Những
năm qua, trong nước và thế giới đã xuất hiện nhiều bài viết phê phán Học thuyết
Hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, với mưu toan xuyên tạc, bóp méo phủ nhận
Học thuyết này của Chủ nghĩa xã hội.
A.V.Tooffler, một
nhà tương lai học của Hoa kỳ viết: “Tôi cho rằng cuộc cách mạng nông nghiệp của
10.000 năm về trước làm biến đổi lịch sử nhân loại là làn sóng thứ nhất, đến
cuộc cách mạng công nghiệp là làn sóng thứ hai. Và rồi từ giữa thập niên 1950 là thời kỳ bắt đầu biến đổi khoa kỹ và xã
hội loài người là nền văn minh thứ ba. Tức là nền văn minh mới sau thời kỳ công
nghiệp hóa1.
Để phủ nhận phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế - xã
hội của Mác, Ăng ghen, Lênin. A.V. Tooffler đưa ra
các lý do sau:
Mét là, họ cho
rằng cách tiếp cận nền văn minh đứng ở đỉnh cao hơn cách tiếp cận hình
thái, và nó xuất phát từ nền văn minh hậu công nghiệp, trong khi đó cách tiếp
cận hình thái chỉ dựa trên nền văn minh công nghiệp.
Điều này
không đúng! Vì Mác không tự hạn chế phương pháp của mình ở thời kỳ công nghiệp
hay hậu công nghiệp - một phương pháp đúng, khoa học thì nó không bó hẹp ở một
thời điểm nào đó. Chừng nào xã hội còn
tồn tại còn cần đến ăn, uống... còn sản xuất, cò phải giải quyết mâu thuẫn
LLSX- QHSX- KTTT.. ... thì phương pháp
tiếp cận của Mác vẫn còn giá trị.
Hai là,họ cho
rằng cách tiếp cận hình thái chỉ nhấn mạnh yếu tố kinh tế. Trong khi đó cách
tiếp cận nền văn minh coi mọi yếu tố đều có tác động lớn đến sự phát triển của
xã hội.
Cách lập luận đó cũng không đúng và là sự xuyên tạc
quan điểm của Mác, Ăng ghen và Lê nin. Các nhà kinh điển coi và đánh giá cao
vai trò của kinh tế, là nhân tố nền tảng quyết định mọi sự biến trong lịch sử, suy cho đến cùng. Nhưng Mác, Ăng ghen, Lê nin chưa bao giờ cho kinh tế là nguyên nhân
duy nhất quyết định hết thảy.
Hơn thế nữa nếu
khi đề cập tới kinh tế, C.Mác chỉ vạch ra và coi đó là cái sườn. Trong mọi
lúc mọi cái ông đều chú ý tới các yếu tố khác của hình thái kinh tế - xã hội: kiến trúc thượng tầng, chế độ chính trị,
quan hệ xã hội, các hình thái ý thức xã hội, coi các nhân tố đó được hình thành
trên cơ sở kinh tế, nhưng tất cả các yếu tố đó đều có tác động qua lại lẫn nhau
và tác động trở lại kinh tế, tức là đã thêm thịt, thêm da cho bộ sườn đó.
Ba là,họ
còn cho rằng, cách tiếp cận nền văn minh tránh được sai lầm, vì nó lấy sự thống nhất, hòa hợp làm nguyên
lý cơ bản, còn cách tiếp cận hình thái xem xét thế giới theo cách nhìn “lưỡng
phân” chỉ dẫn tới những xung đột, mâu thuẫn, đối kháng.
Đây lại là một
nhận định sai lầm chủ quan. Sự vật, thế giới tồn tại, vận động được thể hiện ra là lưỡng phân hay nhất phân; đối kháng hay thống nhất, xung đột hay hòa thuận là do
bản chất, kết cấu của sự vật, thế giới đó quyết định, chứ không phải do phương pháp tiếp cận áp
đặt cho thế giới.
Hiện nay trên thế giới có các vùng khác nhau, với các
nước có trình độ phát triển khác nhau. Theo con số thống kê thế giới có khoảng
30 nước phát triển cao, hơn 100 nước đang phát triển, trong đó có khoảng 30
nước chậm phát triển - rất nghèo khổ. Trong từng nhóm nước phát triển, đang
phát triển cũng có sự phân cực rất sâu sắc.
Hơn nữa, các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng bố do Mỹ
và đồng minh phát động chống lại IRắc 1991, Nam Tư 1999, Apganixtang 2001 và
hiện nay đang diễn ra một cách thảm khốc trên đất nước IRắc (2003) hoàn toàn
bác bỏ quan niệm đó.
Phương pháp tiếp
cận Hình thái kinh tế - xã hội của A.Tooffler có những hạt nhân hợp lý nhất
định về phương diện văn minh. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận này hạn chế căn bản là chỉ dựa vào trình độ khoa
học - công nghệ, của lực lượng sản xuất- coi đây yếu tố quyết định duy nhất và
là trực tiếp đối với sự thay đổi của đời sống xã hội, của con người, bỏ qua các
yếu tố khác: quan hệ sản xuất, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị. Vì vậy nó
không vạch ra được bản chất, quy luật của mọi sự biến đổi của xã hội trên những nguyên lý căn bản của đời sống xã
hội.
Ở Việt Nam, đã có một số bài viết đề cao phương pháp tiếp
cận Hình thái kinh tế - xã hội của A.Tooffler. Từ đó đưa ra những luận điệu “đi
lên CNXH là đưa dân tộc vào chỗ chết”[1]; “ các nước XHCN còn lại sẽ sụp đổ như một hội chứng
Đôminô, không thể tránh khỏi”[2]. Và họ đi đến nhận định, rằng, chỉ có “dắt tay nhau dưới tấm biển chỉ đường của trí
tuệ” thì mới đến thành công!
Với tư tưởng đề cao văn minh trí tuệ, văn minh tin học; phủ
nhận đấu tranh giai cấp; phủ nhận những thành tựu mà CNXH đã đạt được trong
phát triển kinh tế - xã hội và KHCN, văn hóa...., các quan điểm trên đã một lần
nữa thể hiện tính chất sai trái, phản diện cả về khoa học và chính trị. Đúng
như tác giả Hữu Thọ nhận xét: “ Những biểu hiện của tư tưởng cơ hội ở nước ta
hiện nay không được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào, mà chỉ là sự
cóp nhặt hỗn tạp giữa các trào lưu triết học, xã học tư sản hiện đại chưa thoát
được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác- Lê nin và đối với các trào lưu
tư tưởng tư sản đương thời. Mặt khác, chúng
còn là hiện thân của chủ nghĩa cá nhân thực dụng”.[3]
Mến Lê Văn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét