Sau Chiến tranh Lạnh, dự luận quốc tế đã chứng kiến
các cuộc “cách mạng màu” hay “cách mạng nhung” diễn ra ở một số nước Đông Âu, Cộng
đồng các quốc gia độc lập (SNG), Bắc Phi, Trung Đông... nhằm lật đổ chế độ cầm
quyền hợp hiến, dựng lên chính quyền chịu sự chi phối các nước Phương Tây.
Thành công của các cuộc bạo loạn lật đổ có sự góp công lớn của mạng lưới truyền
thông, các trang mạng xã hội... đặc biệt là vai trò đạo diễn và tài trợ của các
tổ chức phi chính phủ.
Các cuộc cách mạng màu sắc diễn ra
trên các khu vực trên thế giới đều được đặt những cái tên nghe rất “mỹ miều”:
“cách mạng tuyết trắng” diễn ra ở Moscow Liên bang Nga năm 2012. Mục đích của các
nước Phương Tây là muốn kiểm soát hoàn toàn nước Nga; duy trì nước Nga trong
tình trạng trì trệ lạc hậu triền miên và chỉ thực hiện chức năng duy nhất là
cung cấp tài nguyên và nhân lực phục vụ sự thịnh vượng của các nước Phương Tây.
Nếu không kiểm soát được nước Nga, các nước Phương Tây sẽ làm tan rã nước Nga
thành nhiều quốc gia độc lập nhỏ hơn. Người cản đường mục tiêu đó chính là
Putin, người sẽ trở thành Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3.
Cuộc “cách mạng hoa hồng” ở Gruzia năm
2003, các thế lực hiếu chiến đã đưa Saakashvili lên cầm quyền; “cách mạng cam” ở
Ukraina phiên bản 1.0 năm 2004, đưa Yushchenco lên làm Tổng thống và phiên bản
2.0 năm 2014. “cách mạng hoa tulíp năm 2005 ở Kyrgyzstan đưa Bakiyev lên làm Tổng
thống.
Bạo loạn lật đổ diễn ra các nước Bắc
Phi và Trung Đông mang tên “mùa xuân Arab”: “cách mạng hoa nhài” năm 2010-2011
tại Tunisia lật đổ Tổng thống Beb Ali;
Ai Cập, Yemen, Libya, và Syria; “cuộc cách mạng nhung” tại Venezuena năm
2012 nhằm loại bỏ Tổng thống Hugo Chavez
Một thực tế hiển nhiên, từ lâu các nước
Phương Tây và các thế lực hiến chiến đã thực hiện âm mưu sử dụng cái gọi là các
tổ chức phi chính phủ đứng đằng sau các “cuộc cách mạng màu” với thủ đoạn chủ
yếu là:
Trực
tiếp cung cấp tài chính cho các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức phi chính
phủ:
Theo F.William, tác giả cuốn sách mang
tựa đề “chiến lược giành ưu thế toàn diện hay là nền dân chủ bá quyền trong
trật tự thế giới mới” (“full Spectrum Dominance: Totalitarian Democracy in the
new World Order”), chứng minh rằng các cuộc “cách mạng nhung” đầy kịch tính ở
nhiều nước vừa qua đều do các tổ chức phi chính phủ ở Mỹ như “Ngôi nhà Tự do”,
“Quĩ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ”, “Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Cộng hòa”,
“Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Dân chủ”, đạo diễn và tài trợ, để thực hiện
kế hoạch “bình định” thế giới.
Còn theo Michael McFaul, Đại sứ quan
tại Nga từ năm 2011-1014, là một trong những người viết “kịch bản” và chỉ đạo
các cuộc biểu tình bạo loạn tại Gruzia, Ucraine, Kycgyzstan, Uzbekistan...,
khẳng định: các tổ chức phi chính phủ Mĩ đã dành khoảng 12,45 triệu USD cho các
cuộc “cách mạng nhung” ở không gian hậu Xô Viết. Tổ chức “Ngôi nhà Tự do” được sự giúp đỡ của
“Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng Cộng hòa”, “Viện Nghiên cứu Quốc tế của Đảng
Dân chủ” đã cung cấp tài chính cho lực lượng chuyên làm nhiệm vụ giám sát,
tuyên truyền và quản lý khoảng 1000 chuyên gia tại các cuộc bầu cử tại Ucraine.
Số tiền này còn được đầu tư cho hoạt động của 250 quan sát viên từ Mĩ đến
Ucraine theo kênh của “Văn phòng thể chế Dân chủ và Quyền con người” thuộc “Tổ
chức An ninh và Hợp tác Châu Âu” để duy trì hoạt động của tất cả các đảng phái
chính trị, các chính khách hàng đầu ở Ucraine cũng như dùng cho các hoạt động
phân tích quá trình trước khi diễn ra bầu cử, đầu tư trước bầu cử và truyền
thông tin về “Nhóm công tác trung tâm” của các quan sát viên; đầu tư cho “Ủy
ban cử tri Ucraine” thông qua “Viện Quốc gia dân chủ Mĩ”, ủy ban này chịu trách
nhiệm giám sát các phương tiện thông tin đại chúng, hình thành các tổ chức xã
hội để kiểm soát bầu cử tại chỗ và huấn luyện các quan sát viên ở cấp độ khác
nhau.
Trong cuộc cách mạng “tuyết trắng” ở
Nga, Quốc hội Mĩ đã phê chuẩn khoản đầu tư 50 triệu USD cho chiến dịch phá hoại
cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga thông qua các tổ chức phi chính phủ của Mĩ (NED). Trong
bản báo cáo hàng năm công bố, đã có khoảng 61 tổ chức xã hội phi chính phủ Nga “ăn
lương” của NED. Chẳng hạn, “trung tâm Báo chí Quốc tế ở Moscow”, ở đó có khoảng
80 tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể họp báo về bất kỳ chủ đề nào, đã nhận
với số tiền là 2.783.000 USD. Ngoài ra NED còn tài trợ cho các tổ chức trong hệ
thống quản lý dư luận xã hội “độc lập”; quản lý báo chí, tuyên truyền chính
trị, hoạt động của các ủy ban bầu cử, tiến hành tổ chức hội thảo để đưa ra
những cáo buộc gian lận trong bầu cử, đánh giá dự luận xã hội...
Đối với cuộc cách mạng “hoa tulíp” ở
Kyrgyzstan đã có hơn 50 tổ chức phi chính phủ, đóng vai trò vừa là trung tâm
thu thập thông tin, nắm bắt tình hình, tổ chức và phối hợp hoạt động bạo loạn
chống chính phủ, vừa làm nhiệm vụ cung cấp tài chính cho các lực lượng đối lập.
Đóng vai trò then chốt trong các tổ chức phi chính phủ của Mĩ gồm: “Viện Albert
Einstein” được chính phủ Mĩ tài trợ thông qua “Quĩ Quốc gia ủng hộ dân chủ”;
“Quĩ Quốc gia ủng hộ dân chủ”; “Viện Xã hội mở”, Tổ chức “Ngôi nhà tự do”.
Những tổ chức phi chính phủ này hoạt động gắn bó chặt chẽ với các tổ chức tình
báo, quân sự; đó cũng là nơi đào tạo các nhân viên để thực hiện đảo chính thay đổi các chế độ không thân thiện với Mĩ trên
khắp thế giới
Các
tổ chức phi chính phủ nổi danh là các trung tâm tình báo, gián điệp, đóng
vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính do Mĩ tiến hành trên khắp thế giới.
Tại khu vực Mỹ Latinh, các văn phòng của “Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)”
là vỏ bọc hữu hiệu nhất che đậy hoạt động của các điệp viên “Cơ quan tình báo
trung ương (CIA)” và “Cơ quan Tình báo Quốc phòng”. USAID cung cấp tài chính,
kỹ thuật và ủng hộ về tinh thần cho các lực lượng đối lập, tìm cách can dự với
các lực lượng vũ trang và cơ quan thực thi pháp luật, tuyển dụng các điệp viên
trong các lực lượng này để sẵn sàng giúp đỡ phe đối lập khi có cơ hội. Ở Venezuela mục
tiêu của USAID là loại bỏ Tổng thống Hugo Chavez, bảo vệ lợi ích kinh tế chủ
chốt của Mĩ. Thực hiện mục đích đó, giai đoạn 2004-2006 USAID đã cung cấp 15
triệu USD cho 300 tổ chức dân sự để thực hiện các sứ mệnh được gọi là “Bảo vệ
nhân quyền” và “Thúc đẩy các chương trình giáo dục”. Các tài liệu của Đại sứ
quán Mĩ còn cho biết USAID đã tiếp xúc với 238.000 người Venezuela thông qua
300 diễn đàn, hội thảo và các khóa đào tạo nhằm lôi kéo họ chống lại chính phủ
và Tổng thống Hugo Chavez. Ngoài ra USAID còn tài trợ cho 34 tổ chức phi chính
phủ để thâm nhập vào bộ máy lãnh đạo, xây dựng các chương trình can thiệp vào
hoạt động của các tổ chức địa phương...
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là
chiến lược toàn cầu phản cách mạng của các thế lực thù địch chống phá lật đổ
các nước xã hội chủ nghĩa và các thể chế chính trị không thân thiện với Mĩ và
các nước phương Tây, dựng lên chính quyền theo sự điều hành của các thế lực
phản động quốc tế. Sử dụng các tổ chức phi để là một công cụ để Mĩ và các nước
phương Tây thực hiện mục đích trên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét