Đảng ta đã khẳng định, trong nền kinh tế Việt Nam, kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là quan điểm chỉ đạo nhất quán xuyên suốt của Ðảng kể từ Ðại hội VIII đến nay. Tuy nhiên, với mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực phản động thường xuyên đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Thực tế này đòi hỏi cần có sự quán triệt sâu sắc, nhận thức khách quan, đúng đắn ngay từ mỗi người dân một số vấn đề về vai trò của kinh tế nhà nước ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay như sau:
Trước hết, cần khẳng định kinh tế
nhà nước không đồng nhất với doanh nghiệp nhà nước. Kinh tế nhà nước là thành
phần kinh tế (bao gồm các yếu tố thuộc sở hữu nhà nước và các yếu tố thuộc sở
hữu toàn dân mà nhà nước được giao quyền đại diện chủ sở hữu) do nhà nước tổ
chức, quản lý, điều hành. Ngoài doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước còn có
các yếu tố khác thuộc sở hữu nhà nước như tài nguyên quốc gia, ngân hàng nhà
nước, ngân sách, quỹ dự trữ quốc gia...
Thứ hai, việc xác định vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước không chỉ là sự định hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
bảo đảm thực hiện các mục tiêu của tiến trình phát triển đất nước theo con
đường xã hội chủ nghĩa, mà còn cho thấy sự khác biệt lớn của nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Ðó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có
sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh
xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Kinh tế nhà nước chính là "công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà
nước ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển
kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường", bảo đảm
cho nền kinh tế thị trường Việt Nam phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Thứ ba, không thể chỉ dựa vào việc một số doanh nghiệp tư nhân kinh
doanh hiệu quả để kết luận rằng kinh tế tư nhân mới xứng là chủ đạo.
Thứ tư, Nhà nước luôn coi trọng
"tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các doanh
nghiệp", bảo đảm "thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính
sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho
mọi thành phần kinh tế"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét