Tin giả là hoạt động phổ biến của các thế lực phản động,
cơ hội lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các biện pháp mạnh mẽ của
chính phủ để xuyên tạc, bóp méo chống phá nỗ lực và quyết tâm phòng chống dịch
bệnh COVID-19 của chính phủ và nhân dân ta.
Trong
thời gian gần đây, khi TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phía Nam bắt đầu thực
hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì
hàng loạt các thông tin xấu, độc được các đối tượng khủng bố, tổ chức phản động
nước ngoài tung lên mạng trên các nền tảng như Facebook, YouTube. Các đối tượng này lợi dụng cuộc sống của người
lao động nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương trong giai đoạn giãn cách để
tung tin bịa đặt, kích động chia rẽ sự chung tay, đồng lòng của người dân với
các biện pháp phòng chống dịch bệnh mà chính quyền đang thực hiện. Thủ đoạn
chung mà hàng loạt bài đăng trên mạng xã hội Facebook và cả video trên YouTube
của các đối tượng xấu là rêu rao luận điệu việc thực hiện Chỉ thị 16 đối với
người lao động tự do là giam lỏng, không khác gì đi tù. Thâm hiểm hơn, ngoài những
thông tin méo mó, kích động, chúng còn tung ra những video tin tức hay phỏng vấn
ý kiến của những người lao động nghèo chưa được nhận hỗ trợ từ chính quyền để
bóp méo, vu khống rằng "không thấy Đảng giúp dân", "người nghèo
không được hỗ trợ", "chỉ có dân giúp dân, không thấy chính quyền
đâu".
Đằng sau những tin tức bịa
đặt, kích động này là các tổ chức phản động, các trang mạng quốc tế thiếu thiện
chí với Việt Nam và cả các cá nhân chống đối chính quyền ở trong và ngoài nước.
Thực tiễn, các tỉnh thành phía Nam đã thực hiện triệt để giãn
cách để phòng chống COVID-19, với một nội dung mà Thủ tướng Phạm Minh Chính
luôn yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải thực hiện nhanh nhất là hỗ trợ đảm bảo
cuộc sống của người lao động nghèo tại các khu vực giãn cách. Cụ thể, ngày 9/7
là ngày đầu tiên thực hiện giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 16 tại TP Hồ Chí
Minh, những người dân đầu tiên đã được nhận số tiền hỗ trợ là 1,5 triệu đồng từ
gói hỗ trợ 886 tỷ đồng đợt 2 của TP. Sau hơn 1 tuần triển khai, đến ngày 15/7,
hầu hết quận, huyện và TP Thủ Đức tại TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất chi hỗ trợ 1,5
triệu đồng/1 người đến tay 95% lao động tự do, tức là 220.000 người. Đa phần
người lao động tự do đều xúc động khi được trao tận tay phần tiền hỗ trợ và được
đảm bảo lương thực thực phẩm thiết yếu hàng ngày.
Thực tế rõ ràng, chúng ta
cần lên án hành động vô lương tâm và ngăn chặn những thông tin bịa đặt, vu khống
lan truyền trên mạng về vai trò, trách nhiệm của chính quyền đều bị chính những
người lao động nghèo tại TP Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét