Ai đó nay vẫn so sánh Việt Nam với những quốc gia phát triển sớm, mà năm 1945 khi Việt Nam giành độc lập, họ đã nền công nghiệp quân sự, kinh tế hùng hậu, khi ấy họ đã làm ra máy bay, xe tăng, tàu chiến, chinh phạt khắp thế giới, như Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Pháp và các nước thực dân, phát xít khác.
Ai đó nay vẫn so sánh Việt Nam với Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Thái Lan, Singarpore, Malaysia...những quốc gia, lãnh thổ hưởng lợi từ hậu cần cho Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong chiến tranh lạnh giữa hai phe, ... Rồi đổ lỗi cho chế độ, cho Đảng Cộng Sản, là nguyên nhân tụt hậu. Có thể họ cố tình quên xuất phát điểm 2/9/1945 Việt Nam độc lập, khi đó ngân khố quốc gia bằng "0". Công nghiệp bằng "0", Quốc phòng bằng "0", nông nghiệp lạc hậu, xã hội tan hoang vì chế độ thực dân đô hộ, sau đó lại 9 năm đánh Pháp, 20 năm đánh Mỹ, 10 năm đánh Tàu và Polpot xâm lăng Biên giới...
Đã không ưa, thì dưa có giòi, họ biến những sai lầm khó tránh của nhận thức về đường lối kinh tế sau chiến tranh
vốn đi lên từ số "0" thành sai lầm bản chất, chế độ. Họ lộ rõ ý đồ phá bỏ chứ không phải phản biện xây dựng.
Tôi không được đi nước ngoài nhiều, nhưng mỗi chuyến đi, tôi cố ghi chép những gì nhìn thấy, đọc thấy và so sánh với nước mình. Mỗi người có quan điểm, góc nhìn riêng. Thời bao cấp, đất nước còn nghèo quá, đi nước ngoài với đa số người là ân huệ, là trúng số, là cơ hội đổi đời. Khi ở nước ngoài, thấy họ hơn mình, nên rất thiếu tự tin. Nhưng bây giờ thì khác. Dù còn thua kém nhiều mặt, nhiều thứ so với các nước phát triển, nhưng đã tự tin, tự hào, còn nhiều quốc gia không bằng mình dù xuất phát điểm thuận lợi hơn Việt Nam.
Năm 2022. Quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua Philipine, chỉ sau In, Thái, Sing, Ma, những nước được Mỹ hậu thuẫn, và hưởng lợi trong 20 năm chiến tranh Việt Nam.
Năm 2022 GDP đầu người Việt Nam quy ra sức mua PPP là trên 10.000 đô, chứ không phải trên 4000 đô như cách tính cũ. Mức sống thực tế cao hơn con số này nhiều, vì nhiều giao dịch không đưa vào con số thống kê.
(Nên hiểu dù GDP cao, bình quân cao, như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ả Rập...chưa hẳn dân đã giàu. Nguồn lực tài chính chủ yếu trong hầu bao các nhà Tư bản kếch xù và chính phủ, chứ không phải đại đa số người dân)
Suốt một thời gian dài lạm phát Việt Nam chỉ quanh quẩn 3%, 4% một năm, đồng tiền ổn định, thậm chí mạnh chứ không phải yếu.
Dễ nhìn thấy nhất sự thay da đổi thịt là giao thông và nông thôn Việt Nam, trừ vùng sâu, vùng xa, đã rút ngắn đáng kể với Thị xã, Thành phố...Tôi đã đi nhiều làng quê ở Đồng bằng, Trung du Bắc bộ, Trung bộ, Đông Nam bộ, đâu đâu cũng khác. Làng nào cũng khang trang, sạch đẹp, đường xá rộng rãi, nhà nào cũng sân vườn xanh tươi, nhiều nhà có gara ô tô. Thiết bị sinh hoạt hiện đại không thiếu thứ gì, internet, viễn thông phủ kín, điện thoại thông minh ai cũng có, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, thiết bị nhà vệ sinh còn xịn hơn thành phố. Không còn cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau, mọi khâu sản xuất đều cơ giới hoá, chuyên môn hoá. Nhà trẻ, trường học, nhà văn hoá thôn nào, xã nào cũng có. Không nói ngoa, so với nhiều nước Đông Nam Á, kể cả châu Á,
trừ Singapore, Nông dân, nông thôn Việt Nam là số 1.
Tôi đã đi du lịch một số nước gần đây và nghe nhiều người kể. Chả đâu sướng bằng Việt Nam về khoản ăn và ngủ. Hệ thống khách sạn đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ nhà nghỉ bình dân đến khách sạn Tổng thống. Ăn sơn hào hải vị trên giời dưới biển đều được đáp ứng phụ thuộc túi tiền. Cảnh quan Việt Nam thì thôi rồi, ai đã đi Phukhet, Pattay (Thái) Bali (Indo) thì biết, còn gọi Nha Trang, Đà Nẵng bằng bác. Động Quế Lâm nổi tiếng của Trung Quốc còn gọi Phong Nha, Sơn Đòng Quảng Bình làm cụ.
So với trước, nay dân ta đã được ăn, được nói hơn nhiều. Mạng xã hội đã trở thành diễn đàn có sức mạnh như một lực lượng phản biện hữu ích, vô cùng mạnh mẽ. Trung Quốc, Nga, Triều, Myanmar, Các quốc gia Hồi giáo cực đoan, một số quốc gia độc tài và nhiều nước khác thì không thể. Kể cả Tây Âu, Mỹ nếu nói sai, ăn sai, kích động, đòi lật đổ Đảng cầm quyền...thì hãy đợi đấy!
Nền ngoại giao (cây Tre) Việt Nam khiến thế giới nể phục. Không quốc gia nào, mà ở đó tất cả các cường quốc trên thế giới Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ... phải tranh thủ và tôn trọng như Việt Nam. Ít ưuoocs gia nào có tới 7 đời Tổng thống Mỹ ( cựu thù) lần lượt xin đến làm hoà.
Hà Nội là Thủ đô hiếm hoi, mà ở đó Đại sứ quán các quốc gia kình địch như Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistand, Israen và Palestine, Donal Trump và Kim Jong Un... có thể hoà thuận ngồi với nhau, bàn bạc chính sự.
Ít có quốc gia nào mà kẻ gây tội ác trong quá khứ chiến tranh ( Pháp, Mỹ, Hàn...) lại đến tạ lỗi, cúi đầu trước Nghĩa trang liệt sỹ Việt Nam.
Việt Nam nằm trong top 5, những quốc “Không thể xâm lược” bên cạnh Israel, Phần Lan, Nhật Bản, Philipin bằng lịch sử giữ nước của mình.
Chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, dù mất Hoàng Sa và 1 số đảo chìm ở Trường Sa vào thời điểm hết sức khó khăn và nhạy cảm, nhưng dứt khoát không có chuyện lãnh đạo Việt Nam bán nước cho Trung Quốc. Đường lối ngoại giao phải đặt lên hàng đầu trong ứng xử với các nước lớn. Ucraina là bài học nhãn tiền.
Tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm trong bộ máy công quyền là ung nhọt đang điều trị bằng kháng sinh mạnh.
Văn hoá, đạo đức, Giáo dục, Y tế... là nỗi lo trước mắt và lâu dài đang được chấn chỉnh.
Quản trị xã hội chưa theo kịp đà phát triển kinh tế, đang gồng mình thay đổi.
Đó là những vấn đề xã hội, là con bệnh của con người, của quyền lực mà bất cứ chế độ xã hội nào cũng phải đương đầu.
Người Việt mình, vốn khiêm tốn và có chút tự ty, hãy tự tin lên, Việt Nam hiện đang được thế giới nhìn nhận là điểm sáng, xã hội ổn định và kinh tế phát triển mạnh. Dẫu còn nhiều sai lầm, yếu kém, còn tham nhũng, thiếu công bằng, chưa dân chủ, văn minh như mong muốn. Nhưng hãy tin đi, Việt Nam sẽ phát triển và trường tồn, không thể đánh bại./.
Yêu nước ST.
Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9/1945 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc mà còn là sự kiện mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
Trả lờiXóa