Các
mối đe dọa an ninh phi truyền thống rất đa dạng, biểu hiện trên nhiều lĩnh vực.
Trước hết, quán triệt quan điểm
của Đảng ta là: chủ động, tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu
vực và quốc tế trong việc ứng phó với những thách thức an ninh phi truyền
thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối
ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững
độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc;
chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc
tế... Tham gia các cơ chế hợp tác an ninh song phương và đa phương trên cơ sở
tối đa hóa trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, đồng thời tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Thống nhất nhận thức, xây dựng cơ chế lòng tin và
hoàn thiện khung khổ thể chế giữa các nước về an ninh phi truyền thống - cơ sở
cho hợp tác quốc tế có hiệu quả. Dù đã diễn ra nhiều tranh luận giữa học giả,
chính giới các nước, nhưng đến nay cách hiểu an ninh phi truyền thống còn khác
xa nhau, có vấn đề nước này đưa vào danh mục an ninh phi truyền thống nhưng
nước khác lại không chấp nhận. Vì vậy, các nước, các tổ chức khu vực, các tổ
chức quốc tế cần
sớm đưa ra một định nghĩa thống nhất và đề xuất danh mục các
thứ tự ưu tiên trong hợp tác đa phương về phòng ngừa và ứng phó với thách thức
an ninh truyền thống. Sau khi có nhận thức chung, các nước và tổ chức quốc tế
cần hợp tác để định hình khung khổ thể chế, pháp luật nhằm ràng buộc trách
nhiệm các quốc gia trong phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, khắc phục tình trạng ra tuyên bố nhiều nhưng ít có hiệu lực thực
tế trong đời sống.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có
hợp tác về phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
thông qua cơ chế và phương thức đa tầng, đa dạng, linh hoạt. Đó là, cơ chế hợp
tác trong khung khổ Liên hợp quốc mà Việt Nam là một thành viên tích cực, có
trách nhiệm, đã ký kết nhiều điều ước quốc tế trên các lĩnh vực, về các vấn đề
an ninh phi truyền thống phát sinh trong khu vực xây dựng thể chế và chính sách cho
phòng ngừa và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trong các văn kiện của Đảng đề cập đến về các mối đe
dọa an ninh phi truyền thống gần đây có một số điểm cần đặc biệt chú ý sau: 1-
Đảng ta luôn đặt các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bên an ninh truyền
thống, trong đó các mối đe dọa an ninh truyền thống dù vẫn tiềm tàng và biểu
hiện dưới các hình thức, mức độ khác nhau, nhưng xu hướng hòa bình vẫn là chủ
đạo, còn vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên gay gắt; 2- Các thách
thức an ninh phi truyền thống đang diễn biến phức tạp do mặt trái của toàn cầu
hóa, của kinh tế thị trường, của sử dụng thành tựu khoa học công nghệ; 3- Định
dạng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: anh ninh con người, an
ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên
tai, dịch bệnh... Phạm vi các mối đe dọa an ninh phi truyền thống sẽ còn mở
rộng và diễn biến rất phức tạp, đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và
bổ sung kịp thời; 4- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không của riêng
Việt Nam mà mang tính toàn cầu; 5- Một số mối đe dọa an ninh phi truyền thống
có khả năng chuyển hóa thành an ninh truyền thống, như xung đột dân tộc, tôn
giáo, khủng bố, bạo loạn chính trị. Từ nhận thức đó, mỗi chủ thể từ
trách nhiệm của mình mới có thể định hình tâm thế, chủ động phòng ngừa và ứng
phó với thách thức an ninh phi truyền thống. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền
thống phát sinh từ các yếu tố nhân tạo, tức do chính con người tạo ra một cách
vô tình hoặc cố ý, rồi đến lượt nó tạo mối đe dọa đối với an ninh con người, an
ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và rộng hơn là an ninh nhân loại. Vì vậy, phòng ngừa các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là nhiệm vụ rất
cơ bản, được thực hiện bằng cách nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cá
nhân và cộng đồng xã hội, thông qua những hành vi cụ thể trong đời sống hằng
ngày, như ý thức tích cực trong bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh táo trước mặt trái của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, thông thái trong sử dụng thành tựu khoa học công nghệ, tôn trọng các giá trị khác biệt và chia sẻ lợi ích giữa các nhóm
cộng đồng với mức sống khác nhau trong xã hội... Trên nền tảng ý thức được nâng
cao mới có thể ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
bằng xây dựng đồng bộ thể chế, cơ chế, chính sách, bộ máy và con người cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét