Theo khoản 2 Điều 2 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát
huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình
thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các
vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Cụ thể tại Điều 4 Luật
Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được
quy định như sau:
- Mọi công dân
thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư
trú.
- Công dân là
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn
vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc
thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu
cơ quan, đơn vị quyết định.
- Công dân là
người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có
giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị
trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy
định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và
pháp luật có liên quan.
Nguyên
tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở
Việc thực hiện
dân chủ ở cơ sở được dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022,
cụ thể như sau:
- Bảo đảm quyền
của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia
ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện dân
chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương,
không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan,
đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm công
khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện
dân chủ ở cơ sở.
- Tôn trọng ý
kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân
dân. (Điểm mới)
Các
biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở (Điểm mới)
Các biện pháp
bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở bao gồm:
- Bồi dưỡng nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực
hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân
chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở
cơ sở.
- Nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu,
cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân
chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở
của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Kịp thời biểu
dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy
và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan,
đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Hỗ trợ, khuyến
khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện
kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân
chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền
số, xã hội số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét