Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

 

Làm gì trước thông tin xấu, độc về phòng chống Covid ở Việt Nam?

Với kết quả phòng chống dịch Covid-19, hầu hết các nước và cac tổ chức trên thế giới đề thừa nhận kết quả của Việt Nam trong thời gian qua. Điển hình trong đó, ngày 28/01/2021, Viện nghiên cứu Lowy của Australia đã xếp Việt Nam cùng với New Zealand là 2 nước xử lý đại dịch COVID-19 hiệu quả nhất trên thế giới. Thế nhưng, trên Quyenduocbiet, Nguyên Anh lại có những lời lẽ lạc lõng bóp méo, xuyên tạc khi cho rằng: “trước tình hình diễn biến nghiêm trọng, chính quyền chỉ biết cách ly những khu vực có người nhiễm… và xem họ như một loại tội phạm, người dân thất nghiệp không có nguồn tiền sinh sống, nhưng không được chia sẻ, cứu trợ”.

          Chúng ta cùng nhìn nhận, so sánh về cách phòng, chống dịch COVID-19 và hậu quả ở một số quốc gia trên thế giới. Đến đầu tháng 6-2021, Mỹ có hơn 34 triệu người mắc, hơn 580 nghìn người chết, kinh tế năm 2020 tăng trưởng -3,5%; Ấn Độ có hơn 28 triệu người mắc, gần 332 nghìn người tử vong, và nhiều các quốc gia phát triển khác cũng phải vật lộn với đại dịch với thiệt hại cả về người và của rất lớn mà chúng ta hàng ngày đều nghe được, đọc được trên các trang thông tin chính thống. Nguyên nhân là phương pháp phòng chống dịch của họ không hiệu quả.

Còn ở Việt Nam, mặc dù nguồn lực có hạn, nhưng đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, kinh tế năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng trưởng tích cực. Mặc dù đang bùng phát đợt dịch thứ tư nhưng tổng số ca nhiễm đến nay chỉ hơn 81 nghìn ca, tử vong 370 người. Đó là kết quả của sự vào cuộc có trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị và toàn dân, với các giải pháp, biện pháp đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, việc phân loại, cách ly người nhiễm, nghi nhiễm và tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm để khoanh vùng dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng là biện pháp rất hiệu quả để ngăn dịch lây lan. Tại các địa phương phải cách ly, trong các cơ sở cách ly tập trung trên cả nước, hầu hết người dân đều có nhận xét là được bảo đảm mọi nhu cầu sinh hoạt, tổ chức tiếp đón, bố trí nơi ăn, ở chu đáo, không gian sạch sẽ, thoáng mát, bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng, được kiểm tra sức khỏe hàng ngày; thường xuyên được thăm, hỏi, không cảm thấy bị cô lập hay “cách ly”.

Song song với đó, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động vượt qua thời kì khó khăn như dãn nợ, hoãn thuế, tặng quà… Ngày 01-7-2021, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nhũng chính sách đó đã kịp thời chung tay cùng doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua đại dịch, tiếp tục ổn định sản xuất và đời sống.

          Sự thật rành rành như vậy mà những kẻ phản động, cơ hội vẫn có thể tung hô những lời lẽ xuyên tạc, méo mó. Vì vậy, chúng ta cần đề cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trong tiếp nhận thông tin, nhất là tin liên quan dịch bệnh Covid-19 từ mạng xã hội, tránh rơi vào bẫy tin giả, a dua, tiếp tay cho các thế lực phản động. Hơn lúc nào hết, người dân hãy tin tưởng vào các chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch covid-19 của Đảng, Nhà nước; lên án, đấu tranh với các thông tin sai sự thật về dịch Covid-19. Đó chính là hành động thể hiện rõ nhất, thiết thực nhất tinh thần yêu nước, chung tay cùng Đảng, Nhà nước sớm khống chế đại dịch Covid-19./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét