Hệ thống chính trị ở cơ sở là cấp quản
lý gần gũi nhất với đời sống của quần chúng nhân dân. Cấp quản lý này sẽ dễ
theo sát những biến động cũng như âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch khi
chúng xâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, việc phát huy vai trò
tiên phong của hệ thống chính trị ở cơ sở vừa ngăn chặn được từ sớm, từ xa âm
mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, vừa
hạn chế tối đa những hậu quả khó lường do các thế lực thù địch gây nên.
Để phát huy vai trò, khả năng đấu
tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, chính quyền
các cấp ở Tây Nguyên cần chăm lo kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở; đặc biệt
chú trọng đến việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên là người đồng
bào các dân tộc thiểu số; thường xuyên theo sát cơ sở, phát huy tinh thần đoàn
kết của đồng bào trong thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương”. Đồng thời,
tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức cho cơ sở, nhất là ở những địa
bàn trọng điểm... Cán bộ công tác ở vùng dân tộc thiểu số phải biết ngôn ngữ
địa phương, am hiểu phong tục, tập quán, tín ngưỡng của đồng bào; thực hiện tốt
phong cách dân vận “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với
dân”; không quan liêu, tham nhũng. Tích cực đổi mới công tác dân vận ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số theo phương châm “chân thành, tích cực, thận trọng,
kiên trì, tế nhị, vững chắc” phù hợp với đặc thù từng dân tộc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét