Một số người lập luận rằng, thế giới
hiện nay đang là thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc
gia, dân tộc có mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế theo họ cho
rằng, Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không”
(không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước
kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để
chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan
hệ quốc tế) là “tự trói tay mình”, là chính sách “không phù hợp với thực tế, cần
phải thay đổi”, nếu không thì không thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền của đất
nước.
Họ
xuyên tạc chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, cân bằng quan hệ với các nước lớn
của Việt Nam, lợi dụng một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian
qua, để nói Việt Nam đã “nghiêng về bên này để chống bên kia”, đã “từ bỏ” chính
sách đối ngoại độc lập, tự chủ của mình.
Các
thế lực thù địch và một số phần tử cơ hội trắng trợn xuyên tạc rằng, Việt Nam
muốn bảo vệ được độc lập, chủ quyền thì phải dựa vào một cường quốc, “chỉ có
liên minh quân sự với một cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển,
đảo”. Song, những luận điệu và sự “tâm huyết” này đều thể hiện một thái độ và
cái nhìn thiếu thiện chí, méo mó, sai lệch và thù địch đối với các chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước ta và tình hình thực tiễn của Việt Nam.
Nội
dung và chiêu thức xuyên tạc của các thế lực thù địch trong nhiều trường hợp tưởng
như mâu thuẫn nhau, nhưng thực chất là đều nhằm xuyên tạc, chống phá đường lối,
chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước ta, chống phá cách mạng
Việt Nam. nhưng những luận điệu này cũng có thể khiến một bộ phận cán bộ và
nhân dân ta hoang mang, dao động, từ đó suy giảm niềm tin vào đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn cho Việt Nam trong các hoạt động
đối ngoại và xử lý các mối quan hệ quốc tế./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét