Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2023

SỰ CẦN THIẾT PHẢI DỰA VÀO DÂN ĐỂ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

 “Diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ là hai khái niệm có tính độc lập tương đối, nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau. “Diễn biến hòa bình” làm cho chế độ suy yếu và chuẩn bị lực lượng, tạo ra điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ. Bạo loạn lật đổ là biện pháp dùng bạo lực để thực hiện mục tiêu cuối cùng của “Diễn biến hòa bình” là lật đổ chính quyền, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, bạo loạn lật đổ là một phương thức cướp chính quyền, lật đổ Nhà nước XHCN bằng bạo lực phản cách mạng trong bối cảnh do “Diễn biến hòa bình” tạo ra. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhândân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp uỷ đảng về công tác cán bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyềncủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; của báo chí.

Chú trọng giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức trong hệ thống chính trị. Hoàn thiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". 

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận của chính quyền các cấp. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải tăng cường trách nhiệm giải trình, thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp, đối thoại với công dân; tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề nhân dân phản ánh, khiếu kiện, nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. hủ trương dựa vào dân để xây dựng chỉnh đốn Đảng là chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng ta ngay từ khi mới thành lập và được nhấn mạnh và cụ thể hóa hơn nữa trong bối cảnh hiện nay. Từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; đến Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đặc biệt là Kết luận Hội nghị lần thứ 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII đều khẳng định đầy đủ, rõ ràng chủ trương này. Trong các nhiệm vụ, giải pháp được trình bày trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng (tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng) cũng khẳng định: “Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị về công tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới”(3). Trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Kết luận Hội nghị lần thứ 4 khóa XIII có nêu: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Như vậy, có thể thấy, kế thừa quan điểm xuyên suốt trong lịch sử cách mạng Việt Nam, qua nội dung của Văn kiện Đại hội XIII và Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, chủ trương dựa và dân để xây dựng Đảng đã được thể hiện ngày càng cụ thể, rõ ràng hơn. Theo tinh thần Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, chủ trương dựa này được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản, đó là: Nhân dân trực tiếp và gián tiếp tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Thứ nhất, Đảng dựa vào nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo đó, nhân dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp ủy đảng về công tác cán bộ, các chủ trương, đường lối lớn của Đảng. Nhân dân có quyền góp ý kiến, kiến nghị đối với tổ chức Đảng và chính quyền, phát hiện những yếu kém, khuyết điểm của tổ chức và cá nhân cán bộ, đảng viên, nhất là phát hiện những tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” hoặc nhân dân tham gia xây dựng chỉnh đốn đảng thông qua hoạt động đối thoại, tiếp công dân, tiếp nhận và kịp thời chỉ đạo xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết những kiến nghị, phản ánh của nhân dân nhất là những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên . Ngoài ra, thông qua các tổ tự quản của nhân dân ở cơ sở, hoạt động của ban thanh tra nhân dân, các tổ giám sát cộng đồng cũng là hình thức quan trọng để nhân dân có thể tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hiện nay. Để thực hiện nội dung này, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện pháp để ngày càng phát huy vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng một cách trực tiếp, hiệu quả. Cùng với Hiến pháp năm 2013, nhiều quy định đã được sửa đổi, bổ sung để phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện nghiêm túc phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”(5) như: Quy chế dân chủ ở cơ sở; quy định về việc đảng viên tham gia sinh hoạt ở khu dân cư,… Những quy định này đã góp phần làm tăng thêm cơ hội để nhân dân góp ý để xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giám sát đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức về nhiều mặt; tham gia xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Thứ hai, ngoài việc tham gia trực tiếp, nhân dân cũng gián tiếp tham gia xây dựng, chỉnh đốn đảng thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu do dân bầu; thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. Nhân dân là người lựa chọn, bầu ra các đại biểu tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan dân cử. Thông qua hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đã đến nghị trường Quốc hội; những vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc, những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật… đã được bàn bạc, thảo luận công khai, xử lý phù hợp. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói riêng và các cơ quan dân cử nói chung. Thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân có thể tham gia giám sát các cơ quan, tổ chức đảng trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức năng, quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình; tham gia giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức có quyền, những người làm ở những lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm… Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiều mặt trong công tác xây dựng Đảng: công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, việc chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét