Để đi lên chủ nghĩa xã hội, loài người phải đi qua thời kì quá độ. Thời kỳ quá độ là giai đoạn các nước phải trải qua trước khi đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là xu thế tất yếu khách quan của thời kì quá độ. Nhận thức rõ đặc điểm và xu hướng phát triển của thời kì quá độ cũng như cục diện và tình hình thế giới là một việc rất cần thiết. Hiểu biết sâu sắc về thời kì quá độ giúp ta tìm thấy xu hướng tất yếu trong vô vàn những hiện tượng phức tạp, mang tính ngẫu nhiên của đời sống xã hội, giúp ta nhìn xa trông rộng, nắm bắt khuynh hướng và quy luật phát triển của nhân loại để vừa có thể lựa chọn được hướng đi phù hợp với sự phát triển của lịch sử; lường trước được những thách thức phức tạp, tránh được những vấp váp sai lệch trên đường đi; từ đó sẽ không bị chao đảo hoặc bị cuốn trôi trước phong ba bão táp của thời cuộc và đời sống chính trị quốc tế.
Theo
V.I.Lênin, khi phân tích bất cứ vấn đề xã hội nào, phải đặt trong bối cảnh lịch
sử nhất định, vì chỉ có dựa trên cơ sở hiểu biết những đặc điểm cơ bản của một
thời đại, người ta mới có thể tính đến những đặc điểm chi tiết của nước này hay
nước khác. Nói cách khác, vấn đề thời kì quá độ là căn cứ khách quan và tiền đề
cần thiết để các chính đảng đi theo Chủ nghĩa Mác phân tích tình hình, xác định
nhiệm vụ, phân chia trận tuyến, xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách,
triển khai thực hiện một cách khoa học. Chính vì lẽ đó, khi bàn về những vấn đề
lớn của cách mạng, trước đây cũng như hiện nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta
bao giờ cũng bắt đầu bằng việc phân tích đặc điểm, nội dung, xu thế phát triển
của thời kì quá độ và nhận định các mặt của tình hình thế giới để xác định đúng
con đường đi của cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng
đắn, sáng tạo.
Hợp
tác kinh tế với các nước bằng nhiều hình thức sinh động trên nguyên tắc bình
đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau dưới bất kỳ hình thức nào, sẽ tranh thủ vốn, kỹ
thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, phục vụ cho việc phát triển
kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở vật
chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là một khả năng thực tế mà chúng ta
đã và đang cố gắng tận dụng, đưa nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới.
Như
vậy, từ một nước kinh tế kém phát triển, nếu chúng ta biết tranh thủ những thời
cơ, thuận lợi và biết vượt qua những thách thức, nguy cơ, chúng ta có thể “phát
triển rút ngắn” lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Xuất
phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam
đang trong tư thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, đã có đủ sức lực
và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến cùng thời đại, phấn đấu hiện thực
hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét