Biến thể Lambda nguy hiểm ra sao?
Biến thể Lambda chứa các
đột biến giúp virus dễ dàng bám vào tế bào người, có nguy cơ trốn tránh được kháng
thể tạo bởi vaccine.
Biến thể được báo cáo ở
Peru lần đầu vào tháng 12/2020, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Sau đó, nó lây
lan sang nhiều nước ở Nam Mỹ, hiện chiếm hơn 20% các biến thể đang lưu hành.
Đến nay, Lambda xuất
hiện ở hơn 20 quốc gia. Ngày 15/8, Philippines trở thành nước mới nhất báo cáo
ca nhiễm biến thể Lambda. Người bệnh là một phụ nữ 35 tuổi, không có triệu
chứng và đã phục hồi sau 10 ngày cách ly. Giới chức đang tiến hành truy vết
tiếp xúc.
Trung tâm Kiểm soát và và
Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Âu nói Lambda là "biến thể đang theo dõi",
Cơ quan Y tế Công cộng Anh gọi nó là "biến thể được điều tra".
Tháng 6 năm nay, WHO xếp
Lambda vào nhóm "biến thể đáng quan tâm". Điều này là do đột biến của
Lambda có thể ảnh hưởng đến đặc tính virus, chẳng hạn khiến nó lây nhiễm tế bào
dễ dàng hơn. Dù vậy, WHO chưa coi đây là "biến thể đáng lo ngại" như
Alpha hoặc Delta.
Các chuyên gia vẫn tiếp
tục công bố bằng chứng dịch tễ về mối đe dọa từ biến thể Lambda. Vì vậy, ở giai
đoạn này, cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ cách các đột biến của nó ảnh hưởng đến
khả năng lây nhiễm, khả năng trốn tránh vaccine và mức độ nghiêm trọng của
bệnh.
Bằng chứng cho thấy
Lambda dễ lây nhiễm vào tế bào hơn, có thể né tránh miễn dịch tốt. Nhưng
vaccine vẫn hiệu quả chống lại nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét