Lợi
dụng Không gian mạng Việt Nam đã phát triển, các tượng phản động, cực đoan và
tội phạm có tổ chức đã lợi dụng thành tựu của khoa học - công nghệ để tấn công
cá nhân, quốc gia trên chính “vùng lãnh thổ mới” này. Chúng đã lợi dụng không
gian mạng để chuyển hóa chế độ chính trị như: kích động biểu tình, phá rối an
ninh, tiến hành cách mạng màu, cách mạng đường phố, bạo loạn và lật đổ. Điều
này thể hiện rõ trong “Mùa xuân A Rập” diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi từ năm
2010 đến 2012. Từ lời kêu gọi được phát đi trên Facebook, 18 ngày sau, chính
quyền của Tổng thống Mubarak tại Ai Cập bị sụp đổ sau 30 năm cầm quyền, dù
trước đó ông đã ra lệnh cắt internet và sóng di động nhưng cũng không ngăn cản
được làn sóng biểu tình chống đối. Biểu hiện tiêu cực khác là việc sử dụng
thành tựu khoa học - công nghệ để tác động vào cử tri đi bầu; thậm chí là quảng
cáo chính trị làm thay đổi nhận thức, ý thức hệ nhằm gây ra sự bất mãn trong
nhân dân với những ý đồ chính trị đen tối.
Từ những diễn biến
phức tạp thời gian qua, vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng đã và
đang được nhiều nước hết sức coi trọng, từ đó ban hành những chính sách, biện
pháp quản lý, kiểm soát phù hợp. Tại Việt Nam, từ năm 2018, Luật An ninh mạng
được ban hành, trong đó xác định “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên
không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” và “Không gian
mạng quốc gia là không gian mạng do Chính phủ xác lập, quản lý và kiểm soát”. Trước
nguy cơ đe dọa chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và bảo đảm an ninh mạng,
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về “Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”; Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về
“Chiến lược An ninh mạng quốc gia”... Các văn kiện nêu trên thể hiện rõ quan
điểm của Đảng, Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, xác
định bảo vệ an ninh mạng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị.
Phát biểu kết luận tại phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo An toàn,
an ninh mạng quốc gia ngày 7/4/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Bảo đảm
an toàn, an ninh mạng đã được xác định trong định hướng phát triển đất nước
giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến
lược bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực tế cho thấy,
không gian mạng hiện đang là một vùng lãnh thổ mới rất cần được coi trọng. Theo
đó, chủ quyền không gian mạng cần được nhìn nhận dưới góc độ chủ quyền và an
ninh quốc gia. Việc nhận thức và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng
cần được quán triệt đến mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức nghiên cứu khoa học, bài
bản để từng bước hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong tình hình mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét