Bộ trưởng Bộ Y tế đã đưa ra bốn bài học kinh nghiệm về công tác tổ
chức khám chữa bệnh; công tác điều trị; chuẩn bị nhân lực và thành lập các bệnh
viện dã chiến, trung tâm chống dịch.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, bên cạnh công tác dự phòng, vấn đề
điều trị là ưu tiên trọng tâm với các địa phương trong giai đoạn hiện nay để
giảm tối đa các trường hợp tử vong. Từ thực tiễn chống dịch, chúng ta thấy cần
rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, công tác tổ chức khám, chữa bệnh nói chung và đặc biệt là
điều trị bệnh nhân Covid-19 nói riêng đã được thay đổi trên nguyên tắc tất cả
người dân đều được tiếp cận và cung cấp các dịch vụ y tế và đảm bảo tiếp cận
nhanh, thuận tiện, chất lượng cho bệnh nhân.
Tầng điều trị thứ 2 - vô cùng quan trọng: Phải có đủ oxy cho người
bệnh, thuốc kháng đông và kháng viêm. Tầng điều trị thứ 2 là các cơ sở y tế từ
tuyến huyện trở lên, phục vụ những bệnh nhân có triệu chứng trung bình. “Tại các
cơ sở y tế có giường bệnh ngay bây giờ phải chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca
nhiễm”, Bộ trưởng yêu cầu.
Tầng thứ 3 là tầng
điều trị hồi sức tích cực. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhắc lại yêu cầu của Bộ
Y tế về việc tất cả các địa phương phải chuẩn bị cả về nhân lực và trang thiết
bị cho tầng điều trị này. Riêng nhân lực phải sử dụng được máy thở xâm nhập.
Thứ ba, phải chuẩn
bị về nhân lực cho phòng chống dịch, đặc biệt cho công tác điều trị; không nên
có tâm lý trông chờ vào nguồn nhân lực chi viện. Tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn
mạnh: Các địa phương phải huy động tối đa nguồn lực tại chỗ kể cả y tế công lập
và y tế tư nhân.
Thứ 4, về thiết lập các Bệnh viện dã chiến, Trung tâm hồi sức tích cực, Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý các địa phương nên chọn mặt bằng sẵn, cũng như có sẵn các trang thiết bị để trong trường hợp cần thiết triển khai ngay. UBND tỉnh, thành phố, Sở Y tế có quyền thành lập các trung tâm này ngay để phục vụ cho việc chăm sóc bệnh nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét