Nhiều thông tin bị xuyên tạc,
bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư
luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham
nhũng, tiêu cực. Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút
lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều tin
giả được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả mang nội dung riêng tư, bịa
đặt, xuyên tạc hoặc thật giả lẫn lộn lên mạng nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư
luận xã hội trên cộng đồng mạng phục vụ các ý đồ đen tối, gây phương hại đến ổn
định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Mạng xã hội ở Việt Nam với hơn 64 triệu người dùng
là một môi trường thông tin tự do với nhiều ưu điểm, tiện ích tuyệt vời, nơi mà
người Việt Nam được khai thác, cung cấp, chia sẻ, trao đổi thông tin không giới
hạn, nơi mà công chúng được tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến. Đối với Đảng, Nhà
nước, các cấp chính quyền, các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, mạng xã hội
là cánh tay nối dài, là công cụ, phương tiện tuyên truyền cho đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quảng bá các hoạt động của cơ quan, đoàn
thể, bộ ngành...Những năm gần đây, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng diễn ra trong bối cảnh phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Ở từng
thời điểm cụ thể, lợi dụng những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết, những vấn
đề phức tạp nảy sinh từ thực tiễn của đời sống xã hội, các thế lực thù địch, phản
động trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động chống phá, nhằm vào nền tảng tư
tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán cương
lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng bằng những âm mưu, thủ đoạn rất thâm độc,
nhất là khi Đảng ta quyết tâm, chủ động đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống,
làm trong sạch chính trị nội bộ Đảng, tăng cường uy tín và vai trò lãnh đạo của
Đảng. Trước sự quyết tâm ấy, các thế lực thù địch lại càng điên cuồng, ráo riết
hơn. Chúng không từ một thủ đoạn nào, ra sức bóp méo, xuyên tạc, bịa đặt hòng cản
trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc Đổi mới, xây dựng đất nước của Đảng và
nhân dân ta.
Điểm mới hiện nay là chúng
triệt để lợi dụng không gian mạng để tung các thông tin xấu độc, quan điểm sai
trái, thù địch. Đây được coi là vùng “lãnh thổ đặc biệt” đang bị các thế lực
thù địch lợi dụng triệt để nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta. Việt Nam là quốc
gia có tốc độ tăng trưởng internet, mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Theo số liệu
thống kê đến tháng 1/2020, trong số 96,9 triệu dân cả nước có 68,17 triệu người
(chiếm 70% dân số) dùng internet, cao thứ 12 trên thế giới và thứ 6 châu Á; 65
triệu người (chiếm 67% dân số) dùng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook (đứng thứ
7 trong số 10 quốc gia sử dụng Facebook nhiều nhất) và là một trong 10 nước có
số người dùng Youtube cao nhất thế giới. Trong đó, 94% người dùng internet hằng
ngày là sinh viên, trí thức trẻ, thanh niên.
Trên Facebook, các thế lực
thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị,
phát tán các nội dung sai sự thật, chống phá Đảng Nhà nước, đặc biệt là nói xấu,
bôi nhọ tổ chức, cá nhân để chống phá công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng.
Quảng cáo chính trị của Facebook có đặc điểm là một người bất kỳ có thể đăng ký
tài khoản và có thể mua quảng cáo thông qua thẻ quốc tế như Visa và Master rồi
sau đó có thể đăng bất cứ nội dung gì. Nhờ vào việc Facebook có quảng cáo mục
tiêu (tức là chọn được những đối tượng cần hiển thị nội dung quảng cáo chính
xác) nên khi các thế lực thù địch đưa thông điệp nói xấu, vu khống, bôi nhọ một
người nào đó thì khả năng tác động vào người xem rất dễ dàng. Facebook cho phép
những tổ chức phản động (mà Nhà nước Việt Nam đã liệt kê, Bộ Công an đưa vào
danh sách khủng bố như Việt Tân, tổ chức của Đào Minh Quân…) lập các trang cộng
đồng và liên tục đăng bài chống phá Việt Nam.
Thứ nhất,
các thế lực thù địch không ngừng tìm cách để chống phá cách mạng, chống phá chế
độ. Chúng lập nên những trang mạng và đặt máy chủ ở nước ngoài, nên dù ta đã áp
dụng các giải pháp kĩ thuật, tạo các “bức tường lửa” trên mạng để ngăn chặn vẫn
không đủ sức triệt tiêu tận gốc những thông tin sai lệch, xuyên tạc.
Thứ hai,
cuộc sống vận động, thay đổi hàng ngày, hàng giờ, với những chiều hướng vận
động phức tạp, đa dạng, khó lường. Trong khi đó, tư tưởng, tinh thần của con
người là một phạm trù rất khó kiểm soát và cũng không phải là “bất biến”. Với
một đất nước hơn 90 triệu dân, khó tránh khỏi những bất mãn, những phản ứng
trái chiều, ngay cả phản ứng trái chiều về một số chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, về bộ máy lãnh đạo các cấp...
Thứ ba, xu hướng quan tâm, thích (like) và
chia sẻ (share) thông tin giật gân, xuyên tạc, trái chiều hơn thông tin tích
cực, một cách cố tình hoặc vô ý thức, bất chấp các hậu quả… đã là xu hướng của
một bộ phận người dùng mạng xã hội ngày nay, đặc biệt là giới trẻ.
Bốn là, hỏi ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng
đáng tin cậy
Bản thân người dùng mạng xã hội nói nhận thấy nguồn tin đó không
đáng tin cậy, khó kiểm chứng thì có thể hỏi ý kiến những chuyên gia, những
người có kinh nghiệm trong việc xác thực tin giả, tin sai sự thật trên không
gian mạng. Hoặc có thể gửi thông tin mà bản thân cảm thấy nghi ngờ vào các
trang website, mạng xã hội của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Cơ quan Công
an.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét