Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận đã có sự thay đổi lớn. Ngày nay, Internet và mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó đôi khi còn mạnh mẽ hơn cả báo chí truyền thống và các loại hình truyền thông khác.
Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc
vào điều kiện và bối cảnh cụ thể mà Nhà nước đưa ra những giới hạn nhất định
đối với việc thực hiện tự do ngôn luận của công dân. Bên cạnh việc đề cao tự do
ngôn luận phải vì lợi ích chung, các quốc gia đều không cho phép lợi dụng tự do
ngôn luận để viết, nói xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luật pháp, đồng thời xử
lý nghiêm khắc các hành vi lợi dụng tự do ngôn luận gây tổn hại cho Nhà nước,
cộng đồng. Ở nước ta, Hiến pháp năm 2013 khẳng định tại Điều 25: “Công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã cảnh báo hiện tượng: “Lợi dụng và sử dụng các
phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp
uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ,
đảng viên và nhân dân”. Thực tế thời gian qua cho thấy các thế lực phản động,
thù địch và một số người sử dụng mạng xã hội đã và đang lợi dụng, cố tình hiểu
sai quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc tình hình đất nước.
Rõ nhất là nhóm “Báo
sạch” do Trương Châu Hữu Danh và một số đối tượng đã lợi dụng các quyền tự do
dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân đã bị bắt và khởi tố mới đây. Hay như, trong khi cả nước ta nỗ lực ngăn
chặn dịch Covid-19, lại có những người lợi dụng tình hình để tuyên truyền sai
trái, lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật, gây hoang mang dư
luận. Các đối tượng này ngụy tạo bức tranh sai lệch về tình hình dịch bệnh tại
Việt Nam, phát tán tin giả, tin không chính xác nhằm gây tâm lý sợ hãi cho cộng
đồng, gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Không những
vậy, nhiều đối tượng còn cố tình thông tin tiêu cực khiến người dân lo sợ, đổ
xô đi mua khẩu trang, lương thực tích trữ, dẫn đến tình trạng “găm” hàng,
“thổi” giá, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng, chống dịch…
Do vậy, việc ngăn ngừa
tình trạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để viết, nói xuyên tạc với ý đồ xấu
trên internet, mạng xã hội là rất cần thiết. Việc này đòi hỏi chúng ta cần
thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội, internet; đề
cao tinh thần cảnh giác trước thông tin không chính thống, thông tin nhạy cảm;
không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực tự phân tích, sàng lọc thông
tin, tích cực tham gia phản bác những thông tin xấu, độc trên môi trường mạng.
Chúng ta nhận thức rõ và hành động đúng sẽ góp phần hiệu quả vào công tác ngăn
chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ
sự thống nhất, đồng thuận chung trong dư luận xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét