NHẬN DIỆN VÀ
ĐẤU TRANH VỚI BIỂU HIỆN SUY THOÁI
TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ đã được Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ
ra. Đó là những người có quan điểm, thái độ chính trị thiếu nhất quán, không
kiên định, vững vàng; khi cách mạng phát triển thuận lợi thì tỏ ra tích cực, hăng
hái; khi cách mạng gặp khó khăn thì dao động, thoái chí, thỏa hiệp, thậm chí
phản bội, đầu hàng, quay lại chống phá cách mạng.
Việc
nhận diện với các biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để
có biện pháp đấu tranh phù hợp, hiệu quả là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.
Không nhận diện đúng, không phân biệt rõ hiện tượng và bản chất thì không thể
có giải pháp đấu tranh đúng đắn, hiệu quả. Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống hiện nay đang là một vấn đề hết sức cấp bách và ngày càng có
chiều hướng gia tăng. Có thể khái quát biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống ở cán bộ, đảng viên hiện nay, đó là:
-
Những người có lập trường tư tưởng chính trị không vững vàng, dễ dao động,
thiếu niềm tin, luôn hoài nghi, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lập trường mơ hồ, thiếu kiên định,
khi cách mạng gặp khó khăn, bất lợi thì hoang mang, thỏa hiệp, phụ họa theo
nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, thù địch, quay lại chống phá cách mạng,
phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chống phá Đảng và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc.
-
Những người lợi dụng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước để mưu cầu lợi ích riêng. Họ thường che giấu mặt thật, ít bày tỏ quan
điểm, chính kiến rõ ràng, thái độ chính trị trung dung, thỏa hiệp, thấy đúng
không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, “dĩ hòa vi quý”, chỉ làm việc có lợi
cho bản thân; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng, hoặc vu khống, bôi nhọ,
chỉ trích, phê phán người khác với động cơ không trong sáng.
- Những
người bị kỷ luật, không kiếm được lợi lộc sinh bất mãn, bị các thế lực thù địch
tác động, lôi kéo, mua chuộc…
- Những
người thực dụng về kinh tế và muốn thể hiện mình trước tổ chức, tập thể. Họ sẵn
sàng rẽ theo bất cứ con đường nào miễn là có lợi ích kinh tế lớn hơn. Khi mục
đích kinh tế không đạt được, do các nguyên nhân khác nhau mà “phát kiến” không
được chấp nhận, hoặc mối quan hệ kinh tế không trong sáng bị phát hiện, ngăn
chặn, các phần tử này lập tức thể hiện thái độ chống đối Đảng, chế độ; phủ nhận
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh...
Đấu tranh
với biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là yêu cầu
khách quan, thường xuyên, là vấn đề cấp bách, liên quan trực tiếp đến sự tồn
vong của chế độ, tới sinh mệnh của Đảng. Để đấu tranh với nó yêu cầu toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân, các cấp, các ngành cần đồng thời vào cuộc thực hiện
quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các giải pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
cơ chế, chính sách, pháp luật với quyết tâm cao, nhất là của đội ngũ cán bộ,
đảng viên, trước hết là người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền các cấp
Thực hiện
kiên quyết, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng về tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ. Làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự trong sạch, vững mạnh xứng đáng
với nhiệm vụ trọng trách mà nhân dân giao cho./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét