Không chỉ giúp nhiều lao động nghèo, sinh viên mắc kẹt lại Hà Nội
có chỗ ở miễn phí, chị Hạnh còn không lấy tiền điện, nước, hỗ trợ họ một số nhu
yếu phẩm.
Vừa hoàn thiện nhà, chuẩn bị cho thuê, chị Nguyễn Thị Hạnh (32
tuổi, ngụ phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) phải ngừng mọi kế hoạch vì Hà Nội
thực hiện giãn cách xã hội do làn sóng dịch thứ 4 bùng phát.
Theo dõi mạng xã hội, thấy nhiều hoàn cảnh gặp khó khăn, không có
chỗ ở trong thời điểm này, đầu tháng 8, chị Hạnh bàn với chồng sử dụng khu nhà
mới xây làm nơi ở miễn phí cho những người cần.
"Dịch bệnh thế này, nhà tôi xây xong để không cũng phí nên
nếu có thể giúp được người khác thì rất tốt. Sau khi xin ý kiến và được sự ủng
hộ của phía chính quyền phường, tôi nhanh chóng thông báo về kế hoạch qua mạng
xã hội", chị Hạnh nói.
Chỉ sau ít ngày, bà chủ trọ bắt đầu nhận được những cuộc điện
thoại nhờ giúp đỡ.
Tính đến 14/8, gần như các phòng của tòa nhà đã có người đến ở,
mỗi phòng có 1-2 người, chủ yếu là lao động khó khăn, sinh viên bị kẹt lại Hà
Nội và gặp vấn đề về chỗ trọ.Vì mỗi phòng được thiết kế dạng chung cư mini khép
kín, rộng khoảng 20 m2, đầy đủ tiện ích như nhà vệ sinh, khu phơi đồ, bình nóng
lạnh, điều hòa, bếp và một số đồ cơ bản, khách trọ đảm bảo được việc giãn cách,
tránh tiếp xúc với người khác.
Không chỉ miễn phí chỗ ở, tiền điện, nước, chị Hạnh còn tặng một
số nhu yếu phẩm như gạo, rau củ và đồ dùng cá nhân cho những người mới chỉ gặp
lần đầu.
"Mọi người đến đây cũng rất có ý thức khai báo y tế, chấp hành
các quy định và giữ vệ sinh. Giữa thời điểm dịch bệnh khó khăn này, giúp được
người khác trong khả năng của mình, vợ chồng tôi thấy rất hạnh phúc".
Ngoài hoạt động ý nghĩa, từ 31/7, chị Hạnh còn đứng lên kêu gọi,
tặng thực phẩm cho nhiều hộ khó khăn và cùng một số bạn bè nấu các suất ăn trưa,
tối cho 5 chốt kiểm soát dịch trên địa bàn, tổng cộng khoảng 100 suất/ngày.
Thi thoảng có chốt cần tăng cường trực đêm, chị và nhóm thiện
nguyện cũng sẵn sàng chuẩn bị bữa phụ tiếp sức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét