Ngày
7/8, Ủy ban Nhân dân quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ban hành văn bản số
1338/UBND-VP về việc tăng cường kiểm soát người tham gia giao thông trong thời
gian giãn cách xã hội. Theo đó, quận này đề xuất phương án cấp bách là Giấy đi đường
cần có sự xác nhận của chính quyền phường sở tại.
Cách
làm của quận Hai Bà Trưng gây nhiều ý kiến trái chiều, nhất là từ phía các
doanh nghiệp.
Để
giải quyết những khúc mắc về Giấy đi đường, ngày 7/8, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã ký ban hành Công văn số 2562/UBND-KT
về việc siết chặt việc cấp và sử dụng Giấy đi đường trong 15 ngày giãn cách xã
hội tiếp theo.
Theo
quy định tại văn bản 2562/UBND-KT, người tham gia lưu thông phải có Giấy đi đường
theo đúng mẫu đã được ban hành ngày 29/7 của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đồng
thời cần phải xuất trình căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân kèm đó là
lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Lãnh
đạo thành phố giao Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm
tra, xác nhận Giấy đi đường trên nguyên tắc chính quyền cơ sở giám sát chặt chẽ
nơi đến trên địa bàn.
Trao
đổi về vấn đề này, một lãnh đạo phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, cho biết
do yêu cầu mới liên quan đến xác nhận của địa phương nên trong sáng nay các cán
bộ của phường phải làm việc hết công suất, vừa để giải đáp các thắc mắc liên
quan đến việc cấp Giấy đi đường cũng như xác nhận cho các trường hợp theo hướng
dẫn của thành phố, đảm bảo đúng đối tượng và quy định trong thời gian thực hiện
giãn cách xã hội.
Công
văn số 2562/UBND-KT cũng nêu rõ: Đề nghị các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức
chính trị xã hội Trung ương đóng trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm Chỉ
thị 17/CT-UBND và Công điện số 18/CĐ-UBND, bố trí cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động sử dụng công nghệ thông tin để làm việc tại nhà; chỉ những người
được phép mới đến làm việc trực tiếp trong trường hợp thực sự cần thiết như:
trực chiến đấu, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cấp thiết khác
theo yêu cầu nhiệm vụ.
Đối
với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, đoàn thể thuộc thành phố, người đứng đầu có
trách nhiệm quản lý chặt chẽ cán bộ, nhân viên, cam kết về việc bảo đảm các quy
định về phòng, chống dịch; chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây nhiễm
dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch; không lập kế
hoạch hoạt động; phân công công tác; cấp Giấy đi đường không đúng đối tượng và
sử dụng Giấy đi đường sai mục đích.
Như vậy, việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan, công sở, doanh nghiệp ký giấy cho cán bộ, công nhân viên dưới quyền đã được quy định rõ ràng. Việc thêm một "giấy phép con" qua cấp phường sẽ dẫn đến người có nhu cầu lưu thông lại phải thêm một bước tập trung ở phường để hoàn thiện giấy tờ. Điều này vừa tăng thêm việc cho phường và cũng sẽ không đảm bảo quy định về giãn cách, phòng chống dịch bệnh khi số người tập trung quá đông vào một thời điểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét