Nhiều thế lực thù địch, phần tử phản động đang lợi dụng
tình hình dịch Covid-19 để tung những tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận
và ảnh hưởng đến công cuộc phòng, chống dịch.
Hơn 100 bài viết chống phá, xuyên tạc liên quan đến dịch
Covid-19
Vào thời điểm cả nước đang tích cực phòng, chống dịch
Covid-19, một số đối tượng phản động, trang thông tin “lề trái” đã lợi dụng cơ
hội này để tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước, hòng gây chia rẽ khối đại
đoàn kết dân tộc.
Theo thống kê từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công
an), từ đầu tháng 7/2021 đến nay trên các trang đài báo nước ngoài (như BBC,
RFA, Việt Nam thời báo...) đã có hơn 100 bài viết có nội dung liên quan đến dịch
Covid-19. Chủ yếu các bài viết này xuyên tạc về công cuộc phòng chống dịch của Việt
Nam, kích động để gây chia rẽ giữa người dân và chính quyền.
Một số tài khoản mạng xã hội của các tổ chức phản động
bên ngoài (như Việt Tân, nhật ký yêu nước...) và các tài khoản có âm mưu xấu đã
đăng tải những luồng thông tin sai sự thật làm hoang mang dư luận trong nước.
Điển hình như những tin giả: “Từ 0h ngày 15/7, TP.HCM
sẽ giới nghiêm người dân, ngưng tất cả các ngành nghề, cấm người dân di chuyển
ra ngoài”, “lãnh đạo TP.HCM đã nhiễm Covid-19”, hay bức ảnh nhiều thi thể nạn
nhân trong bệnh viện, được chụp ở Indonesia thì lại bị các đối tượng gán là “chụp
ở bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM”... Những thông tin này không chỉ gây hoang mang dư
luận, mà còn khiến cho công cuộc phòng chống đại dịch của Việt Nam bị ảnh hưởng
xấu.
Cục An ninh Chính trị Nội bộ (Bộ Công an) khuyến cáo:
Mỗi người dân tham gia mạng xã hội cần ý thức trách nhiệm với chính bản thân, với
cộng đồng; có hiểu biết về pháp luật, xây dựng được ý thức cảnh giác với tin giả.
Người dân cần tỉnh táo, thận trọng trong việc đưa và tiếp nhận thông tin, chia
sẻ, bình luận.
Theo khuyến cáo, người dân nên chọn lọc thông tin từ
các nguồn báo chí, truyền hình, phát thanh chính thống để đảm bảo việc phòng,
chống dịch được thực hiện tốt. Ngoài sự nỗ lực của cơ quan chức năng thì rất cần
sự chung sức, đồng lòng của người dân trong việc lên án những hành vi sai phạm
và không chia sẻ các thông tin xấu, góp phần loại bỏ những thông tin tiêu cực
trên mạng xã hội.
Trước khi chia sẻ một thông tin gì, người tham gia mạng
xã hội cần bình tâm suy xét, nghĩ đến trách nhiệm với cộng đồng, nghĩ đến hậu
quả nếu đó là tin giả để thận trọng hơn.
Người chia sẻ các thông tin giả mạo cũng đứng trước hậu
quả pháp lý
Việc xuất hiện, lan truyền các tin giả có thể tác động
đến tâm lý, đời sống của cộng đồng, dễ dẫn đến người dân lo sợ thái quá, hoảng
hốt, phản ứng dây chuyền, nguy cơ gây mất kiểm soát, ảnh hưởng đến hoạt động của
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hoặc đôi khi những thông tin sai sự thật lại
khiến người dân lơ là, thiếu cảnh giác, chủ quan với tình hinh dịch bệnh dẫn đến
hậu quả nặng nề.
Có thể nói, tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội ngày
nay là một dạng “tâm lý chiến” nguy hiểm. Các thế lực thù địch và những đối tượng
xấu đang lợi dụng và coi đây là thứ vũ khí lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu
loạn an ninh xã hội.
Để ngăn chặn các tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, ổn định
tâm lý người dân, thì cần sự kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc công
khai thông tin, kiểm soát chặt chẽ với các thông tin, phát ngôn chính thống; Chủ
động công khai, minh bạch thông tin những chủ trương, chính sách trong giải quyết
các vấn đề./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét