Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kinh tế được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, khởi tố mới nhiều vụ án, nhiều bị can, trong đó có nhiều bị can là cán bộ cấp cao, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các cơ quan tố tụng cả nước đã khởi tố mới 1.850 vụ án/3.294 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ, trong đó có 144 vụ án/384 bị can về các tội tham nhũng. Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, từ sau Phiên họp thứ 19 của Ban Chỉ đạo đến nay, đã khởi tố mới 7 vụ án /35 bị can, khởi tố thêm 55 bị can trong 10 vụ án; phục hồi điều tra 1 vụ án/7 bị can; kết thúc điều tra 12 vụ án/111 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 2 vụ án/23 bị can; truy tố 11 vụ án/112 bị can; xét xử sơ thẩm 13 vụ án/82 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/20 bị cáo.
Các cơ quan
chức năng khẩn trương đưa ra xét xử kịp thời 4 vụ án trọng điểm: Vụ án “Vi phạm
quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty cổ phần hóa dầu
và nhiên liệu sinh học dầu khí Ethanol Phú Thọ, Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt
Nam.
Vụ án “Vi phạm
quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định
về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Dự án
cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Vụ án “Vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; vi phạm
các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng công ty Bia
- rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2 - 4 - 6 Hai Bà
Trưng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ án
"Buôn lậu; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm
quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Nhật Cường và
một số đơn vị liên quan./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét