Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

NIỀM TIN CHIẾN THẮNG

 Hiếm có một dân tộc nào trên thế giới như dân tộc Việt Nam mà truyền thống đoàn kết, nhân văn, nhân đạo, tinh thần tương thân tương ái đã thấm sau vào máu của mọi người dân. Điều đó được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta. Truyền thống đó đã được phát huy một cách triệt để, tạo nên sức mạnh vô song, giúp cho dân tộc Việt Nam đánh thắng mọi kẻ thù hung bạo; vượt qua mọi điều kiện khốc liệt do thiên tai, địch họa. Những giá trị truyền thống tốt đẹp đó của nhân dân Việt Nam tiếp tục được phát huy và được thể hiện một cách sinh động trong cuộc chiến chống đại dịch Covid -19.

Thời gian qua, tình hình Covid – 19 đang diễn ra hết sức phức tạp trên phạm vi cả nước từ Bắc vào Nam với tốc độ lây lan nhanh và phạm vi ngày càng rộng, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh với số ca bệnh tăng cao nhất cả nước và từ Thành phố Hồ Chí Minh, dịch đã lan ra nhiều tỉnh xung quanh qua hai địa điểm chợ dầu mối Móc Môn và Bình Điền làm cho tình hình dịch ở khu vực phía Nam ngày càng phức tạp hơn. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hạn chế sự lây lan tiến tới đẩy lùi dịch bệnh trong cộng đồng. Đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố bị xáo trộn và gặp muôn vàn khó khăn, khó khăn nhất là việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm hằng ngày. Tuy nhiên chính trong khó khăn của dịch bệnh, một lần nữa truyền thống đoàn kết, tin thần tương thân, tương ái đã được phát huy cao độ khắp thành phố và trên phạm vi cả nước, với tinh thần “hướng về miềm Nam ruột thịt”.

Với truyền thống “thương người như thể thương thân”, ngay tại Sài Gòn và các tỉnh lân cận, đã có rất nhiều bếp ăn không đồng ngày đêm đỏ lửa để phục vụ những người ở các khu cách ly, phong tỏa. Hằng ngày, hằng giờ trên các con đường, các ngõ nhỏ, hay giữa trung tâm Thành phố xuất hiện nhiều hành động giúp đỡ, sẻ chia đong đầy yêu thương với những người dân gặp khó khăn trong mùa dịch, tạo nên sự lan tỏa tích cực trong xã hội. Đó là những suất cơm, thùng nước, tủ bánh mì miễn phí trên đường; những cây ATM gạo miễn phí, siêu thị - cửa hàng 0 đồng; điểm sửa xe, quán ăn miễn phí cho người nghèo, người khuyết tật. Qua đó, chăm lo vật chất, tinh thần cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, người dân trong khu vực phong tỏa và nhất là lực lượng trên tuyến đầu phòng, chống dịch; góp phần để người dân an tâm, vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Nhiều tấm lòng thơm thảo đã thể hiện tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”; các đội thiện nguyện quyên góp lương thực, thực phẩm của các cá nhân; các lực lượng tình nguyện trực tiếp đi cứu trợ các nơi bị phong tỏa. Những sạp rau đã tiến hành bán miễn phí cho nhân dân để lại bao sự cảm kích như câu chuyện về anh “Minh Râu” ở Biên Hòa, bán rau với giá rẻ như cho và phát rau miễn phí. Khi có người nói sao không tăng giá kiếm lời, anh đã nói rằng: “Kiếm tiền cả đời chứ đâu nhất thiết phải kiếm ngay lúc này đâu”. “Hướng về miền Nam ruột thịt”, nhân dân cả nước đã hăng hái ủng hộ bằng cả tinh thần và vật chất. Các tỉnh ở miền Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên, nhân dân đã chung tay quyên góp lương thực, thực phẩm với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, ai có gì góp nấy, ai có bí bầu góp bí bầu, ai có gạo góp gạo, ai có lạc góp lạc… Cứ như vậy mà đã có hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm đã được quyên góp. Chúng ta không khỏi xúc động khi hình ảnh những mẹ già dân tộc Pa cô ở Quảng Trị gùi bầu, bí hàng chục cây số đến các khu vực quyên góp, nhân dân Hà Tĩnh thức trắng đêm để làm những hũ muối lạc để gửi vào miền Nam, những em nhỏ đập heo đất lấy tiền lì xì để ủng hộ nhân dân miền Nam chống dịch, hay những cụ già chống gậy mang mì tôm và tiền tiết kiệm để ủng hộ, nhiều gia đình đã ủng hộ cả trang trại rau, quả với giá trị hàng trăm triệu đồng để đưa rau xanh về với nhân dân miền Nam…

Có thể nói tinh thần “hướng về miền Nam ruột thịt” đã lan tỏa khắp cả nước, người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc. Chính vì vậy mà trong thời gian kể từ khi làn sóng Covid lần thứ Tư bùng phát, đã nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng trăm tấn lương thực thực phẩm; hàng ngày có hàng chục chuyến xe ân tình nối đuôi nhau mang tình cảm của nhân dân cả nước vào với nhân dân Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai. Hàng hóa chỉ đơn giản là bầu, bí, mì gói, lạc… nhưng chứa đựng trong đó tình cảm chân thành, sự sẻ chia sâu sắc nhân dân cả nước đối với miền Nam, với mong muốn nhân dân miền Nam ruột thịt vơi đi khó khăn để vượt qua đại dịch. Khi lũ lụt khó khăn, nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước hướng về miền Trung, giờ miền Nam khó khăn do đại dịch, nhân dân miền Trung và nhân dân cả nước lại hướng về miền Nam với sự chân thành và sự sẻ chia sâu sắc. Đó chính là sự phát huy tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng, truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời xưa của dân tộc Việt Nam.

Cùng với đó, các địa phương ở phía Bắc đã cử hàng ngàn cán bộ y tế vào Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Tháp để cùng chung tay chống dịch. Nhiều tỉnh đã chủ động đón các công dân ở Sài Gòn, Bình Dương và Đồng Nai… về quê hương với mong muốn để họ vượt qua khó khăn như Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định... Điều đó càng chứng minh cho tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, tinh thần đoàn kết khó khăn hoạn nạn có nhau.

Có thể nói trong đại dịch, tình người càng lan tỏa, tinh thần đoàn kết càng được phát huy, đó cũng chính là những minh chứng đập tan các luận điệu xuyên tạc của ác thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét