Hiện nay trên mạng xã hội, khi bàn về mặt lý luận và thực tiễn Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có một bộ phận lại lập luận bâng quơ dẫn dắt người đọc nhận thức sai lệch rằng, "Tư tưởng gì cũng được, miễn là làm cho xã hội trở nên hòa bình, tốt đẹp, không còn bất công, xung đột, mâu thuẫn..."
Thực ra, đây là quan
điểm nhằm bài xích phủ nhận Chủ Nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mở
đường cho một tư duy phản động đi tìm tư tưởng mới trong giới trẻ hiện nay. Để
khẳng định và loại bỏ tư duy sai trái này chúng ta cần làm rõ mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, Đảng ta
luôn khẳng định "Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng
tư tưởng của Đảng, xuyên suốt, bất diệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt hơn 90 năm Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng đã
chứng minh điều đó.
Thứ hai, về mặt lý
luận, tại sao mỗi giai đoạn lịch sử cần phải lấy lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh để kiểm chứng. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Người từng viết: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Học thuyết Mác- Lênin, Học thuyết khoa học
và cách mạng được Các Mác và Ăng ghen sáng lập và được phát triển, sáng tạo bởi
Lênin, học trò xuất sắc của hai ông. Sau nhiều thế kỷ, Học thuyết ngày càng
chứng tỏ sức sống mãnh liệt và giá trị thời đại của nó. Học thuyết Mác- Lênin,
cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng lý luận, kim chỉ
nam cho hành động cách mạng của Đảng ta trong lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, Thực tiễn
không thể phủ nhận rằng, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi sáng con đường cách mạng
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt nhân dân ta trong
suốt hơn 90 năm qua. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn khẳng định
vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải học
tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo Người, chủ nghĩa
Mác - Lênin là “cái cẩm nang thần kỳ”, là “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam:
“Đảng ta nhờ kết hợp được chủ nghĩa Mác - Lênin với tình hình thực tế của nước
ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”; “Học tập chủ nghĩa Mác
Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với
bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin để áp
dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của nước ta”.
Thứ tư, Việc một số
đối tượng thù địch chống phá cách mạng nước ta cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin
là giáo điều, xơ cứng, hoặc đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh, hoặc cho rằng
"Tư tưởng gì cũng được, miễn là làm cho xã hội trở nên hòa bình, tốt đẹp,
không còn bất công, xung đột, mâu thuẫn..." là một thủ đoạn bài xích, phủ
nhận chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng
nảy sinh chủ nghĩa xét lại, là một việc hết sức sai lầm về quan điểm lịch sử và
logic.
Thứ năm, Về mặt lịch
sử, tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp
của chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm ra con đường cứu nước và giải phóng dân tộc,
đồng thời vận dụng sáng tạo, phát triển, bổ sung chủ nghĩa Mác Lênin trong thời
đại mới. Sự lãnh đạo của Đảng trong hơn 90 năm qua là minh chứng sinh động nhất
cho việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta: Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước; Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về
vai trò của quần chúng Nhân dân, về sức mạnh của đoàn kết, về xây dựng Nhà nước
…đã được Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Phủ nhận chủ
nghĩa Mác- Lênin chính là phủ nhận nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh,
là sự xuyên tạc, không có căn cứ khoa học mọi người cần cảnh giác.
Chúng ta phải luôn
khẳng định, ở Việt Nam không có một học thuyết nào mang tính phổ quát cho cách
mạng Việt Nam ngoài Chủ nghĩa Mác- Lênin. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ
nghĩa Lênin” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, lịch sử, lý luận và thực tiẽn
cách mạng đã chứng minh, bất luận kẻ nào cũng không thể xuyên tạc!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét