Trước sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thời đại 4.0, thông tin xuyên tạc (có chủ đích) và thông tin
sai lệch (không chủ đích) là một thực tế đáng sợ, đang dần trở nên phổ biến và được
chia sẻ rộng rãi trên các kênh mạng xã hội phổ biến hiện nay như Facebook,
Twitter hay thậm chí là YouTube. Chúng làm cho niềm tin trong xã hội hiện đại
trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết bởi truyền thông nhiễu loạn. Để không bị cuốn
vào vòng xoáy bình luận và chia sẻ các thông tin sai lệnh trên mạng xã hội,
chúng ta cần phải làm gì?
Một là, người truy cập thông tin trực tuyến phải kiềm chế
được cảm xúc của bản thân, kiềm chế được mong muốn chia sẻ lại thông tin khi chỉ
vừa được tiếp nhận lần đầu. Các thông tin xuyên tạc và sai lệnh luôn tập trung
vào các sự kiện nóng đang diễn ra được nhiều người quan tâm; ngôn từ, lời lẽ kích
động phản ứng hành vi cảm xúc của người đọc. Do đó, khi đọc xong một thông tin
và cảm xúc dâng trào khiến suy nghĩ về việc bình luận, cần phải chia sẻ ngay
lập tức xuất hiện. Vì vậy, người truy cập thông tin nên biết kiềm chế bản thân.
Hai là, luôn đặt ra câu hỏi về nguồn thông tin đó như:
Nguồn thông tin do ai tạo ra, chia sẻ? Nội dung nguồn thông tin và người dùng
đã được xác thực chưa? Nguồn thông tin được tạo ra vào thời điểm nào và với mục
đích gì? ... Những người tạo ra thông tin xuyên tạc, sai lệnh đều có chủ đích,
vì thế khi ta truy cập vào các nguồn thông tin đó mà bản thân thấy có phản ứng
xúc động hay kích động, ngoài việc kiểm soát cảm xúc bản thân, hãy suy ngẫm
những câu hỏi trên để kiểm tra tính xác thực nguồn thông tin. Thói quen đặt câu
hỏi trên sẽ giúp người sử dụng mạng không mất quá nhiều thời gian để điều tra
và thẩm định nhanh chóng độ tin cậy của câu chuyện.
Ba là, ngoài việc đặt ra những câu hỏi về nguồn thông tin,
người truy cập nên có một vài phân tích, tìm hiểu thêm về nguồn thông tin và
người đăng tải như: Tìm kiến trực tuyến về nguồn thông tin đó trên các trang
mạng chính thống để điều tra thêm về nội dung đăng tải của đối tượng. Kiểm tra nguồn
gốc hình ảnh hoặc video đính kèm các nguồn tin được đăng tải (nếu có) làm cơ sở
xác định tính xác thực của nguồn tin đó. Kiểm tra hồ sơ và những tài khoản mạng
xã hội khác của đối tượng để xác định “chân dung” về đối tượng ... Việc này có
ý nghĩa rất uqna trong và sẽ giúp ích rất nhiều tới việc ngăn chặn những thông
tin xuyên tạc, sai lệch bị phân tán trên mạng xã hội.
Hành vi chia sẻ mà không suy nghĩ thấu đáo dường như là vấn
nạn của tình trạng sử dụng mạng xã hội thiếu cẩn trọng. Chính vì vậy, trước khi
bình luận và chia sẻ một nguồn tin nào đó, xin hãy cẩn trọng, kiềm chế cảm xúc
bản thân, dành chút thời gian để suy ngẫm xem rằng “thông tin này có thật hay
không”? Có như vây chúng ta mới hạn chế được vấn nạn thông tin xuyên tạc, sai
lệch bị phát tán tràn nan trên mạng xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét