Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 trong tình hình mới đánh giá: “Đến nay, chưa thực hiện được một số mục tiêu quan trọng Nghị quyết đã đề ra. Kết quả thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu, cấp bách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung chuyển biến chậm. So với sự phát triển chung của cả nước và từng địa phương, đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm; tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao; khoảng cách giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục; còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.
Một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do: “Chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu
tiên tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và
miền núi”.
Hệ quả là vùng DTTS và miền núi hiện nay đang tồn tại “5 nhất”: Điều kiện tự nhiên khó khăn nhất; kinh tế - xã hội chậm phát triển
nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản thấp
nhất; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững.
Tỷ lệ hộ nghèo cao, trong đó nhiều
nhóm DTTS có tỷ lệ hộ nghèo trên 40%. Nếu tiếp tục duy trì mức độ giảm nghèo 3
- 4%/năm như hiện nay thì một số dân tộc phải mất nhiều chục năm mới thoát
nghèo theo chuẩn nghèo hiện tại. Hộ nghèo dần chỉ còn là hộ người DTTS và có
nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Một số vấn
đề bức xúc trong đời sống của đồng bào DTTS chưa được giải quyết hiệu quả, tiếp
cận một số dịch vụ xã hội cơ bản vẫn còn khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, nguy
cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống trong một số dân tộc, tỷ lệ cán bộ người
DTTS trong bộ máy nhà nước có xu hướng giảm, an ninh, trật tự vùng DTTS&MN
tiềm ẩn những yếu tố bất ổn. Xây dựng, triển khai thực hiện CSDT còn nhiều
bất cập. Quá nhiều chính sách, chương trình, dự án nhưng nhìn chung là dàn
trải, không đồng bộ, thiếu kết nối, thời gian thực hiện ngắn, mang tính nhiệm
kỳ, giải quyết tình thế. Mục tiêu chính sách lớn nhưng nguồn lực hạn chế, ảnh
hưởng đến kết quả hoàn thành…
Một số giải pháp thực
hiện chính sách dân tộc:
- Về nguồn lực đầu tư:
Tổng mức vốn
thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN
giai đoạn 2021 - 2025 là 137.664,959 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương
gần 105 nghìn tỷ đồng. Trong khi vốn Trung ương bố trí cho 2 Chương trình MTQG
Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới là gần 88 nghìn tỷ đồng.
- Đầu tư cho vùng DTTS&MN
là đầu tư cho phát triển
Do vùng
DTTS&MN là phên dậu quốc gia, nhiều khoáng sản, lá phổi của đất nước, trọng
yếu về an ninh, quốc phòng… Khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong
Chương trình MTQG đồng nghĩa với việc các CSDT sẽ được bố trí đủ nguồn lực để
đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu đã đề ra, khắc phục tình trạng có chính sách
nhưng thiếu nguồn lực đảm bảo dẫn đến không hoàn thành mục tiêu chính sách như
đã từng xảy ra trước đây.
- Tích hợp chính sách đồng
bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý
Toàn bộ các
CSDT còn hiệu lực đã được tích hợp, đưa vào thực hiện trong Chương trình MTQG,
đồng thời bổ sung một số chính sách mới, thể hiện trong 10 dự án thành
phần của Chương trình.
Về đầu mối
quản lý: Thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 03 Chương trình MTQG thay vì 3
ban chỉ đạo riêng cho 3 chương trình như giai đoạn trước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét