Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Nhân tố chủ quan cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

 


 Vai trò của C.Mác và Ph.Angghen trong sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học

C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) trưởng thảnh ở một quốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật của Feuerbach và phép biện chứng của Hegel.

Bằng trí tuệ uyên bác, các ông đã tiếp thu với một tình thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cồ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước đã để lại; sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động..., tất cả những điều đó đã giúp các ông nhận thức được bản chất của nhũng sự kiện kinh tế - xã hội, chính trị-xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Trên cơ sở kế thừa các giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, bằng sự quan sát, phân tích với một tình thần khoa học những sự kiện đang diễn ra.., C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng bước phát triển học thuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mi.

Ba phát kiến lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại từ không tưởng trở thành khoa học, đó là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Học thuyết giá trị thặng dư; Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. (Nhờ hai phát kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch sửhọc thuyết giả trị thặng dư, các ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - đây được coi là phát kiến lớn thứ ba của C.Mác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét