LƯỠI KHÔNG XƯƠNG MUÔN ĐƯỜNG LẮT LÉO
Sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam để thỏa thuận với lãnh đạo Việt Nam nâng tầm quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, thì luận điệu của Việt Tân và các thế lực chống phá Việt Nam về cái gọi là “Việt Nam đang bị Mỹ dắt mũi” đã bị lọt thỏm trong rừng tin tức và bình luận của báo chí quốc tế ca ngợi và đánh giá cao sự kiện này. Thua keo này, chúng bày keo khác, những “cái lưỡi không xương” ấy, lại tung ra luận điệu “Việt Nam phải cử Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đi thăm mấy quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Mỹ để thanh minh về thực chất quan hệ Việt -Mỹ nhằm để họ không xa lánh và bỏ rơi trên bàn cờ chiến lược quốc tế”?!
Các ông đã đọc, hay cố tình lờ đi những thông tin quan trọng về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Brazil trong các ngày từ 23 đến 26/9/2023 vừa qua? Chính hãng Reuters đưa tin: Trong buổi chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng thống Brazil Lula da Silva nhấn mạnh “ông đặt mục tiêu tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực, như nông nghiệp, giáo dục và quốc phòng”, đồng thời “thúc đẩy các cuộc đàm phán hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”; rằng “Tổng thống Lula cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ Brazil để giành được ghế Thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Ông Lula bày tỏ sự ủng hộ các nước đang phát triển tham gia nhiều hơn tại các diễn đàn đa phương. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta là quốc gia Nam bán cầu (các nước đang phát triển), cùng Việt Nam cam kết theo đuổi hòa bình, chủ nghĩa đa phương, phát triển bền vững và đấu tranh chống đói nghèo. Hai nước đều muốn tham gia sâu hơn trong quản trị quốc tế”; rằng, “Việt Nam là thị trường thứ 6 về sản phẩm nông nghiệp của Brazil. Chúng tôi muốn mở rộng và đa phương hóa thị trường với nhiều sản phẩm có giá trị tăng cao”…
Trở lại quan hệ Việt – Mỹ, ngày 19/9/2023, theo VOA, phát biểu trước lãnh đạo và đại biểu các nước tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ca ngợi mối quan hệ Việt – Mỹ đang ở mức cao nhất, là hình mẫu của việc “kẻ thù trở thành đối tác” và nhấn mạnh “không ai có thể ngờ ngày Mỹ -Việt thiết lập quan hệ ở cấp độ cao nhất”; rằng “khoảng một tuần trước, tôi đang ở phía bên kia thế giới – đó là Việt Nam, mảnh đất từng đẫm máu chiến tranh. Và tôi đã gặp một vài cựu chiến binh Mỹ cũng như Việt Nam, và tôi đã chứng kiến họ trao đổi các kỷ vật của họ từ cuộc chiến đó – thẻ căn cước và một cuốn nhật ký… Đó là kết quả 50 năm nỗ lực từ cả hai phía để giải quyết những di sản đớn đau của chiến tranh và để lựa chọn – chọn hợp tác để cùng nhau hướng tới hòa bình và tương lai thịnh vượng hơn”…
Vậy, ai đang “dắt mũi” ai? Các ông thừa biết (nhưng cố tình tảng lờ) một thực trạng trong quan hệ các quốc gia thời buổi “toàn cầu hóa” này là “chủ nghĩa thực dụng” – như câu ngạn ngữ của người Việt từ xưa “ông đưa chân giò, bà xò chai rượu”. Họ không tự dưng đến hoặc đón lãnh đạo Việt Nam khi một nước đói nghèo và mất ổn định chính trị – xã hội triền miên. Xin lưu ý các ông, mấy số liệu cơ bản về nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mà RFA ngày 25/9/2023 dẫn Báo cáo tự do kinh tế thế giới 2023 của Viện Fraser (Canada) chỉ rõ, Việt Nam đứng thứ 106 trong 165 quốc gia được xếp hàng, tăng 4 hạng so với năm 2022, đứng thứ 3 trong 4 nhóm quốc gia. Trong cùng nhóm 3, Việt Nam kém Ấn Độ (xếp thứ 87), Nepal (103), Nga (104), nhưng đứng cao hơn Lào (107), Trung Quốc (111) và Ukraina (112). Sự xếp hạng này căn cứ vào mấy lĩnh vực đo lường về chỉ tiêu kinh tế, thuế, doanh nghiệp nhà nước; về các quyết định của Chính phủ về cơ chế kinh tế; về sự vững chắc của tiền tệ; về trao đổi thương mại quốc tế… Dựa trên các căn cứ ấy, họ cho rằng, Việt Nam đang ở mức tốt nhất từ trước đến nay. Hiện Việt Nam được 71 quốc gia đánh giá là nước có nền kinh tế thị trường, và họ đang vận động Mỹ trao cho Việt Nam quy chế này để tránh các vụ kiện bán phá giá gây ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam…
Còn chuyến thăm của chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ở Bangladesh và Bulgaria đều thu được nhiều kết quả tốt đẹp, như các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và hình ảnh. Hàng chục hiệp định về thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa đã được ký kết giữa Việt Nam với Bangladesh và Bulgaria. Các nhà lãnh đạo ở hai nước này đều đánh giá cao vị thế quốc tế của Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục… Chưa bao giờ như lần này, tất cả các vị lãnh đạo cao nhất ở hai quốc gia này đều đón, hội đàm, hội kiến với đoàn Việt Nam ở nghi thức trang trọng nhất và đưa ra nhiều sáng kiến tích cực nhằm nâng cao tầm vóc hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Thực tiễn diễn ra chỉ trong một tháng qua, với những hoạt động đối ngoại của Việt Nam đã rõ như ban ngày, chắc “cái lưỡi không xương” của các ông khó có thể tiếp tục bịa đặt, xuyên tạc và kích động
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét