Nền tư pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trước đây là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) hình thành sau khi nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại chính quyền, thiết lập một nhà nước Việt Nam tự do, độc lập.
Năm 1946, thể theo nguyện vọng của toàn dân, Hiến pháp của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Đây là văn bản luật đầu tiên của nước Việt
Nam mới, thể hiện đầy đủ quyền tự do, dân chủ mà người dân Việt Nam xứng đáng
được hưởng và được Nhà nước bảo hộ Cũng từ văn bản luật gốc này, từ thực tiễn
cuộc sống, nhu cầu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội, các văn bản luật khác dần được hình thành, ra đời.
Quá trình xây dựng các văn bản pháp luật (gọi chung là các luật)
được tiến hành chặt chẽ, khoa học, được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp
nhân dân và được tiếp thu, chỉnh sửa một cách hợp lý theo nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân trước khi trình Quốc hội thông qua. Điều đó thể hiện tính dân
chủ rất cao trong quy trình xây dựng các luật.
Trong số các bộ luật, luật đang có hiệu lực và được thi hành thì
có hai bộ luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc khởi tố, xét xử các vụ
án hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, đó là Bộ luật Hình sự và Bộ
luật Tố tụng hình sự. Các điều, khoản trong hai bộ luật nêu trên vừa khái quát
đầy đủ các lĩnh vực, vừa cụ thể hóa rõ ràng các hành vi, dấu hiệu vi phạm hình
sự của mọi cá nhân, tổ chức trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp
dụng các điều, khoản trong quá trình tố tụng và xét xử được các cơ quan tư pháp
tiến hành độc lập, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, do đó về mặt
nguyên tắc là rất chặt chẽ, không có chuyện vi phạm dân chủ như một số trang
mạng cố tình đoán mò rồi dẫn lái dư luận.
Trong điều kiện hiện nay, với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ
nên thông tin được truyền đi nhanh chóng và rộng rãi. Tuy nhiên, trong thực
tiễn, có những vụ án rất phức tạp, nhiều tình tiết, chứng cứ khó có thể làm rõ
trong một thời hạn nhất định, chính vì thế mới xảy ra các lỗi trong quá trình
điều tra, xét xử dẫn đến hiện tượng lọt người, sót tội ở một vài vụ án trong số
hàng nghìn vụ án mà các cấp tòa phải xét xử hằng năm. Thế nên có thể khẳng
định, việc sai sót trong điều tra các tình tiết cụ thể, có thể xảy ra, nhưng đó
là do sai sót của từng khâu, thuộc về từng cá nhân tham gia vào quy trình điều
tra, xét xử. Còn về mặt nguyên tắc tổng thể của quá trình điều tra, xét xử các
vụ án hình sự là hoàn toàn chặt chẽ, minh bạch, thể hiện rõ sự nghiêm minh, ưu
việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thế nên, không thể lấy một vài sai sót từ
một số vụ án để quy chụp và xuyên tạc cả nền tư pháp của Việt Nam. Đó là tư duy
và cách hiểu của những người cố tình phủ nhận sạch trơn hệ thống pháp luật của
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm vào những mưu đồ và lợi ích
cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét