Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời trong bối cảnh lịch sử dân tộc nổi lên một bên là thực dân Pháp cấu kết
với đám tay sai, và triều đình nhà Nguyễn nhu nhược; một bên là chín mươi dân
chúng cần lao bị áp bức đến cùng cực.
Thế là Cách mạng Tháng Tám thàng công. Trong một môi trường hừng hực khí thế cách mạng ấy, ngay những quan lại, những người đang hợp tác với Pháp cũng không có hành động chống lại, thậm chí còn có nhiều quan lại trong hàng ngũ giặc, trong triều đình phong kiến, những nhà địa chủ cũng bỏ lại đằng sau sự giàu sang phú quý để cùng góp sức vào sự kiện vĩ đại của dân tộc. Không phải nói ngoa, chứ vào thời điểm đó không ai muốn bơi ngược dòng thác đang cuồn cuộn đổ về.
Một MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
MỚI như vậy khó có thể nảy sinh ra những tên nội phản, bởi vì cái mới đang thu
phục được lòng người của mọi tầng lớp trong xã hội.
Chín năm kháng chiến,
lại một MÔI TRƯỜNG MỚI nhưng khốc liệt hơn.
“Chín năm làm một Điện
Biên
“Nên vành hoa đỏ, nên
thiên sử vàng” (Tố Hữu)
Gian khổ đó, khốc liệt
đó nhưng cả dân tộc ai cũng muốn góp sức của mình vào chiến thắng của dân tộc.
Chiến thắng cuối cùng trên mặt trận Điện Biên Phủ, đúng là một trận thắng “Lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Song không phải tất cà
mọi mặt trong môi trường của cuộc chiến tranh chỉ có hy sinh và gian khổ, mà
vẫn có những môi trường (tuy không nhiều) dễ làm tha hóa con người. Đó là
trường hợp của tên Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục quân trang đã phải lãnh án tử
hình, một bản án nghiêm khắc cần thiết trong thời chiến. Trần Dụ Châu đã từng
sống trong một môi trường quan lại của Pháp, đó là vào năm 1930, hắn đã làm thư
ký cho tòa sứ Pháp ở Nghệ An. Đúng là “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”.
Qua chín năm trong môi
trường kháng chiến, chỉ xuất hiện một Trần Dụ Châu, và chỉ có vụ án này là lớn
nhất.
Trong MÔI TRƯỜNG XÃ
HỘI của hai mươi năm sau đó (1954-1975) cả dân tộc lại bước vào cuộc trường
chinh thứ hai để thu giang san về một mối. Lớp lớp thanh niên lại lên đường ra
trận, chỉ vì “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Song trong
cuộc trường chinh ấy đã xuất hiện những môi trường khác. Quân thù mạnh vì có
nhiều tiền, nhiều vũ khí tối tân và nhiều thủ đoạn nham hiểm hơn. Chính vì thế
mà kẻ phản bội cũng xuất hiện nhiều hơn trong hàng ngũ của những người cách
mạng. Đó là những tên cơ hội như Hoàng Văn Hoan và những tên “chiêu hồi” đã gây
cho cuộc kháng chiến của ta không ít khó khăn.
Năm 1975, khi giang
sơn đã thu về một mối, chúng ta đã giành được độc lập và tự do, MÔI TRƯỜNG XÃ
HỘI đã khác trước nhiều rồi, thì xuất hiện ba lớp người trở thành kẻ bội phản.
Thứ nhất, đó là những
kẻ đã trải qua một thời kỳ kinh tế khó khăn, chuyển sang nền kinh tế thị
trường, xuất hiện tư tưởng muốn hưởng thụ nên giảm ý chí phấn đấu, vậy là sa
ngã.
Thứ hai, đó là những
kẻ đã từng sinh ra trong các gia đình có truyền thống cách mạng, song một khi
đất nước hòa nhập với thế giới thì sinh ra so sánh và bị lóa mắt trước cảnh
sống của người phương tây, thế là quay lưng lại với đất nước.
Thứ ba, đó là những kẻ
thua cuộc nhưng không chấp nhận chế độ mới nên lén lút tiếp tục làm tay sai cho
ngoại bang để tiếp tục chống phá đất nước.
Hình thức nội phản
không chỉ là những vật hữu hình, những con người cụ thể mà còn những sản phẩm
vô hình, nhất là từ khi công nghệ thông tin phát triển, internet có ở mọi lúc mọi
nơi, ngoài những ảnh hưởng tích cực thì đây còn là nguồn cung cấp những thông
tin thất thiệt, thông tin xuyên tạc và bôi nhọ. Một số kẻ không có nhận thức
đúng đắn, thế là mắc mưu là một lúc nào đó biến mình thành tay sai cho các thế
lực chống phá từ nước ngoài vào.
Rồi, cũng là những sản
phẩm vô hình, những kẻ đã vứt lương tâm cho chó gặm, hàng ngày bơm vào đầu óc
lớp trẻ những ý tưởng đề cao và chạy theo vật chất, đôi lúc quên mất văn hóa và
truyền thống dân tộc mới là nguồn cội, sùng bái tất cả những gì thuộc đời sống
phương tây, cả tốt lẫn xấu. Chúng cũng là bọn nội phản.
Rồi những tên lưu
manh, trộm cướp, những tên khoác áo nghệ sĩ, nhà báo… đã bị pháp luật xử lý,
một khi được tha ra chẳng ai có thể nói chắc rằng chúng sẽ không đứng vào nhóm
nội phản.
Môi trường xã hội thay
đổi liên tục theo dòng lịch sử dân tộc. Mỗi khi môi trường xã hội thay đổi lại
xuất hiện những kẻ nội phản khác nhau, càng về sau càng nguy hiểm hơn. Đây
chính là một cuộc chiến đấu mới, sau nhiều năm việc xử lý những tên nội phản này
chưa rốt ráo nên ngày phát sinh một nhiều.
Mấy năm gần đây nhà
nước làm mạnh tay hơn, xử lý được những cá nhân, những vụ việc lớn hơn, nghiêm
trọng hơn. Điều đó dẫn đến sự phản ứng từ những thế lực, những tổ chức chống
phá mạnh mẽ hơn. Đó là tất yếu. Chúng càng phản ứng một cách hung hăng bao
nhiêu tức là chúng ta đã thành công bấy nhiêu.
Chắc chắn nhà nước của
chúng ta nhất quyết không lùi bước./.
Hình trong bài: Nhà
thơ Đoàn Phú Tứ đã tố cáo tội tham nhũng của tên Trần Dụ Châu với Hồ Chủ tịch.
Phạm Tiến Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét