Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021

Không có chuyện "Đại hội XIII giảm bớt ý thức hệ xã hội chủ nghĩa"



Cũng như trước đây, cứ trước- trong-sau mỗi kỳ Đại hội, các phần phản động, cơ hội  chính trị lại  lợi dụng cái gọi là quyền tự do dân chủ đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo, nói xấu cán bộ, đảng viên, nhất là những ứng cử viên cho Đại hội các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc. Vừa qua, bọn chúng lại tập trung vào nội dung văn kiện Đại hội, phá hoại về tư tưởng chính trị. Lợi dung internet, mạng xã hội, trên các trang chuyên nghề chống Việt Nam như BBC, RFA, RFI, Boxit,…vừa tán phát bài viết “Đại hội 13 giảm bớt ý thức hệ (YTH) XHCN để “sáng tạo có chỉ đạo”của Nguyễn Giang (NG). Chứng cứ mà NG đưa ra là các bài viết và nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây nói ít sử dụng các câu chữ về YTH  XHCN hơn trước. Rồi NG commet: “Đây là sự chuyển đổi về tư duy rất phù hợp với tình hình quốc tế và trong nước”.


Về ý kiến của NG, một tài khoản mạng viết “thiết nghĩ trong các cuộc tranh luận, để tránh “Ông nói gà-Bà nói vịt”thì chúng ta cần phải nhắc lại một số khái niệm, tất nhiên là theo nhận thức chung của xã hội- chứ không phải theo cái gọi là quan niệm của những kẻ “hâm”-sống “trên mạng” như NG!


Ý thức hệ nói một cách khái quát, đó là những nhân tố chính trị, tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, như chính trị, luật pháp, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học,… phản ánh lợi ích của một giai cấp nào đó. Trong tính hiện thực của nó, YTH trong một xã hội tồn tại giai cấp bao giờ cũng phản ánh lợi ích giai cấp cầm quyền và đối lập. YTH luôn luôn tác động ( tích cực hoặc tiêu cực) đến hạ tầng cơ sở- quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất… nói cách khác YTH tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.


YTH ở Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến nay là gì? đã thay đổi ra sao?Đây là một chủ đề quá lớn, KQ chỉ có vài ý kiến nhỏ.


Thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng tháng Tám, 1945 là sự ra đời chế độ Dân chủ Cộng hòa và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chế độ Dân chủ Cộng hòa cùng với Nhà nước Việt Nam mới là cơ sở chính trị của YTH mới, đầu tiên của xã hội ta. Bản chất của YTH của xã hội ta vào thời kỳ đó bao gồm 3 nhân tố: 1-Đó là truyền thống yêu nước…; 2-ý thức về Độc lập Dân tộc, quyền lực của Nhà nước (thuộc về “toàn thể nhân dân Việt Nam,…”, và 3-Đó sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh.


YTH của Việt Nam được tích hợp trong các bản Hiến pháp.Tính cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp. Đó là: 1-Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 1946; 2-Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 1959; 3. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980; và 5. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.


Xét về YTH-tính chất chính trị, pháp lý, các bản Hiến pháp Việt Nam đều có những điểm chung. Đó là sự khẳng định chế độ Dân chủ, Cộng hòa- Chế độ xã hội do nhân dân làm chủ cùng với cơ chế bầu cử tự do, bình đẳng, hình thành chính quyền nhà nước trên cả nước… đồng thời cũng khẳng định nguyên tắc pháp quyền do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tuy nhiên mỗi bản Hiến pháp đều phản ảnh tư duy chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trọng một thời kỳ lịch sử nhất định. Hai bản Hiến pháp: 1992 và 2013 đều gắn Nhà nước, chế độ xã hội với khái niệm xã hội chủ nghĩa- “Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.


Khái niệm XHCN ở đây không phải là về tên gọi mà còn mang nội dung chính trị-xác định. Đó là chế độ xã hội “quá độ” đi lên xã hội XHCN. Hiến pháp 2013 quy định:


“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Điều 2); 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật ; 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng ( Điều 14).


Về vai trò, vị trí của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam quy định cụ thể: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, … lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,…Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”(Điều 4). Điều cần lưu ý là – đây cũng là lần đầu tiên ý thức hệ Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã được đưa vào văn kiện cơ bản, quan trọng nhất của Nhà nước.


Bây giờ chúng ta sẽ trở lại câu hỏi có phải Đại hội XIII đã “giảm bớt ý thức hệ” như NG viết hay không?


-Chúng ta có thể khẳng định rằng, hoàn toàn không có chuyện “giảm bớt YTH” xã hội chủ chủ nghĩa trong văn kiện Đại hội XIII- về cả câu chữ và nội dung- bản chất chính trị, tư tưởng của văn kiện ( Báo cáo chính trị).


Trong phần mở đầu Báo cáo chính trị có đoạn viết: “Đại hội XIII có ý nghĩa rất quan trọng, định hướng cho toàn Đảng, toàn dân … tăng cường xây dựng Đảng … phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc”. Một đoạn khác Báo cáo chính trị viết: … “Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát huy. …Quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên…”. Về những hạn chế trong công tác chính trị, tư tưởng, Báo cáo chính trị viết: “Lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng kết thực tiễn để tiếp tục làm rõ”. Như vậy là không có chuyện YTH xã hội chủ nghĩa bị giảm bớt, trái lại YTH xã hội chủ nghĩa tiếp tục được tái khẳng định và được đề cao trong văn kiện Đại hội XIII.


Cuối cùng- Chuyện YTH “giảm bớt” mà Nguyễn Giang bịa ra nhằm mục đích gì?


Câu trả lời đơn giản là-NG đang nối giáo cho kẻ thù của cách mạng Việt Nam, bịa ra chuyện Đại hội XIII “giảm bớt YTH” nhằm làm giảm niềm tin của cán bộ, Đảng viên và nhân dân vào con đường xây dựng và phát triển của Dân tộc ta; nhằm làm suy giảm niềm tin đối với Đảng cộng sản Việt Nam, từng bước chuyển hóa xã hội ta sang con đường “dân chủ, nhân quyền” ngoại nhập./.


Thành Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét