Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Nhân tố chủ quan phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

 


 Thi kỳ từ năm 1848 đến Công xã Pari năm 1871: Đây là thời kỳ đánh dấu sự ra đời và bước đầu bổ sung phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác - Ăngghen

 Thời kỳ sau Công xã Pari đến năm 1895: C.Mác và Ph.Ănghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoạ học trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari

V.I.Lênin (1870-1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp cách mạng và khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen; tiếp tục bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và trong hoàn cảnh mà chủ nghĩa Mác đã giành ưu thế trong phong trào công nhân quốc tế. Nếu công lao của C.Mác và Ph.Ăngghen là làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học thì công lao của V.I.Lênin là đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực, được đánh dấu bằng sự ra đòi của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Nhà nước Xôviết (1917).

 Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Mười Nga

Trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, phân tích và tổng kết một cách nghiêm túc các sự kiện lịch sử diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.

Gắn hoạt động lý luận với thực tiễn cách mạng, V.I.Lênin trực tiếp lãnh đạo Đảng ca giai cấp công nhân Nga nhằm tập hợp lực lượng đấu tranh chống chế độ chuyên chế Nga hoàng, tiến tới giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga.

 Thời kỳ sau Cách mạng Tháng Mười Nga

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, V.I.Lênin đã tiếp tục bổ sung phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học: chuyên chính vô sản; về thòi kỳ quá độ chính trị từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản… xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét