Hiện nay,
“giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển,
bao gồm những người lao động chân tay và tri óc, làm công hưởng lương trong các
loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh
và dịch vụ có tính chất công nghiệp”1.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là sản phẩm của quá trình công
nghiệp hóa thời kỳ đổi mới
với các tiêu chí: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chú trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; công
nghiệp hóa trong cơ chế thị trường, phát triển kinh tế tri thức, gắn hội nhập
và bảo vệ tài nguyên môi trường. Với những yêu cầu kinh tế - xã hội ấy, công
nhân Việt Nam hiện nay là một lực lượng lao động tiên tiến nhất và phát triển
khá nhanh. Nhận thức chiến lược của Đảng ta là sự lớn mạnh của giai cấp công
nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Công nhân Việt Nam hiện nay đang lao động trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những quan tâm về
việc làm, thu nhập, mức sống thì giai cấp công nhân Việt Nam còn là giai cấp đi
đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công
bằng, văn minh. Đây là vinh dự và cũng là trọng trách to lớn của công nhân Việt
Nam. Theo đó, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam cần phải chú ý về chính sách
trên hai phương diện: lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, vị thế người lao
động và vị thế người làm chủ đất nước...
+ Đa dạng về trình độ công nghệ, về thành phần kinh tế và lợi ích. Nếu như trước thời kỳ đổi mới, đa số công nhân lao
động trong thành phần kinh tế nhà nước với hai loại
hình là sở hữu toàn dân (các nhà máy, nông trường quốc doanh) và sở hữu tập thể
(các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp); thì hiện nay họ có mặt trong mọi thành
phàn kinh tế. Công nhân cũng khác nhau về trinh độ tiếp cận công nghệ, lợi ích
hay phần được hưởng từ quá trình sản xuất kinh doanh và qua tái phân phối thành
quả của đổi mới... Những sự khác biệt này khiến cho cơ cấu công nhân khá đa
dạng và cần những chính sách ngày càng cụ thể, phù hợp hơn với từng đối tượng.
+ Với vai trò là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp
4.0 và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, giai cấp công nhân Việt Nam phải
phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp, trau dồi bản lĩnh chính trị vững vàng và nghị lực lớn mới có thể thực
hiện được sứ mệnh lịch sử trong thời kỳ mới, đóng góp xứng đáng vào thực hiện
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: “phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng
bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hưóng xã hội chủ nghĩa theo các
tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước
và thi trường; bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trường kinh tế với phát triển văn
hóa, phát triển con
người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi
trường, phát triển xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chù; bảo đảm tính công khai, minh
bạch, tính dự báo được thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo
điều kiện ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội”1.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét