Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Những điều kiện khách quan cho sự ra đòi của chủ nghĩa xã hội khoa học

 


 Điều kiện kinh tế - xã hội

Vào những năm 40 của thế kỳ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đi và phát triển của nền đại công nghiệp. Đại công nghiệp phát triển ngày càng làm cho lực lượng sản xuất phát triển đạt trình độ xã hội hóa ngày càng cao, dẫn tới mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa (dựa trên chế độ tư hữu) ngày càng gia tăng.

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản - biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng quyết liệt. Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thi kỳ này đã gặp nhiều tồn thất do thiếu lý luận khoa học về cách mạng soi đường, dẫn lối. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Diều kiện đó không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự nh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động đi lên của lịch sử.

 Tiền đề khoa học

Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học: tạo nền tảng cho phát triển tư duy lý luận.

Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.V.Lomonosov (1711-1765) người Nga và Robert Mayer (1814-1878) người Đức; Học thuyết tế bào của nhà thực vật học người Đức Matthias Jakob Schleiden (1804-1881) và nhà vật lý học người Đức Theodor Schwann (1810-1882); Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin (1809-1882), người Anh. Những phát minh này là cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đồng thời là cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị của các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học sau này.

Trong khoa học xã hội cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đó là triết học cổ điển Đức với tên tuồi của các nhà triết học vĩ đại: George Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831) và Ludwig Andreas Feuerbach (1804-1872); Kinh tế chính trị học c điển Anh với Adam Smith (1723-1790) và David Ricardo (1772-1823); đặc biệt là ba nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán đầu thế kỷ XIX: Saint Simon (1769-1825), Charles Fourier (1772-1837) và Robert Owen (1771-1858) đã tạo ra những tiền đề lý luận trực tiếp để C.Mác và Ph.Ănghen kế thừa, cải biến và phát triển thành chủ nghĩa xã hội khoa học. Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác mới chỉ dừng lại ở mức độ một học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng. Song vượt lên tất cả, những giá trị khoa học, cống hiến của các nhà tư tưởng đã tạo ra tiền đề tư tưởng - lý luận để C.Mác và Ph.Ẵnghen kế thừa, phát triển thành học thuyết khoa học - chủ nghĩa xã hội khoa học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét