Tình hình dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, dù tình hình chưa lắng dịu, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng nước ta vẫn được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người đã và đang được thực hiện tích cực, khẩn trương và đã đạt những kết quả quan trọng bước đầu. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thành công trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội và đang tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm ấy trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên tình trạng một số người nhận thức hạn chế, thiếu trách nhiệm, lợi dụng tình hình dịch để tung tin giả, tin xấu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm xã hội và đạo đức công dân đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trở lại với những thông tin thất thiệt về công tác phòng, chống
dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối với các trường hợp có hành vi lan truyền
thông tin thất thiệt, sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội, các cơ quan
chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trước tình trạng nhiễu
loạn thông tin liên quan đến phòng, chống dịch CVID-19 trên không gian mạng,
các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân hãy bình tĩnh, không nghe theo các
thông tin không chính xác, không lan truyền các thông tin không kiểm chứng.
Cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát, phát hiện
và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về diễn biến,
tình hình dịch bệnh là cần thiết nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Cơ bản,
lâu dài vẫn phải là phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các cơ quan chức
năng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc cung cấp kịp
thời thông tin chính thống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức, kiến thức về dịch COVID-19 cho nhân dân. Khi nhận thức đúng, có đủ
kiến thức cần thiết người dân sẽ bình tĩnh, không nhẹ dạ, cả tin, hoang mang
trước những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội. Mặt khác, thông qua
công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cho người dân am hiểu hơn về pháp luật,
nắm rõ về các chế tài xử lý đối với hành vi tung tin giả, tin thất thiệt và
những biểu hiện lơ là, chủ quan, thực hiện không nghiêm các quy định về phòng,
chống dịch COVID-19… để tự giác chấp hành.
Bên cạnh lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn
“đại dịch” tin giả, rất cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Khi tham
gia vào môi trường mạng mỗi người dân bằng kiến thức và hiểu biết của mình hãy
suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin, hình ảnh, vidio tiếp cận,
đừng vì nhẹ dạ, cả tin mà biến mình thành nạn nhân của “đại dịch” tin giả. Mặt
khác mỗi cá nhân hãy kiềm chế cảm xúc đừng vì những diễn biến tâm lý nhất thời
mà nghĩ sai, nghĩ xấu và có những phản ứng tiêu cực về quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, để rồi đăng tải, chia sẻ những thông tin bịa
đặt, sai sự thật, bình luận ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính
quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc
sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực
thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 chưa thể kết thúc một
sớm, một chiều và phía trước chúng ta còn rất nhiều khó khăn, thử thách. Đây
chính là thời điểm mà mỗi người dân cả nước nói chung và mỗi người dân Thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng thể hiện rõ nhất trách nhiệm công dân của mình, đồng
sức, đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu chung chiến thắng đại dịch COVID-19. Một
trong những việc làm cụ thể, có ý nghĩa thiết thực nhất trong lúc này là nói
không và kiên quyết tuyên chiến với “đại dịch” tin giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét