Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH VỚI THỦ ĐOẠN BẤT TUÂN DÂN SỰ

 

Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Những năm gần đây, để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thường sử dụng một thủ đoạn mới mang tên "bất tuân dân sự". "Bất tuân dân sự" thể hiện tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", đang được lợi dụng gắn với cái gọi là xã hội dân sự để chống phá Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. “bất tuân dân sự” khi được sử dụng trong tay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế đã trở thành một thủ đoạn phản cách mạng nhằm chống phá, lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị ở những nước tiến bộ, không cùng "quỹ đạo" với chúng.

Ở Việt Nam, hoạt động "bất tuân dân sự" đã diễn ra từ nhiều năm trước, có nguy cơ trở thành "phong trào" nguy hại trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu tranh kịp thời...

Những năm gần đây, có một số vụ việc mang bóng dáng "bất tuân dân sự", như: "Bất tuân cưỡng chế" của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắc Nông, Gia Lai...; "bất tuân" quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như "Hội anh em dân chủ", "Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam", "Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam", "Hội văn đoàn độc lập Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập Việt Nam", "Mạng lưới Blogger Việt Nam"...; “bất tuân” để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật An ninh mạng (năm 2018)… Các hình thức như kích động tài xế phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài... cũng có nhiều vụ việc bị lợi dụng, biến tướng.

“Bất tuân dân sự" được tổ chức ngày càng chặt chẽ, được một số tổ chức phản động nước ngoài như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa "bất tuân dân sự" với "xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức "xã hội dân sự" để chỉ đạo, điều hành "bất tuân dân sự". Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân quyền"; triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây dựng "ngọn cờ"; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn...

Để đấu tranh làm thất bại "bất tuân dân sự", cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn hóa "thượng tôn pháp luật" cho mọi công dân. Trong đó, cần chú trọng nâng cao trình độ giác ngộ, niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật đối với mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tích cực đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục; làm cho mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến được với người dân một cách cụ thể, gần gũi, dễ hiểu, dễ tuân thủ, chấp hành. Coi trọng tuyên truyền, hướng dẫn để người dân nắm vững các quy định về quy trình, thủ tục, phương pháp, cách thức tiến hành phản biện xã hội theo pháp luật; tránh để bị kẻ địch lợi dụng phát động "bất tuân dân sự". Tăng cường đấu tranh vạch rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn sử dụng "bất tuân dân sự" để chống phá Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nâng cao chất lượng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính của cơ quan hành chính các cấp, nhất là ở cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, tài nguyên, môi trường... Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của cán bộ các cấp, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Chính quyền các cấp phải nêu cao vai trò, trách nhiệm phục vụ nhân dân, tăng cường đối thoại, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của nhân dân; giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng về tranh chấp, khiếu kiện, không để âm ỉ, kéo dài…

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực trạng "bất tuân dân sự" trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch phòng, chống chặt chẽ; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xử lý. Phối hợp chặt chẽ giữa công an, quân đội, các lực lượng chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong việc bám nắm cơ sở, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động trong việc kích động, lôi kéo nhân dân thực hiện "bất tuân dân sự".

Khi xảy ra các vụ việc "bất tuân dân sự", cần hết sức tỉnh táo; nhận định, đánh giá đúng tính chất, mức độ, xác định rõ nguyên nhân; kiên trì, khôn khéo, lấy biện pháp đối thoại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính; thực hiện phân hóa lực lượng cốt cán, cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo… Xử lý nghiêm minh số đối tượng cốt cán, cầm đầu, những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật; có biện pháp phù hợp quản lý, giáo dục, động viên, giúp đỡ những đối tượng bị dụ dỗ, lôi kéo.       Thứ nhất, các thế lực thù địch, phản động tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm bác bỏ, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng. Thủ đoạn mới của chúng là chuyển từ bôi nhọ bằng luận điệu “du nhập ngoại lai”, “nhập khẩu lý luận” sang đánh tráo, thay thế các khái niệm, thổi phồng cái gọi là “chủ thuyết phát triển mới”, đối lập Chủ nghĩa Mác với Chủ nghĩa Lênin, kêu gọi dùng “Chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế Chủ nghĩa Mác-Lênin mà cố tình lờ đi một sự thật hiển nhiên, rõ ràng rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cụ thể của Việt Nam. Chúng trích dẫn một cách cắt xén, nửa vời những quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đan cài gài bẫy bằng những quan điểm giả danh mác-xít, làm cho người đọc mất phương hướng, lẫn lộn, không phân biệt được đúng, sai. Chúng rêu rao rằng, Đảng và Nhà nước Việt Nam, giới lý luận và các nhà khoa học của ta đã dịch sai, hiểu sai quan điểm của Mác, Ph.Ăng-ghen; đồng thời, chúng diễn giải lại theo cách hiểu xuyên tạc, méo mó, hòng làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc công kích trực tiếp vào Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng còn đẩy mạnh tuyên truyền, cổ xúy du nhập các trào lưu tư tưởng cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan từ bên ngoài, kết hợp với kích động chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa hưởng lạc từ bên trong, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị và xã hội.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc tình hình đất nước, rêu rao cái gọi là “khủng hoảng toàn diện”, “tình thế hiểm nghèo”, khoét sâu các vấn đề xã hội, tôn giáo, dân tộc, nhân quyền, đất đai, dịch Covid-19... nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các thủ đoạn thường được chúng sử dụng là: Kích động đòi đất, đòi nơi thờ tự vô lối, đòi thực hành tôn giáo trái pháp luật; kích động giáo dân, đồng bào dân tộc thiểu số tụ tập biểu tình. Chúng kích động, “hà hơi tiếp sức” cho những kẻ nhân danh “lòng yêu nước” để biểu tình gây rối trật tự, trị an. Đặc biệt, trong thời gian qua,

Thứ ba, các đối tượng chống đối triệt để lợi dụng các vụ án phức tạp, nhạy cảm để kích động, xuyên tạc, quy kết, vu cáo Đảng, Nhà nước yếu kém, đả kích các cơ quan tư pháp, kích động “bất tuân dân sự” trong xã hội.  các thế lực thù địch, phản động phủ nhận, hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng và thể chế chính trị XHCN bằng các luận điệu xuyên tạc như: Đảng tự cho mình đứng trên tất cả; Đảng cầm quyền phi chính danh, không còn mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Chúng xuyên tạc các sự kiện lịch sử của cách mạng Việt Nam; cổ xúy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, đòi từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi tách biệt, đối lập “kinh tế thị trường” với “định hướng XHCN”. Chúng còn cho rằng chế độ hiện nay mắc “lỗi hệ thống”, đòi cải cách thể chế chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, thực hiện “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự” theo tiêu chí phương Tây, với âm mưu không gì khác ngoài việc chống phá sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta.                                                               

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét