin Bác qua đời, Miền Nam cùng cả nước đau nỗi đau mất Cha. Nói lên nỗi đau ấy, từ Miền Nam đang ngút ngàn khói lửa, nhà báo – nhà thơ Trần Bạch Ðằng viết:
“Chửi thù rồi lại giận ta
Nghĩ câu hiếu đạo thật là con hư”
“Con hư” đây là nói chiến sĩ và đồng bào ta đã không giành được thắng lợi sớm hơn để rước Bác vào thăm miền nam. Những người con Việt Nam hồi ấy tham gia hai Ðoàn đàm phán của ta tại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam, đã dịch lại hai câu thơ này cho bạn bè Pháp. Nhà báo Ma-đơ-lin Ríp-phô, nữ chiến sĩ của Ðảng Cộng sản Pháp thời kháng chiến chống phát-xít Ðức, người được Bác Hồ nhận là con nuôi, đã nói trong nước mắt: “Ðối với Bác Hồ, tôi cũng chỉ là một đứa con gái bất hiếu”.
Về mối quan hệ giữa dân tộc và lãnh tụ, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Ðảng ta Lê Duẩn, trong Ðiếu văn đọc tại buổi Lễ truy điệu trọng thể Bác Hồ, đã viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
LÀ BÁC !
Ngày Cách mạng Tháng Tám mới thành công, đồng bào gọi Người là Hồ Chủ tịch, là Cụ Hồ hay Già Hồ. Với các giới đồng bào, Hồ Chủ tịch vẫn tự xưng mình là tôi. Gửi thư cho các cụ phụ lão: Người viết: “Thưa các cụ, Ðây tôi lấy danh nghĩa một người già mà nói chuyện với các cụ” (21-9-1945). Gửi thư cho thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (22-9-1945), Người cũng viết: “Các em, đây là Hồ Chí Minh nói chuyện với các em”. Gửi thư cho các học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên năm đó, Người viết: “Các em học sinh, các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang”. Gửi thư cho thanh niên, Người viết: “các bạn thanh niên yêu quý”. Gửi thư cho các chiến sĩ quân đội, Người thường dùng hai chữ “anh em”. Ðặc biệt, trong thư chúc thọ Cụ Phùng Lục, phụ lão cứu quốc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Ðông, người đã bỏ sự tế lễ linh đình mà đem số tiền 500 đồng quyên vào quỹ kháng chiến (năm 1948), Hồ Chủ tịch viết: “Cháu xin thay mặt Chính phủ cảm ơn Cụ, và trân trọng chúc Cụ sống lâu và luôn luôn mạnh khỏe…”. Vị Chủ tịch nước 58 tuổi gửi thư cho một bậc thượng thọ, tự xưng mình là cháu, quả là việc xưa nay hiếm, có một không hai.
Thế rồi cùng với quá trình tiến lên của cách mạng và kháng chiến, cách xưng hô của đồng bào, chiến sĩ với Hồ Chủ tịch và của Người với đồng bào, chiến sĩ cũng chuyển đổi một cách kỳ diệu. Hai tiếng “Bác Hồ” ra đời khá sớm và nhanh chóng đi vào lòng người một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như gió mát thổi vào nhà. Các tầng lớp nhân dân ta, từ những người lãnh đạo hàng đầu đất nước đến người dân thường, từ già đến trẻ, từ gái đến trai, từ Kinh đến Thượng, ai cũng gọi Người là Bác Hồ, xem Bác Hồ như là biểu tượng cao quý nhất, đẹp đẽ nhất, thánh thiện nhất của con người Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ cứu nước, trong hàng các lãnh tụ của đất nước, chỉ có hai người được gọi là Bác: Bác Hồ và Bác Tôn. Bác Tôn lớn hơn Bác Hồ hai tuổi nhưng Bác Tôn và Bác Hồ đều cùng gọi nhau là Bác.
Với các nhà lãnh đạo khác, bên cạnh danh xưng đồng chí, tất cả đều được gọi bằng anh: anh Cả (Nguyễn Lương Bằng), anh Năm (Trường Chinh), anh Ba (Lê Duẩn), anh Tô (Phạm Văn Ðồng), anh Văn (Võ Nguyên Giáp), v.v.
Hai tiếng Bác Hồ vang xa trên nhiều nước như Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa và dân tộc chủ nghĩa anh em, bè bạn. Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng các nước đó, mỗi lần có dịp được Bác đến thăm đều tung hô: Bác Hồ! Bác Hồ !
Năm 1947, trong một cuộc viếng thăm Ấn Ðộ theo lời mời của Thủ tướng Nê-ru, Bác Hồ đã được các nhà lãnh đạo và đông đảo các tầng lớp nhân dân, nơi Bác đến thăm, dành cho sự yêu mến và kính trọng đặc biệt. Tại cuộc đồng diễn của hơn 3.000 thiếu nhi Ấn Ðộ chào mừng Bác Hồ, các em rầm rộ hô vang: “Cha, cha Hồ” (Bác Hồ). Thủ tướng Nê-ru ngồi cạnh Bác sung sướng nói vui:
– Ngài là “đối thủ” đáng yêu của tôi, vì được các em gọi là Bác. Ở Ấn Ðộ, các em thiếu nhi chỉ gọi Nê-ru là Bác. Và Bác Hồ là người thứ hai được các em gọi như thế.
* * *
Hai tiếng Bác Hồ, bình dị và gần gũi biết bao mà cũng thiêng liêng biết bao. Bác Hồ là tất cả. Là kết tinh và hội tụ của cả Cha, Bác và Anh trong một con người. Là trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ. Là lý tưởng và sự nghiệp của chúng ta. Là cuộc chiến đấu không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, vì đất nước mạnh giàu sánh vai cùng năm châu./.

CÙNG ĐỌC VÀ SUY NGẪM: LỊCH SỬ KHÔNG THỂ TRƯNG CẦU Ý KIẾN MÀ LÀ PHẢI HỌC BẮT BUỘC!

CHÚNG TA HÃY CÙNG LÊN TIẾNG, THỂ HIỆN RÕ THÁI ĐỘ CỦA MÌNH BẰNG TƯ TƯỞNG TRONG SÁNG, TÌNH CẢM TỐT ĐẸP, LÒNG TỰ TÔN VÀ TRÁCH NHIỆM CAO NHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỂ GIỮ LẤY HỒN CỐT DÂN TỘC VIỆT!
         Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn - Nguyên Cục trưởng cục Tuyên huấn, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng bạn đọc:
     Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh (2/9), nghĩ về lịch sử nước nhà, xin có đôi lời cùng Bộ Giáo dục - đào tạo về việc đưa ra xin ý kiến có nên đưa môn lịch sử thành môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp Phổ thông trung học .
  
        “ Dân ta phải biết sử ta , Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam “ . Đó là hai câu mở đầu trong bài Lịch sử Việt Nam của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài về nước năm 1941 để cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của Thực dân Pháp xâm lược .
        Vậy vì sao trong bối cảnh vừa mới về nước Chủ tịch Hồ Chí Minh phải viết và cho lưu hành tuyên truyền bài thơ như một bài Diễn ca Lịch sử nước nhà? Bởi vì Người biết rằng muốn tập hợp quần chúng nhân dân , muốn giác ngộ họ điều đầu tiên là phải khơi dậy lòng yêu nước , mà muốn có lòng yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc phải làm cho người dân đang bị bần cùng hóa , ngu dốt hóa hiểu biết lịch sử nước nhà , phải tường gốc tích nước nhà Việt Nam và nhờ đó đã tập hợp được quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng , nêu cao tinh thần yêu nước , phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để làm nên sự tích thần kỳ , tiến hành Cách mạng tháng Tám thắng lợi , khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào ngày 2/9/1945 , tiến hành cuộc trường chinh cứu nước, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (1945-1975), giành lại độc lập , tự do, thống nhất , phát triển như ngày nay . Đó là chuyện của Việt Nam giữa thế kỷ XX cho đến nay , còn với nước Nga , Putin được Enxin từ chức bàn giao chức Tổng thống cho ông vào cuối năm 1999 , một trong những việc làm đầu tiên để giữ cho nước Nga không sụp đổ , ông đã ban hành Kế hoạch giáo dục lòng yêu nước cho nhân dân Nga và xác định môn lịch sử là môn học quan trọng nhất trong giáo dục phổ thông và sau đó cao hơn , nước Nga đã ban hành Luật cấm xét lại lịch sử ,nhờ đó nước Nga đã không tan rã , đứng vững và phát triển, đưa nước Nga từ nền kinh tế bên bờ vực sụp đổ đã trở thành một trong mười nền kinh tế đứng đầu thế giới ( tính theo PPP nước Nga đứng đầu châu Âu và thứ 5 thế giới ). Còn với Mỹ tôi cũng được biết Mỹ đặc biệt quan tâm đến Lịch sử không chỉ cho người Mỹ mà còn cả người nhập cư , ai chưa hiểu lịch sử nước Mỹ thì chưa đủ điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ .

    Tôi nêu các sự kiện trên để khẳng định: Giáo dục lịch sử là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia dân tộc , nêu anh muốn độc lập thật sự và phát huy sức mạnh nội sinh để xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước . Một vấn đề không cần bàn cãi và không ai được phép hạ thấp việc học lịch sử , học nó là học cả đời để không bao giờ được tự nhục ,tự ty , đớn hèn trước nước khác ; học lịch sử là để tập họp quần chúng nhân dân cùng chung sức đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh , học lịch sử để thế hệ nối tiếp nỗ lực đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu bốn biển như Bác Hồ hằng mong ước.

   Thế mà hơn chục năm trở lại đây , môn lịch sử trong giáo dục đào tạo , Bộ GDĐT đã liên tục tìm mọi cách hạ thấp và cố tình xóa bỏ môn lịch sử , trong bài viết trước , khi phê phán việc đưa môn lịch sử là môn tự chọn trong cấp phổ thông trung học , và ngay khi gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vào ngày 8/5/2022 tôi đã nói rõ : Nếu tôi làm Thủ tướng tôi sẽ cách chức Bộ trưởng Bộ GDĐT khi đề xuất chủ trương bỏ môn sử để buộc Quốc hội phải ngồi lại bàn và đưa vào NQ của QH là không được bỏ môn sử , và phải giữ môn lịch sử là môn độc lập trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Thế mà nay Bộ này từ chỗ tìm cách bỏ môn lịch sử không được lại ngang nhiên làm trái NQ của QH , bỏ môn sử là môn độc lập từ lớp 1-9 và lên 10-12 thì tự chọn , có nghĩa rằng sẽ có rất nhiều em học sinh không học môn lịch sử độc lập trong suốt Chương trình phổ thông , đó là chưa kể ngay sách giáo khoa phổ thông cũng sẽ có nhiều bộ sách lịch sử khác nhau và sẽ có cách viết khác nhau thậm chí đã có biểu hiện xuyên tạc lịch sử trong sách giáo khoa thì thử hỏi làm sao xây dựng tinh thần dân tộc , làm sao chúng sức chung lòng vì mục tiêu phát triển đất nước?

Đây rõ ràng là một sự việc không bình thường khi Bộ này làm trái NQ của QH , lại cố tình hạ thấp vai trò giáo dục lịch sử , làm suy yếu lòng yêu nước , lòng tự hào tự tôn dân tộc …việc mà đáng lẽ nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục là bồi đắp phát triển lòng yêu nước , tạo nên thế trận lóng dân vững chắc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một công dân không có lòng yêu nước thì việc học các môn khoa học khác dù anh ta có tài giỏi đến đâu , rồi cuối cùng anh ta cũng chỉ đi bán rẻ tài năng của mình cho nước ngoài, thực tiễn ta đã thấy đã và đang có một trào lưu một bộ phận trị thức Việt Nam bỏ ra nước ngoài làm việc, một hiện tượng chảy máu chất xám đáng báo động ! 

      Trước hiện tượng hạ thấp , xét lại lịch sử những người tâm huyết với nước nhà , tâm huyết với lịch sử đã gọi hiện tượng trên là lật sử , xét lại lịch sử ! Còn đối với Bộ GDĐT, phải chăng Bộ đang cố tình làm cho dân ta mù sử , dốt sử , và khi đó nhóm xét lại lịch sử sẽ nhân danh là những nhà nghiến cứu lịch sử sẽ vẽ lại lịch sử nước nhà như đã từng diễn ra ở Liên Xô , Đông Âu và Ucraina gần đây?

Từ những phân tích trên, với tư cách là một cháu của Bà mẹ VN anh hùng, là con của hai liệt sĩ, là chiến sĩ giải phóng quân khi mới 14 tuổi , một Đảng viên cán bộ của Đảng tôi đề nghị QH hãy vào cuộc yêu cầu Chỉnh phủ chỉ đạo Bộ phải biên soạn một bộ sách giáo khoa lịch sử thống nhất cho giáo dục phổ thông từ lớp 1-12 và lịch sử phải là một môn thi bắt buộc trong các môn thi.

Xin hãy đặt đúng vị trí để có một nước VN thống nhất không chỉ về chủ quyền lãnh thổ, mà trước hết thống nhất về cội nguồn lịch sử của dân tộc . Xin hãy đừng nâng lên đặt xuống , xin hãy đừng chà xát vào lịch sử, xin hãy đừng bắn vào lịch sử, bởi vì lịch sử là cội nguồn dân tộc. Hãy nhìn sang Ucraina, chính vì họ đã bắn vào lịch sử nên giờ đây đã trả giá cho tội lỗi của mình . 

Xin hãy nhớ lời của Bác Hồ “ DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA , PHẢI TƯỜNG GỐC TÍCH NƯỚC NHÀ VIỆT NAM “ làm trái lời Bác là trái ý Đảng , lòng Dân , mong Bộ GDĐT nên nhớ điều đó . Và cũng xin Quốc hội hãy ban hành một đạo luật hoặc một pháp lệnh nghiêm cấm xét lại xuyên tạc, đổi trắng thay đen lịch sử ./.
Bài và ảnh: của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, TCCT QĐNDVN.
Yêu nước ST.

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

 

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại những thách thức to lớn đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIÊT NAM (02/9/1945 - 02/9/2023) HÀO HÙNG: GÓC NHÌN CỦA CHÚNG TA!

     Ai đó nay vẫn so sánh Việt Nam với những quốc gia phát triển sớm, mà năm 1945 khi Việt Nam giành độc lập, họ đã nền công nghiệp quân sự, kinh tế hùng hậu, khi ấy họ đã làm ra máy bay, xe tăng, tàu chiến, chinh phạt khắp thế giới, như Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Pháp và các nước thực dân, phát xít khác.
Ai đó nay vẫn so sánh Việt Nam với Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Thái Lan, Singarpore, Malaysia...những quốc gia, lãnh thổ hưởng lợi từ hậu cần cho Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong chiến tranh lạnh giữa hai phe, ... Rồi đổ lỗi cho chế độ, cho Đảng Cộng Sản, là nguyên nhân tụt hậu. Có thể họ cố tình quên xuất phát điểm 2/9/1945 Việt Nam độc lập, khi đó ngân khố quốc gia bằng "0". Công nghiệp bằng "0", Quốc phòng bằng "0", nông nghiệp lạc hậu, xã hội tan hoang vì chế độ thực dân đô hộ, sau đó lại 9 năm đánh Pháp, 20 năm đánh Mỹ, 10 năm đánh Tàu và Polpot xâm lăng Biên giới...
Đã không ưa, thì dưa có giòi, họ biến những sai lầm khó tránh của nhận thức về đường lối kinh tế sau chiến tranh
vốn đi lên từ số "0" thành sai lầm bản chất, chế độ. Họ lộ rõ ý đồ phá bỏ chứ không phải phản biện xây dựng. 

Tôi không được đi nước ngoài nhiều, nhưng mỗi chuyến đi, tôi cố ghi chép những gì nhìn thấy, đọc thấy và so sánh với nước mình. Mỗi người có quan điểm, góc nhìn riêng. Thời bao cấp, đất nước còn nghèo quá, đi nước ngoài với đa số người là ân huệ, là trúng số, là cơ hội đổi đời. Khi ở nước ngoài, thấy họ hơn mình, nên rất thiếu tự tin. Nhưng bây giờ thì khác. Dù còn thua kém nhiều mặt, nhiều thứ so với các nước phát triển, nhưng đã tự tin, tự hào, còn nhiều quốc gia không bằng mình dù xuất phát điểm thuận lợi hơn Việt Nam.

Năm 2022. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua Philipine, chỉ sau In, Thái, Sing, Ma, những nước được Mỹ hậu thuẫn, và hưởng lợi trong 20 năm chiến tranh Việt Nam. 

Năm 2022 GDP đầu người Việt Nam quy ra sức mua PPP là trên 10.000 đô, chứ không phải trên 4000 đô như cách tính cũ. Mức sống thực tế cao hơn con số này nhiều, vì nhiều giao dịch không đưa vào con số thống kê. 

(Nên hiểu dù GDP cao, bình quân cao, như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ả Rập...chưa hẳn dân đã giàu. Nguồn lực tài chính chủ yếu trong hầu bao các nhà Tư bản kếch xù và chính phủ, chứ không phải đại đa số người dân) 

Suốt một thời gian dài lạm phát Việt Nam chỉ quanh quẩn 3%, 4% một năm, đồng tiền ổn định, thậm chí mạnh chứ không phải yếu.

Dễ nhìn thấy nhất sự thay da đổi thịt là giao thông và nông thôn Việt Nam, trừ vùng sâu, vùng xa, đã rút ngắn đáng kể với Thị xã, Thành phố...Tôi đã đi nhiều làng quê ở Đồng bằng, Trung du Bắc bộ, Trung bộ, Đông Nam bộ, đâu đâu cũng khác. Làng nào cũng khang trang, sạch đẹp, đường xá rộng rãi, nhà nào cũng sân vườn xanh tươi, nhiều nhà có gara ô tô. Thiết bị sinh hoạt hiện đại không thiếu thứ gì, internet, viễn thông phủ kín, điện thoại thông minh ai cũng có, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nhà vệ sinh còn xịn hơn thành phố. Không còn cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau, mọi khâu sản xuất đều cơ giới hoá, chuyên môn hoá. Nhà trẻ, trường học, nhà văn hoá thôn nào, xã nào cũng có. Không nói ngoa, so với nhiều nước Đông Nam Á, kể cả châu Á, 
trừ Singapore, Nông dân, nông thôn Việt Nam là số 1. 

Tôi đã đi du lịch một số nước gần đây và nghe nhiều người kể. Chả đâu sướng bằng Việt Nam về khoản ăn và ngủ. Hệ thống khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ nhà nghỉ bình dân đến khách sạn Tổng thống. Ăn sơn hào hải vị trên giời dưới biển đều được đáp ứng phụ thuộc túi tiền. Cảnh quan Việt Nam thì thôi rồi, ai đã đi Phukhet, Pattay (Thái) Bali (Indo) thì biết, còn gọi Nha Trang, Đà Nẵng bằng bác. Động Quế Lâm nổi tiếng của Trung Quốc còn gọi Phong Nha, Sơn Đòng Quảng Bình làm cụ. 

So với trước, nay dân ta đã được ăn, được nói hơn nhiều. Mạng xã hội đã trở thành diễn đàn có sức mạnh như một lực lượng phản biện hữu ích, vô cùng mạnh mẽ. Trung Quốc, Nga, Triều, Myanmar, Các quốc gia Hồi giáo cực đoan, một số quốc gia độc tài và nhiều nước khác thì không thể. Kể cả Tây Âu, Mỹ nếu nói sai, ăn sai, kích động, đòi lật đổ Đảng cầm quyền...thì hãy đợi đấy! 

Nền ngoại giao (cây Tre) Việt Nam khiến thế giới nể phục. Không quốc gia nào, mà ở đó tất cả các cường quốc trên thế giới Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ... phải tranh thủ và tôn trọng như Việt Nam. Ít ưuoocs gia nào có tới 7 đời Tổng thống Mỹ ( cựu thù) lần lượt xin đến làm hoà. 

Hà Nội là Thủ đô hiếm hoi, mà ở đó Đại sứ quán các quốc gia kình địch như Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistand, Israen và Palestine, Donal Trump và Kim Jong Un... có thể hoà thuận ngồi với nhau, bàn bạc chính sự.
Ít có quốc gia nào mà kẻ gây tội ác trong quá khứ chiến tranh ( Pháp, Mỹ, Hàn...) lại đến tạ lỗi, cúi đầu trước Nghĩa trang liệt sỹ Việt Nam.

Việt Nam nằm trong top 5, những quốc “Không thể xâm lược” bên cạnh Israel, Phần Lan, Nhật Bản, Philipin bằng lịch sử giữ nước của mình. 

Chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, dù mất Hoàng Sa và 1 số đảo chìm ở Trường Sa vào thời điểm hết sức khó khăn và nhạy cảm, nhưng dứt khoát không có chuyện lãnh đạo Việt Nam bán nước cho Trung Quốc. Đường lối ngoại giao phải đặt lên hàng đầu trong ứng xử với các nước lớn. Ucraina là bài học nhãn tiền.

Tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong bộ máy công quyền là ung nhọt đang điều trị bằng kháng sinh mạnh. 
Văn hoá, đạo đức, Giáo dục, Y tế... là nỗi lo trước mắt và lâu dài đang được chấn chỉnh.
Quản trị xã hội chưa theo kịp đà phát triển kinh tế, đang gồng mình thay đổi.
Đó là những vấn đề xã hội, là con bệnh của con người, của quyền lực mà bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải đương đầu.

Người Việt mình, vốn khiêm tốn và có chút tự ty, hãy tự tin lên, Việt Nam hiện đang được thế giới nhìn nhận là điểm sáng, xã hội ổn định và kinh tế phát triển mạnh. Dẫu còn nhiều sai lầm, yếu kém, còn tham nhũng, thiếu công bằng, chưa dân chủ, văn minh như mong muốn. Nhưng hãy tin đi, Việt Nam sẽ phát triển và trường tồn, không thể đánh bại./.
Yêu nước ST.

NGHĨ VỀ BÁC LÒNG TA TRONG SÁNG HƠN: ĐỜI TUÔN NƯỚC MẮT, TRỜI TUÔN MƯA!

         Ngày 17/8/1969, sức khỏe dù đã suy giảm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn lên xuống nhà sàn làm việc và nghe báo cáo tình hình. Theo đề nghị của bác sĩ, ngày 18/8, Bác được chuyển xuống ở và làm việc tại ngôi nhà A67. Ngôi nhà này chỉ cách nhà sàn của Bác vài chục bước chân, tiện cho việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe của Người.

Sau gần 20 ngày chống chọi với bệnh tật, Bác yếu lắm nhưng hễ tỉnh lại là hỏi: 
"Hôm nay miền Nam đánh thắng đâu? Ở Hà Nội, đê vỡ có nhiều không? Có kịp sơ tán dân đi không?"

Từ ngày 25/8/1969, các y bác sĩ đã phát hiện thấy tim Bác có vấn đề, cần phải giữ gìn thận trọng. Thế rồi, đã đến thời điểm Bác Hồ phải nằm yên 1 chỗ. Dù là trên giường bệnh nhưng Bác vẫn làm việc, ngày ngày đều đặn nghe báo cáo công việc từ cả hai miền đất nước, vẫn đọc sách báo, gửi điện mừng và trao tặng huân chương, huy hiệu, tặng hoa cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chiến đấu và sản xuất.

Ngày 28/8, nhịp tim của Bác bắt đầu có dấu hiệu loạn nhịp. Buổi chiều, Bác như thiếp đi. Sau khi các bác sỹ tiêm thuốc, Bác tỉnh lại. Đôi mắt từ từ mở ra, rồi khẽ mỉm cười khi nhìn thấy đông đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Nụ cười đã hầu như héo đi trên gương mặt xanh xao của Bác làm mọi người xúc động.

Ngày 29/8, bệnh của Bác không hề thuyên giảm.

Ngày 30/8, bệnh của Bác càng nặng thêm, liên tục đau ngực, rồi Bác hôn mê. Sau khi các bác sỹ cấp cứu hồi lâu, Bác mới từ từ mở mắt, vẻ rất mệt mỏi. Nhìn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bác khẽ hỏi: 

“Chú chuẩn bị tổ chức Quốc khánh năm nay ra sao rồi?”, và nhắc: “Nhớ bắn pháo hoa cho dân vui”. 

Thủ tướng vô cùng xúc động, báo cáo với Bác mọi việc đã chuẩn bị chu đáo.

Bác lại hỏi: “Lũ sông Hồng đã rút chưa? Cần phải lo cứu dân nếu đê vỡ”. 

Thủ tướng không dám giấu Bác, báo cáo là lũ vẫn chưa rút hết. Rồi Thủ tướng mạnh dạn thưa với Bác: “Chính phủ muốn mời Bác lên khu an toàn để Bác được tĩnh dưỡng và đề phòng lũ lụt”.

Bác lắng nghe, rồi lắc đầu, thong thả nói chậm: “Không! Bác không muốn đi đâu cả. Bác không thể bỏ dân. Dân ở đâu, Bác ở đó, dù lụt lội hơn nữa, dù Mỹ có ném bom Hà Nội trở lại…”.

Thủ tướng chỉ còn biết ứa nước mắt nhìn Bác và thầm kêu lên: “Bác ơi, đến cảnh ngộ này, Bác vẫn chỉ nghĩ đến dân…”.

Ngày 31/8, Bác muốn ăn cháo, các đồng chí phục vụ nấu một bát cháo ngon, Bác ăn hết, mọi người rất mừng. Cũng ngày này, nghe tin một đơn vị tên lửa thuộc Sư đoàn 361 bắn rơi máy bay Mỹ không người lái, Bác còn gửi tặng một lẵng hoa - Lẵng hoa cuối cùng mà quân và dân ta được nhận từ Người.

Ngày mồng 1/9, sức khỏe Bác lại có vẻ như khá hơn. Từ ngày 28/8 đến hôm nay, chưa bao giờ các đồng chí lãnh đạo và những người phục vụ lại vui và hy vọng về sức khỏe của Bác như bây giờ. Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng tới thăm, Bác nói rằng ngày mai làm Lễ Quốc khánh cho Bác ra dự khoảng 15 phút để được gặp đồng bào. Bác ra ngồi trên sân khấu trước, sẽ quấn khăn che cổ… rồi hãy tiến hành khai mạc. Bác sẽ cố nói cho được bình thường mấy câu với đồng bào. Nhưng Thủ tướng báo cáo là đã làm mít tinh từ tối hôm trước, vì Bác đang mệt. Bác lặng im vẻ không vui, phải chăng Bác hiểu: Vậy là sẽ không còn có dịp nào để được gặp đồng bào nữa?

Nhưng tiếc thay, niềm vui ấy không trọn vẹn được một ngày. Cuối buổi chiều, Bác lại rất mệt, nhiều lúc gần như thiếp đi và lần đầu tiên mọi người thấy Bác rên. Những tiếng rên như đứt từng khúc ruột. Tất cả bàng hoàng, lo lắng. Các bác sỹ tập trung cứu chữa. Điện tâm đồ bật lên, màn hình hiện ra toàn tín hiệu xấu.

Sau khi uống thuốc, tiếng rên thưa dần, rồi Bác tỉnh lại. Nhìn ra hai cây dừa ngoài cửa mà đồng bào miền Nam gửi ra biếu Bác năm nào, Bác muốn uống nước dừa. Tuy nhiên, Bác sỹ Nhữ Thế Bảo ghé vội lễ phép: “Thưa Bác, bệnh của Bác không nên uống nước dừa. Xin lấy thứ nước khác để Bác dùng….”.

Bác lắc nhẹ: “Không sao đâu, Bác muốn được uống một chút nước dừa miền Nam thôi mà…”. 
Rồi Bác nói nhỏ: “Bác quê ở Nam Đàn, nhưng mẹ mất ở Huế, cha mất ở Cao Lãnh. Chưa một lần Bác được trở lại hai nơi đó…”. 

Mọi người lặng đi. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước, nay về già nhưng vẫn không hề nguôi ngoai hình ảnh của những người ruột thịt thân yêu nhất. Kể từ ngày người chị Nguyễn Thị Thanh về gặp ông bà tổ tiên năm 1954, 15 năm ròng Bác sống trong cảnh cô độc, là người duy nhất còn sống trong gia đình. Bao nhiêu lần các đồng chí lãnh đạo giục Bác lấy vợ nhưng Bác đều từ chối, lấy cớ rằng cách mạng chưa thành, chưa thể yên tâm có cho mình một hạnh phúc riêng.

Sáng ngày mồng 2/9, bầu trời u ám, buồn bã như thấu lòng người. Các đồng chí trong Bộ Chính trị đều tới thăm Bác đông đủ. Trong ngôi nhà 67, Bác nằm trên chiếc giường nhỏ đơn sơ, thiếp đi. Các y bác sỹ trực sẵn sàng, im lặng, nhưng chồng chất nỗi lo.Đột nhiên Bác đưa tay ôm lấy ngực và chằn mình nghiêng sang một bên. Các bác sỹ vội nhào tới xoa bóp. Máy điện tim mở gấp. Bác đã bắt đầu cơn đau dữ dội. Những tín hiệu chỉ còn thoi thóp và toàn chạy ngang với những đường sáng nhấp nhô yếu ớt…

Các tín hiệu vụt tắt. Đồng hồ chỉ 9 giờ 47 phút.
“Thôi các đồng chí ạ. Bác của chúng ta không qua khỏi nữa rồi. Bác đã trút hơi thở cuối cùng vĩnh biệt chúng ta" Thủ tướng Phạm Văn Đồng nghẹn ngào trong nước mắt./.
Yêu nước ST.

TÌM HIỂU GIÚP BẠN: "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT..." CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI!

          Lịch sử kể rằng bác sĩ Vũ Đình Tụng, người chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đề xuất và được Người đồng ý lấy ngày 2/9/1945 là ngày Chủ nhật có nhiều người được nghỉ, để dự lễ Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân. 

Chiều hôm đó, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô (và qua làn sóng phát thanh đến đồng bào cả nước và nhân dân thế giới), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng công bố bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Tròn 1 năm sau, ngày 2/9/1946 nhiều hoạt động kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại ấy được tổ chức ở trong nước; đồng thời lần đầu tiên lễ mừng Quốc khánh Việt Nam được tổ chức ở ngay Paris, thủ đô nước Pháp.

Bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu Việt Nam sang đàm phán với nước Pháp, lúc thế nước như "ngàn cân treo sợi tóc". Bên trong, đất nước ngổn ngang công việc thiết lập và bảo vệ nền Dân chủ cộng hòa; nhan nhản "thù trong giặc ngoài" đang lăm le bóp chết chính quyền còn trứng nước. 

Bên ngoài, chưa có một quốc gia xa-gần nào công nhận nền tự do độc lập của Việt Nam, thậm chí chính giới Pháp còn đang ráo riết toan tính tái lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam.

Được tin đàm phán Việt-Pháp, "Đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng"; Thư gửi đồng bào Nam Bộ ngày 1/6/1946 năm ấy, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phải nói lời tâm huyết "xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước"; cũng lần đầu tiên Người khẳng định "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi!".

Chiều tối ngày 2/9/1946, giữa lòng châu Âu còn nhiều cách biệt, giữa Paris đang nuôi dã tâm phục hồi "chính quốc", Chủ tịch Hồ Chí Minh đang làm Thượng khách của chính phủ Pháp, đã hiện diện tại một sự kiện chưa từng có ở thủ đô Paris, để kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (do Hội Liên hiệp Việt kiều và Hội Hữu nghị Pháp - Việt tổ chức).

Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày bài diễn văn bằng tiếng Pháp nói về ngày trọng đại của quốc dân Việt Nam đã thoát khỏi ách nô lệ và chế độ thuộc địa, trở thành nước tự do và độc lập. 

Tại chính nơi có các thế lực hiếu chiến đang muốn thủ tiêu nền độc lập, xóa bỏ chế độ dân chủ cộng hòa mà người Việt Nam vừa giành lại được, Người nói "Hôm nay, Nhân dân Việt Nam kỷ niệm lần thứ nhất bản Tuyên ngôn long trọng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa".

Người "long trọng bày tỏ sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam anh dũng của chúng ta, đã nêu cao lý tưởng dân chủ và đã không lùi bước trước bất kỳ sự hy sinh nào để bảo vệ tự do của mình"; Người khẳng định "Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hoà của mình", và "Lòng dũng cảm và tinh thần hy sinh đã gắn bó ý chí của mọi người Việt Nam từ Bắc chí Nam thành một khối sức mạnh, bất kỳ nguồn gốc họ ở đâu, theo tôn giáo hay thuộc giai tầng xã hội nào".

Thay mặt cho Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh "tin tưởng rằng, nước Pháp đã kháng chiến và giành được giải phóng sẵn sàng công nhận nền độc lập của chúng tôi, điều cần thiết phải có để một dân tộc mong muốn kết bạn với các dân tộc khác". 

Người nói với đồng bào mình và các bạn Pháp "Nguyện vọng tha thiết nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam là Tổ quốc đang hồi sinh của chúng ta không bao giờ bị chia cắt và không gì chia cắt được".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cho "những người đang sống trên đất Pháp, dù đến đây vì kế sinh nhai, để hoàn thành việc học hành hay để đóng góp cho cuộc kháng chiến của nước Pháp" cần phải "biết xử sự như người con của một dân tộc đã có một nền văn hoá lâu đời, nhưng lại có đủ khả năng để trẻ lại" và Người mong đợi "với sự lịch thiệp và sự đối xử thân tình của mình, đồng bào có thể tranh thủ được sự quý mến và cảm tình của nhân dân Pháp đối với nước Việt Nam ta". Người mở ra triển vọng "Sự đóng góp của Việt Nam cho sự vĩ đại của nước Pháp và cho sức mạnh của Liên hiệp Pháp"…

Kết thúc buổi lễ kỷ niệm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa tất cả mọi người trở lại hiện thực bằng "nguyện vọng cháy bỏng" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về Hội nghị Fontainebleau... Trả lời phóng viên Hãng thông tấn A.F.P (Pháp) về hiện tình cuộc đàm phán Việt - Pháp đang diễn ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ "cản trở chính" là "vấn đề trưng cầu dân ý ở Nam Bộ" do lực lượng Pháp đơn phương tổ chức một cách thiếu "sự hợp tác… chặt chẽ thân thiện". 

Người nói về một "nước Pháp mới" để "Hai nước Việt và Pháp có thể đi đến sự thoả thuận" và "đi đến một sự hiểu biết lẫn nhau càng nhanh chóng càng hay, để cùng có thể sẵn sàng bắt tay vào một công việc thiết thực" - một nước Pháp không theo đuổi chiến tranh tái xâm lược thuộc địa.

Về sau, trong Thư gửi kiều bào Việt Nam ở Pháp (ngày 12/9/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết "trong ngày kỷ niệm Quốc khánh (ngày mồng 2/9), kiều bào ta, nơi thì phái người, nơi thì gửi điện ủng hộ Chính phủ và tôi, nhiều kiều bào lại quyên tiền hoặc thuốc giúp Tổ quốc". 

Tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về, Người tổng kết "đã làm được" 4 việc: 1. "đem lá quốc kỳ Việt Nam qua đến nước Pháp" và được "Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp trọng thị", "người các nước trọng thị"; 2. "làm cho Chính phủ và nhân dân Pháp chú ý và hiểu rõ vấn đề Việt Nam", "thế giới cũng chú ý và hiểu rõ vấn đề Việt Nam"; 3. "làm cho số đông người Pháp trở nên bạn hữu của dân Việt Nam, hết sức tán thành Việt Nam độc lập"; 4. "làm cho địa vị các đoàn thể thanh niên, phụ nữ và lao động Việt Nam được nâng cao"...

Đặc biệt là chuyến đi 4 tháng lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mang về nước 4 trí thức người Việt đã thành danh, gồm: Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa), Trần Hữu Tước, Võ Quí Huân, Vũ Đình Huỳnh, về Việt Nam tham gia kháng chiến.

Lần đầu tiên người Việt Nam trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài kỷ niệm long trọng Quốc khánh Việt Nam; cũng là lần đầu tiên lễ kỷ niệm độc lập được tổ chức công khai trên đất Pháp. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam đang thăm và đàm phán hợp tác với Chính phủ Pháp, đã sử dụng lễ kỷ niệm trọng đại của dân tộc vào quá trình đấu tranh không khoan nhượng với các thế lực thực dân đang đẩy Việt Nam vào con đường chiến tranh.

Năm ấy, chiến tranh không tránh khỏi, chưa đầy 4 tháng sau ngày kỷ niệm Quốc khánh, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ; cả dân tộc bước vào thực hiện "đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ gìn nền tự do và độc lập"./.
Yêu nước ST.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa: Ngày 04 tháng 9

Mong cán bộ ta cẩn thận từng lời nói, từng việc làm, thật thà “ba cùng”, làm đúng chính sách, để giành lấy kết quả tốt hơn trong công tác phát động quần chúng”.

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài viết “Những kinh nghiệm cần phải tránh trong công tác phát động quần chúng”, đăng trên Báo Nhân dân, số 221, từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 9 năm 1954, bút danh “C.B”. Đây là thời điểm miền Nam đang tiến hành đấu tranh chính trị, giữ gìn, phát triển lực lượng, chuẩn bị cho cao trào cách mạng mới; miền Bắc đang trong thời kỳ khôi phục, cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn thận trọng trong từng lời nói, việc làm, đặc biệt là phải luôn thật thà, khiêm tốn, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm huy động sức mạnh đông đảo của quần chúng cùng hướng vào thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trở thành phương hướng hành động, mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, đảng viên mà còn tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, động viên, cổ vũ nhân dân thi đua lao động, sản xuất, kháng chiến thắng lợi.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp, nhanh chóng đến mọi mặt đời sống xã hội, càng nhận thấy giá trị sâu sắc lời căn dặn của Bác năm xưa; đặc biệt, nó đã trở thành định hướng quan trọng để đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác dân vận hiện nay phải vươn lên để lãnh trách nhiệm trước Đảng, trước dân, khắc phục mọi khó khăn, yếu kém, nhạy bén, tham mưu giải quyết một cách kịp thời, có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, góp phần thiết thực vào việc củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, để cho mọi người ai cũng phải làm dân vận, ai cũng biết làm dân vận và ai cũng được làm dân vận, chứ không phải là công việc riêng cán bộ chuyên trách.

Quân đội nhân dân Việt Nam là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, trong suốt hành trình hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, đã chiến đấu, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do của Tổ quốc, cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, được nhân dân tin tưởng, yêu mến trao tặng danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”. Thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, hằng năm có hàng vạn lượt cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia làm công tác dân vận ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, nơi phức tạp về an ninh, chính trị, dân tộc, tôn giáo; các Đoàn kinh tế - quốc phòng đã tích cực giúp đỡ nhân dân chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giữ gìn an ninh chính trị… theo đúng phương châm “Nghe dân nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” được cấp uỷ, chính quyền, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, tiếp tục giữ vững và phát huy tốt truyền thống tốt đẹp “đến dân mừng, đi dân nhớ, ở dân thương”.

-st-

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT: THIẾU TÁ TRƯƠNG HỒNG KỲ HY SINH KHI CỨU 2 NGƯỜI DÂN BỊ ĐUỐI NƯỚC...

         Tối 1-9, Bộ CHQS tỉnh Phú Yên cho biết, chiều tối 1-9, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thi xã Sông Cầu (Bộ CHQS tỉnh Phú Yên) đã không qua khỏi sau khi cứu 2 người dân bị đuối nước.

Cụ thể, Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban Chỉ huy thị xã Sông Cầu, trực chỉ huy đơn vị, lúc 16 giờ 30 phút ngày 1-9, đi kiểm tra các địa bàn, khi đến bãi biển Đồng Bé thuộc thôn Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu phát hiện có 2 người dân đang bị sóng cuốn trôi ra xa bờ.

Ngay lập tức đồng chí Trương Hồng Kỳ nhanh chóng bơi ra cứu người thứ nhất đưa vào bờ, đó là Nguyễn Phạm Ngọc Trâm, 16 tuổi, trú tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu, sau đó tiếp tục bơi ra cứu người thứ hai là cháu Trần Phạm Minh Thiên, 15 tuổi. Tuy nhiên do sóng to, đồng chí Trương Hồng Kỳ đã bị sóng cuốn ra xa và kiệt sức không bơi vào bờ được. Lúc này người dân trên bờ đã phát hiện bơi ra đưa đồng chí Kỳ vào bờ và hô hấp sơ bộ. Đến 17 giờ cùng ngày, đồng chí Trương Hồng Kỳ được đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Sông Cầu cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hiện thi thể đồng chí Trương Hồng Kỳ đã được đưa về gia đình làm thủ tục lo hậu sự.

Thiếu tá Trương Hồng Kỳ, sinh 2-9-1981, nhập ngũ tháng 2-2002, có vợ và 2 con còn nhỏ; hiện gia đình đang sinh sống tại khu phố Long Hải Bắc, phường Xuân yên, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Theo báo QĐND./.
P/s: Giữa thời bình người lính vẫn hy sinh. Xin được chia buồn với gia đình của đồng chí và đơn vị...
Yêu nước ST.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa: Ngày 03 tháng 9

 Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân... đồng thời giảm nhẹ dần sự đóng góp của nông dân”.

Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong bài xã luận “Lễ mừng Quốc khánh 02/9/1955” đăng trên Báo Nhân dân, số 549, ra ngày 03 tháng 9 năm 1955. Trước đó, lời kêu gọi này được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc vào sáng ngày 02 tháng 9 năm 1955 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước hàng chục vạn đồng bào gồm đủ các giới, các dân tộc; trong thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi trọn vẹn, đất nước tạm phân chia thành hai miền, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, đang tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; quân dân miền Nam đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, hướng tới cuộc tổng tuyển cử thống nhất hai miền. Trong bối cảnh đó, lời kêu gọi của Bác đã làm nức lòng đồng bào, nhất là tầng lớp nông dân, động viên mọi người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, khắc phục trở ngại, hoàn thành thắng lợi mục tiêu hòa bình, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chủ trương: “Kiên quyết nâng cao dần mức sống của nhân dân” và làm “giảm nhẹ đóng góp của nông dân” là một nội dung lớn trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu bật nghĩa vụ và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong hệ thống chính trị phải làm mọi cách, tìm mọi biện pháp để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân trở thành người làm chủ, đúng với chủ trương, đường lối xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân”.

Sau hơn 40 năm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, đất nước đang trên con đường phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng với thế giới, lời của Bác dạy năm xưa vẫn mang tính thời sự sâu sắc, là mục tiêu, động lực của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mỗi người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, là người chủ của đất nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Bác Hồ tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, là quân đội cách mạng, mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc; đồng thời, đó còn là một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; do đó hơn lúc nào hết, cán bộ, chiến sĩ quân đội phải luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, có trình độ kỹ, chiến thuật cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân, giúp dân xóa đói, giảm nghèo, tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”“Quân đội chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, tham gia giúp nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, … góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.

- st-

Nguy hại của sự dối trá

 

Dối trá là một thói xấu nhưng vẫn có ở nhiều người, trong cả cán bộ, đảng viên, gây ra những hậu quả khó lường. Người dối trá cố tình cung cấp thông tin sai sự thật, dẫn đến nhìn nhận, đánh giá không đúng sự việc, vấn đề, con người và nghiêm trọng hơn là sự dối trá gây bức xúc, mất đoàn kết nội bộ, niềm tin, kìm hãm sự phát triển của cá nhân, tập thể và đất nước... Đấu tranh, ngăn chặn thói dối trá là việc rất cần thiết để phòng, chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.

Phát triển lý luận, tổng kết thực tiễn, chống quan điểm sai trái để bảo vệ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới

 

Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh-hệ thống tư tưởng mang ý nghĩa và giá trị thời đại, thì việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Vấn đề này luôn là cốt yếu nhằm thống nhất những nhận thức chưa đúng, đồng thời phản bác sự xuyên tạc nhằm hạ thấp, phủ nhận những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng cán bộ, đảng viên theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trải qua hơn 30 năm đổi mới ở nước ta, bên cạnh những thành tựu to lớn về nhiều mặt thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm phải khắc phục. Trong đó, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên bị phần tử xấu lợi dụng lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước" (7). Không những vậy, năng lực của một bộ phận cán bộ cũng là dấu hỏi lớn mà chưa có lời giải thỏa đáng. Thời gian qua, không ít cán bộ được quy hoạch, bổ nhiệm với vỏ bọc "đúng quy trình", song thực chất là biểu hiện của "ép" cho đúng quy trình chứ chưa phản ánh khách quan, chính xác phẩm chất, năng lực thực sự của cán bộ.

Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cùng những tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường; từ thực trạng công tác cán bộ của Đảng, nhất là việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên và sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”; từ nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ rõ yêu cầu cấp thiết hiện nay đòi hỏi Đảng cần chú trọng công tác rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Do đó, vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đức và tài của người cán bộ cách mạng trong đổi mới và hội nhập quốc tế, cấp ủy các cấp cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Một là, nhận thức đúng mối quan hệ giữa đức và tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng hiện nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên cần thiết thực hơn và hướng đến mục tiêu hình thành ở đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng cả về đạo đức, tài năng và phải lấy đạo đức là cái trước tiên. Trong đó, cấp ủy đảng các cấp, nhất là cấp ủy cơ sở phải nghiên cứu, nắm vững giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đức và tài trong đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, sử dụng cán bộ. Đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người cán bộ, đảng viên là việc làm thường xuyên mà mọi cấp ủy, tổ chức đảng phải thấu triệt. Coi trọng việc phát triển toàn diện, thống nhất cả đức và tài; lấy đạo đức làm gốc cho tài năng phát triển và đức phải có trước tài.

Hai là, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng các cấp và người đứng đầu trong tu dưỡng, rèn luyện cán bộ. Cấp ủy và người đứng đầu phải luôn quán triệt và thực hiện tốt việc tu dưỡng, rèn luyện cả về đạo đức và tài năng cho đội ngũ cán bộ ở mọi nơi, mọi lúc, mọi công việc và trong các mối quan hệ. Cần chú ý bồi dưỡng, rèn luyện tình thương yêu sâu sắc đối với con người, với đồng chí, với nhân dân trên lập trường giai cấp công nhân và chủ nghĩa nhân văn cộng sản; sống có nghĩa, có tình, tôn trọng nhân cách, phẩm giá con người; luôn quan tâm, chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị và nhân dân. Chú trọng rèn luyện cho cán bộ tinh thần chủ động khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, giúp họ vươn lên chiếm lĩnh được tri thức, làm chủ khoa học công nghệ, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng cần khuyến khích và bắt buộc cán bộ phải học tập, tu dưỡng, rèn luyện không ngừng về năng lực, trình độ toàn diện, đồng thời chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ đảm nhiệm để tiến kịp thời đại. Mỗi cán bộ, đảng viên cũng cần thường xuyên trau dồi tri thức, không ngừng đổi mới, sáng tạo; kiên trì, bền bỉ trong tiếp thu, vận dụng bản chất khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết công việc.

Bốn là, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh", nhằm xây dựng đạo đức và tài năng cho đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay, tạo cơ sở vững chắc để người cán bộ giữ vững phẩm chất cách của mình trước mọi cám dỗ tầm thường; tạo sự “đề kháng” tốt nhất cho họ trước sự xâm hại của thứ vi trùng độc hại là chủ nghĩa cá nhân; giúp họ không thể gục ngã bởi sự quyến rũ của đồng tiền, quyền lực và tham vọng. Đồng thời, hình thành và củng cố phương pháp, tác phong làm việc khoa học, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đảm nhiệm.

st

Đức và tài của người cán bộ cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến phẩm chất và năng lực của người cán bộ cách mạng. Người cho rằng, đối với người cán bộ cách mạng, hai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực, không thể thiếu mặt nào, cũng không thể coi nhẹ mặt nào. Do đó, từ rất sớm Người đã dày công vun đắp để đào tạo cho Ðảng, cho đất nước một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng lại vừa chuyên.

Đề cập sự thống nhất đức và tài của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Có tài phải có đức" . Theo Người, đức và tài phải được biểu hiện trên kết quả công tác và phải luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau trong nhân cách người cán bộ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức cách mạng, bởi vì “đạo đức là gốc của người cách mạng”. Người khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" ; và “Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không" .

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh tài của người cán bộ cách mạng là năng lực của họ, được biểu hiện bằng hiệu suất, hiệu quả hoạt động trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó. Tài năng của người cán bộ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm - sinh lý, trí lực, thể lực… và là kết quả của một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm của mỗi người. Bởi vậy, trong sử dụng cán bộ, Người dạy phải “biết tuỳ tài mà dùng người”. Theo Người, để có được tài năng, người cán bộ cách mạng cần phải tích cực học tập, kiên trì rèn luyện, phải thực hiện lời dạy của Lênin “Học, học nữa, học mãi".

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức và tài phải luôn gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng với nhau trong nhân cách của người cán bộ cách mạng. Trong mối quan hệ đó thì đức phải được đặt lên hàng đầu: “Đức phải có trước tài" , đức là “gốc”. Nếu có tài mà không có đức là vô dụng, vì “có tài không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước" . Bên cạnh đó, Người cũng nói rõ: “Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai" .

- st-