Về an sinh xã hội, hơn 500 ngày qua, đại dịch covid đã tàn phá đất nước ta trên mọi phương diện. Người chết, sản xuất đình trệ, đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn, nhiều gia đình đang phải dốc nguồn dự trữ cuối cùng để duy trì đời sống tối thiểu đã đặt ra những vấn đề rất lớn về an sinh xã hội.
Chia sẻ và hỗ
trợ người dân, Chính phủ đã nhiều lần "móc từ cái hầu bao" vốn không
dư dả của mình để chia sẻ khó khăn với người lao động và các gia đình chính
sách. Các gói hỗ trợ lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng đã và đang được Chính phủ
chi cho công tác này.
Đặc biệt, việc
triển khai NQ 68/NQ-CP đang đi đúng hướng, thiết thực và phù hợp với điều kiện
hiện nay. NQ 68 đã thông thoáng và cởi mở, tạo điều kiện tối đa để người lao
động và người sử dụng lao động dễ tiếp cận các chính sách, địa phương dễ triển
khai. So với tiến độ thực hiện NQ 42/NQ-CP là bước tiến vượt bậc.
Về vấn đề này,
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: "Nhiều địa phương đã
giải ngân hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ như: TPHCM, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Hiện, toàn quốc đã đạt những kết quả tương đối tốt, thậm chí có nhóm chính sách
đã có thể gần hoàn thành, như chính sách giảm mức đóng vào quỹ tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp. Và đặc biệt là không phát sinh thêm thủ tục".
Công bằng nhìn
nhận, sau một số khó khăn ban đầu, đến thời điểm hiện tại, công tác an sinh xã
hội, đặc biệt là sự hỗ trợ của Chính phủ đã và đang được thực hiện tốt, tạo sự
an tâm trong nhân dân.
Về duy trì chuỗi
sản xuất, không để đứt gãy nguồn nguyên liệu, nhất là nguồn nhân lực đã và đang
là bài toán rất khó giải.
Tại Hội nghị
trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp,
các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương diễn ra ngày 8.8 vừa qua,
người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cho biết vấn đề sống còn của doanh
nghiệp là duy trì cung ứng nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa, nhưng đồng thời
phải duy trì và đảm bảo được cung ứng về lực lượng lao động.
Chia sẻ những
khó khăn doanh nghiệp phải gánh, phải chăm lo cho người lao động như lương, thu
nhập, nhu cầu sống tối thiểu, môi trường làm việc, sống và nuôi con cái… Bộ
trưởng kiến nghị với Chính phủ rà soát lại toàn bộ các chính sách hiện tại; đề
xuất các chính sách có tính chất căn cơ, chính sách trước mắt và lâu dài để
phục hồi sản xuất, phục hồi doanh nghiệp phát triển, trong đó coi chính sách tài
khóa là biện pháp hàng đầu như các nước hiện nay đang thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội cũng kiến nghị Chính phủ ngoài việc chăm lo tiêm
vắc xin cho lực lượng tuyến đầu, đối tượng yếu thế, người già thì cần ưu tiên
và làm ngay việc hỗ trợ, tập trung tiêm vắc xin cho khu vực tăng trưởng, cho
các chuỗi cung ứng, công nhân trong các khu công nghiệp, lao động trong lĩnh
vực tiếp xúc cao, đội ngũ chuyên gia. Đây chính là nền tảng về tăng trưởng.
"Hiện nay,
rõ ràng doanh nghiệp dù đã rất cố gắng nhưng đang ở trong giai đoạn khó khăn
nhất, tôi tạm gọi là giai đoạn "vượt chướng ngại vật" để có khả năng
tăng tốc trong thời gian tới, nhất là khi dịch bệnh đang bùng phát lần thứ tư
gây tác động mạnh hơn, rộng hơn, đặc biệt là tác động vào khu công nghiệp, khu
chế xuất, nơi các doanh nghiệp sử dụng đông lao động". Bộ trưởng Dung nói.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự báo của
các tổ chức quốc tế cho thấy việc đứt chuỗi cung ứng vật liệu, sản xuất, hàng
hóa thì chúng ta có thể khắc phục trong một năm hoặc 9 tháng, nhưng đứt chuỗi
cung ứng lao động thì có thể mất thời gian gấp 3 lần, tức là ít nhất 27 tháng.
Như vậy, dịch
bệnh sớm muộn rồi cũng sẽ qua đi. Song, hậu quả của nó để lại rất to lớn, lâu
dài và ngay cả khi dịch bệnh được khống chế hoàn toàn thì để khắc phục hậu quả
cũng cần ít nhất hai, ba năm sau đó.
Vì vậy, rất cần
những quyết sách vừa trước mắt, vừa lâu dài của Chính phủ cùng với nỗ lực của
doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là ngành LĐ-TB&XH, lực lượng chủ chốt
trực tiếp thực thi nhiệm vụ này.
Nếu coi
"chống dịch như chống giặc" thì đây chính là cuộc chiến tổng lực
chống lại sự "xâm lăng" của dịch bệnh và cũng giống như một cuộc
chiến tranh, công tác "hậu chiến" sẽ rất gian nan, vất vả, dài lâu
cần một sự "trường kỳ" không ngừng nghỉ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét