Báo chí, truyền thông thế giới và cả Việt Nam đang đối mới với thách thức từ sự phát triển mạnh của mạng xã hội với một lượng áp đảo thông tin khổng lồ, nhiều mới lạ nhanh so với báo chí chính thống. Khổ nỗi, trên mạng thì nhìn đâu cũng có thể bắt gặp những thông tin sai lệch, không ít tin đồn, tin giả mạo (fake news) có chủ đích hoặc vô ý hoặc thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, đưa tin chỉ để câu view, like...
Chúng ta cũng không quá ngạc nhiên khi thời điểm hiện nay xuất hiện nhiều thông tin hình ảnh xấu độc tiêm nhiễm cái nhìn tiêu cực về Việt Nam, nói xấu về lãnh đạo Việt Nam, về chế độ, đường lối phát triển của Việt Nam khi đang diễn ra đại hội đảng bộ cấp tỉnh và đang chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng CSVN. Điển hình như tài khoản Đỗ Ngà, Việt Tân… với tập hợp những kẻ bồi bút thường xuyên cắt cóp những hiện tượng đơn lẻ mà các cơ quan kiểm tra, giám sát, công an Việt Nam đã phát hiện, điều tra, xử lý để ngụy diễn thành vấn đề do bản chất… Họ thật là “não bò đen” vì theo cách suy diễn đó của họ thì chẳng có nhà nước nào trên thế giới này tốt đẹp, bởi nhà nước nào mà chẳng phải có tòa án, luật pháp để xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm, chẳng có những vụ án tham nhũng, hình sự, dân sự nọ kia từ kinh khủng đến đơn giản. Trong đó có cả những vụ oan sau hàng chục năm sau mới có thể lât lại và giải oan cho người đã chết oan (thống kê ở Mỹ trong 40 năm có hơn 150 vụ án tử hình oan sai)…
Hơn nữa, lợi dụng khả năng lan truyền nhanh chóng của các trang MXH Facebook, Twitter…, một số người đứng sau các tin tức sai lệch, giả mạo đang đưa chúng tiếp cận đông đảo người dùng hơn chỉ trong tích tắc để kiếm lợi. Nếu không có kỹ năng, kiến thức đầy đủ, người dùng MXH rất dễ rơi vào những cái bẫy thông tin đó.
Việc tiếp thu những thông tin sai lệch này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người đọc, mà một khi đã được phát tán rộng rãi, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Dù Luật An ninh mạng ở Việt Nam đã được thông qua (chính thức có hiệu lực từ đầu 2019) nhưng thực tế vẫn chưa thể kiểm soát triệt để các trang tin giả mạo, tin đồn, tin xấu độc còn nhan nhản trên Internet, MXH.
Tình hình là thế. Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cần thiết để nhận rõ thông tin đúng sai trên Internet, MXH.
Nhưng, làm thế nào để phân biệt được thông tin đúng sai? Nguồn gốc và mức độ tin cậy của thông tin là những điều cần biết rõ.
Thứ nhất, dựa vào tên miền. Các chuyên gia khuyến cáo, người đọc tin trên Internet, MXH trước tiên hãy kiểm tra phần tên miền của trang đó. Ví dụ, tên miền của google.com là đuôi com. Những tên miền thường gặp như: com, info, net, org… Đây là những tên miền phổ biến trên Internet. Bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể mua và sở hữu những tên miền này, nên chúng ta phải thật cẩn trọng với tin tức từ những trang web kết thúc bằng đuôi này. Theo đó, cần xem xem họ trích nguồn thông tin từ đâu, cơ sở thông tin của họ từ ai. Ví dụ trang của Việt Tân thì nguồn thông tin của họ theo ý chí chủ quan của số cá nhân phản động, phiến diện, họ không cần thiết và không cần biết về trách nhiệm đối với thông tin họ đưa ra, nhất là những bài viết thể hiện rõ ý muốn chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những trang thông tin kiểu này cần được lật tẩy để loại trừ.
Với tên miền có đuôi như vn, au, ca… là những tên miền thuộc cấp quốc gia (vn của Việt Nam, uk của Anh, au của Úc, ca của Canada, …). Để có thể sở hữu những tên miền loại này, người mua cần phải cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp pháp và đáp ứng đủ các tiêu chí của quốc gia đó. Cho nên những nội dung đăng trên những website sử dụng các loại đuôi này có mức độ tin cậy cao hơn những website có đuôi loại khác.
Đối với đuôi edu, gov là loại dành riêng cho các tổ chức giáo dục đào tạo và các tổ chức chính phủ. Chúng ta có thể tin tưởng và chia sẻ những nội dung thông tin đăng tải trên các trang này.
Thứ hai, sử dụng Google Images là một cách để lật tẩy tin giả. Những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Photoshop (Adobe) đang bị lạm dụng nhằm xóa nhòa lằn ranh giữa thật và giả. Đôi khi rất khó nhận biết một hình ảnh đã qua hậu kì nếu chỉ nhìn sơ lược, người chỉnh sửa có trình độ cao, hoặc kích cỡ hình ảnh không đủ lớn.
Việc có nhiều trang web cũng sử dụng hình ảnh đó nhưng với những nội dung khác nhau thì chúng ta cũng nên đặt nghi vấn về nguồn gốc bài viết. Hiện nay, Google Images có chức năng tìm kiếm hình ảnh có thể phần nào giúp xác minh độ tin cậy của các bức hình trên Internet. Bằng cách bấm chuột phải vào tấm hình đáng ngờ và chọn “Search Google for image”, kết quả phần “Pages that include matching images” sẽ hiển thị những trang web có chứa hình ảnh tương tự tấm ảnh ta tìm kiếm. Theo đó, nếu có nhiều trang web cũng sử dụng hình ảnh đó nhưng với những nội dung thông tin khác nhau thì rất có thể bài viết được lồng ghép hoặc bịa đặt thông tin có chủ ý kèm lắp ghép ảnh “minh họa lóa” kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Thậm chí hình ảnh vừa tìm có điểm khác biệt với những tấm còn lại thì có thể nó đã được sử dụng kỹ thuật cắt ghép và tất nhiên chúng ta không nên tin tưởng bài viết đó…
Vì niềm tin cho chính mình, hãy là một người cập nhật thông tin thông minh, hiểu biết, trách nhiệm…/.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét