Qua các thời kì cách mạng, Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta luôn luôn luôn quan tâm tới đội ngũ trí thức và đánh giá cao vị trí, vai trò của trí thức trong đời sống xã hội nói chung, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chủ nghĩa xã hội nói riêng.
Các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác-Lênin đã phát hiện ra rằng trí thức ra đời gắn liền với sự phân
công lao động xã hội và cụ thể là sự tách lao động sản xuất tinh thần ra khỏi
lao động vật chất. Các ông viết: “Phân công lao động chỉ trở thành sự phân công
lao động thực sự từ khi xuất hiện sự phân chia thành lao động vật chất và lao
động tinh thầnvà “ăn khớp với điều đó
là hình thức đầu tiên của những nhà tư tưởng, tức là cha cố”. Như vậy,
trí thức là những người lao động trí óc trong lĩnh vực sản xuất tinh
thần. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng trong mỗi thời kì quá độ lịch
sử khác nhau, vai trò của trí thức cũng khác nhau. Trí thức có vị trí, vai trò
to lớn đối với sự phát triển xã hội. Song vai trò của họ được phát huy đến mức
độ nào, phát huy vì mục tiêu gì thì lại bị chi phối bởi các điều kiện khách
quan, chủ quan của mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể.
Trong quá trình đấu
tranh của giai cấp vô sản, một mặt được giai cấp vô sản giác ngộ, mặt khác bản
thân nhiều trí thức đã tự giác ngộ giai cấp ra nhập vào đội ngũ những người vô
sản. “Đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về
mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử”. C.Mác, Ph.Ăngghen cũng chỉ rõ
chỉ có giai cấp công nhân mới là giai cấp có thể giải phóng trí thức khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột, tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của
trí thức đạt hiệu quả.
Khi cách mạng xã
hội chủ nghĩa thành công, cũng như các giai cấp lao động khác, trí thức cũng
được giải phóng và trở thành những chủ thể mới cùng tham gia xây dựng xã hội xã
hội chủ nghĩa. Trong chủ nghĩa xã hội, vai trò của trí thức càng trở nên quan
trọng. Nói về điều này, Ph.Ăngghen viết: “Các cuộc cách mạng tư sản trước
đây đòi hỏi các trường đại học chỉ đào tạo ra các trạng sư làm nguyên
liệu tốt nhất để hình thành nên những nhà hoạt động chính trị của chúng; ngoài
đòi hỏi đó, sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có những bác
sĩ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên
gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính
trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần đến những kiến
thức vững chắc chứ không phải là những câu xuông xáo oang oang”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét