Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Việt Nam chúng ta có phải đối diện với nguy cơ của “cách mạng màu” hay không

 

Các hoạt động nhằm thực hiện “cách mạng màu” ở Việt Nam

Sau khi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ ngày 25/12/1991, đặc biệt từ khi Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch gia tăng với những phương thức, thủ đoạn ngày càng thâm độc, quy mô lớn, tác động tiêu cực đến đời sống an ninh xã hội. Mục tiêu của chúng là xây dựng lực lượng, nhân tố và điều kiện và tạo ra thời cơ để tiến hành cách mạng màu gây bạo loạn, xúi giục nhân dân biểu tình, kích động chống đối chính quyền, tìm mọi cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng.

Hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng nhằm tạo tiền đề về tư tưởng, chính trị, xã hội cho cuộc cách mạng màu ở Việt Nam. Đó là những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò cầm quyền của Đảng. Những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị, những kẻ thâm thù cộng sản, đối lập và phản bội cách mạng, những người a dua, kiêu ngạo, thậm chí có cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sử dụng những thủ đoạn và cách thức đa dạng, phong phú, mà chủ yếu là các bài viết theo lối “bổn cũ soạn lại”, các video, clip cắt ghép, các bloger trên một số báo chí nước ngoài, các trang mạng xã hội có tư tưởng chống phá Việt Nam như: Chantroimoi media, BBC NEWS, VOA tiếng Việt, Dân Báo, RFA,... ra sức đưa ra những luận điệu sai trái, thù địch, bóp méo và phủ nhận hoàn toàn nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng thời, tuyên truyền kêu gọi cải cách chính trị để tiến tới một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, thiết lập quyền tự do phát ngôn, ra báo tư nhân, lập đảng, lập hội, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang... Các hoạt động tuyên truyền kích động các hoạt động biểu tình, phá rối an ninh, trật tự xã hội, gây bạo loạn thông qua các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, các vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm như: tranh chấp, khiếu kiện, đình công, vấn đề tôn giáo, dân tộc, tranh chấp biển đảo.

Hoạt động tác động, chuyển hóa nội bộ, hình thành nhân tố chống đối từ bên trong, thúc đẩy “tự diễn biến” nội bộ. Chúng lợi dụng quá trình hợp tác toàn diện với Việt Nam, chúng tăng cường tiếp cận vào những vấn đề chính trị - xã hội nội bộ, thông qua các dự án, chương trình nhằm hiện thực hóa mục tiêu dân chủ hóa chính trị. Chúng sử dụng các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn kinh tế đầu tư ở Việt Nam, tìm mọi cách tác động làm thay đổi chính sách, pháp luật, cải cách hành chính theo quỹ đạo dân chủ tư sản; tác động vào các cơ quan báo chí truyền thông và đội ngũ phóng viên định hướng theo cách làm báo phương Tây, thúc đẩy phát triển xã hội dân sự; thâm nhập vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nhằm hình thành “giá trị Mỹ”, tự do phương Tây để chuyển hóa tư tưởng giới trẻ, tạo đà xây dựng lực lượng chính trị và tổ chức đối lập ở Việt Nam. Chúng tác động phân hóa, xâm nhập, cài cắm cơ sở nội gián, in sao và phát tán rộng rãi tài liệu với nội dung sai lệch gây mất niềm tin chế độ, thay đổi lập trường, hình thành lực lượng chống đối từ nội bộ trong hệ thống chính trị.

Hoạt động thúc đẩy hình thành “xã hội dân sự” hướng đến một xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tạo tiền đề cho sự ra đời các tổ chức chính trị đối lập ở Việt Nam. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và các hoạt động trao đổi, chuyển giao, hỗ trợ, hợp tác góp phần đẩy mạnh xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, tạo dựng hành lang pháp lý cho việc hình thành xã hội dân sự ở Việt Nam. Thông qua quan hệ hợp tác, tài trợ cho các tổ chức đoàn thể quần chúng, các thế lực thù địch đẩy mạnh hình thành các tổ chức đối lập (như: công đoàn độc lập), tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam, đồng thời liên kết tạo thành mạng lưới các hiệp hội nhằm tăng cường vị trí, tầm quan trọng của các tổ chức phi chính phủ trong nước phối hợp tổ chức quốc tế để tiến hành cách mạng màu ở Việt Nam khi có thời cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét